Việc xử lý các ngân hàng yếu kém vốn luôn “dậm chân tại chỗ” trong nhiều năm qua, nay lại đang được hâm nóng trở

Một phần của tài liệu TG-file-tong-1 (Trang 50 - 52)

chỗ” trong nhiều năm qua, nay lại đang được hâm nóng trở lại với Chỉ thị 01 ngày 8/2/2022 của Thủ tướng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng đây là vấn đề khó xử lý dứt điểm.

Một giải pháp nữa cũng được nhắc đến khi Luật các tổ chức tín dụng năm 2017 có hiệu lực là phá sản ngân hàng yếu kém. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là quy định dự kiến, phòng ngừa rủi ro cho các phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, khơng phải tập trung cho phá sản.

Luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng năm 2017 đã có nhiều quy định tạo thuận lợi hơn mơ hình “ngân hàng trong ngân hàng” đã tạo điều kiện để khoanh vùng, hạn chế tác động tiêu cực đối với bên nhận sáp nhập, nhận chuyển giao, cũng như một cơ chế hỗ trợ thúc đẩy tái cơ cấu sau đó.

Tuy nhiên vẫn cịn những thách thức nhất định trong quá trình cơ cấu lại hệ thống NHTM, tập trung ở một số điểm như vốn chủ sở hữu của nhiều ngân hàng vẫn ở mức thấp; nợ xấu dù đã được kiểm soát nhưng chưa được xử lý một cách triệt; chất lượng quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro chưa cao; mức độ minh bạch thấp khi tình hình kinh doanh của các ngân hàng này nhiều năm nay đều nằm trong “vịng bí mật”.

Do đó, dù liên tục phát đi thơng điệp nhưng nhìn vào thực chất có thể nói việc xử lý các ngân hàng yếu kém vẫn còn nhiều ngổn ngang. Thực tế đã chứng minh rất rõ ràng khi 7 năm trơi qua nhưng mọi thứ khơng có tiến triển mới, quá trình phục hồi vẫn “dậm chân tại chỗ”.

Ngân hàng Đại Dương - Ocean Bank được NHNN mua lại với giá 0 đồng 3 ngân hàng được bán với giá 0 đồng

Như đã nói ở trên, việc Chỉ thị số 01 ngày 8/2/2022 của Chính phủ được ban hành lại một lần nữa dấy lên hy vọng cho các ngân hàng 0 đồng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng, với đặc trưng gắn với những người chủ cũ về phương diện tín dụng và nhiều vấn đề khác thì việc xử lý có khả năng tiếp tục nằm ở chỗ “hô khẩu hiệu”.

Theo một chuyên gia kinh tế, cách xử lý với ngân hàng yếu kém ở nhiều nước là cho phá sản. Tuy nhiên, với ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt ở nước ta, việc phá sản sẽ gây tốn kém cho ngân sách Nhà nước.

Dẫn chứng cho “sự tốn kém” này, vị chuyên gia cho biết, đầu thập niên 90, nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu giảm tốc sau giai đoạn tăng trưởng như vũ bão trước đó khiến nhiều ngân hàng phải nộp đơn xin phá sản.

Trong giai đoạn từ 1991-2001, Nhật Bản đã phải xử lý 180 trường hợp vỡ nợ của các tổ chức tín dụng trong đó có 20 ngân hàng cỡ lớn và trung bình, 26 ngân hàng Shinkin (hoạt động như mơ hình quỹ tín dụng trên một địa bàn nhất định) và 134 ngân hàng Shinkumi (hoạt động như hợp tác xã tín dụng theo từng ngành nghề và không giới hạn địa bàn).

Hoạt động này đã tiêu tốn của quốc gia này hàng trăm tỷ USD (chỉ riêng hai ngân hàng Chogin và Nissaigin đã phải hỗ trợ tài chính lên đến 17.149 tỷ yên, tương đương 171 tỷ USD). Chưa kể còn phải áp dụng nhiều biện pháp ổn định hệ thống, giữ lịng tin của người gửi tiền. 

Do đó, việc xử lý các ngân hàng yếu kém khơng phải câu chuyện dễ dàng. Nhất là trong bối cảnh “nợ xấu của các ngân hàng này khơng dễ địi, thu hút tiền gửi cũng kém, muốn bán cho nước ngoài cũng kén nhà đầu tư”, vị chuyên gia này cho biết.

Xoá lỗ luỹ kế cho các ngân hàng này cũng là một yếu tố quan trọng trong công tác tái cơ cấu. Và để làm được việc này cũng là rất khó. Bởi để xử lý lỗ lũy kế, thì điều kiện tiên quyết là phải giải quyết nhanh các thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp để thanh lý tài sản thế chấp nhằm thu hồi nợ và làm sạch bảng cân đối tài sản.

Trong khi đó, việc bán tài sản của các ngân hàng này rất khó khăn, vì hầu hết dính đến tranh chấp, đại án… Ngay cả với chính các ngân hàng thương mại đang hoạt động bình thường thì cơng tác bán tài sản đảm bảo thu hồi nợ xấu cũng khơng hề dễ dàng.

Do đó, để xử lý dứt điểm được các vấn đề của những ngân hàng 0 đồng không chỉ là quy định về Luật mà cịn phải có thêm các chính sách hỗ trợ khác, chừng nào các yếu tố này chưa hồn thiện thì vẫn khó xử lý các ngân hàng yếu kém.

50 TẠP CHÍ THƯƠNG GIA

Sau năm 2021 tăng trưởng tích cực, thị trường chứng khốn 2 tháng đầu

năm 2022 diễn biến trồi sụt. Chỉ số chính Vn-Index dao động quanh ngưỡng 1.500 điểm, chưa tìm kiếm được động lực bứt phá trong bối cảnh có nhiều biến số khó lường cả trong và ngồi nước như dịch bệnh tăng cao đột biến, xung đột Nga – Ukraine leo thang khiến thị trường vốn dĩ đã phức tạp lại càng khó khăn hơn trong việc xác định xu hướng.

Một phần của tài liệu TG-file-tong-1 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)