VIÊN CỦA TIỆM VÀNG, NHƯNG LÝ LONG THÂN ĐÃ BIẾT NẮM BẮT ĐƯỢC THỜI CƠ KHI GIÁ VÀNG LÊN - XUỐNG ĐỂ ĐẦU TƯ HƯỞNG TIỀN CHÊNH LỆCH. VỐN “LẬN LƯNG” ĐƯỢC TÍCH LŨY TỪ ĐĨ, CỔ PHẦN CỦA TIỆM VÀNG CÙNG VỚI LỢI NHUẬN CŨNG ĐƯỢC NHÂN LÊN… VÀ THẾ LÀ, LÝ LONG THÂN VỚI BIỆT TÀI KINH DOANH ĐÃ TỰ GÂY DƯNG DANH XƯNG “VUA HAI NGAI” CHO MÌNH.
trị); Trần Thành (Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị) và Vương Cam là Tổng Giám đốc. Những năm 60, 70 của thế kỷ trước thị trường sắt thép miền Nam chỉ có Vikimco và Visaco là cán thép để sản xuất ra các loại sắt thanh, sắt tròn, sắt chữ I, chữ L… dùng trong xây dựng, nhưng quy mô và năng lực sản xuất của Công ty Vikimco thua xa so với Công ty Visaco của Lý Long Thân. Sản phẩm sắt thép do Công ty Visaco sản xuất vừa đảm bảo chất lượng, vừa đạt năng suất cao đã chiếm lĩnh hầu hết thị phần sắt thép miền Nam và phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu, trong đó Nhật Bản, Hàn Quốc là hai thị trường rất ưa chuộng loại sắt thép thành phẩm của Công ty Visaco. Sự phát triển phi mã của Công ty Visaco đã đem lại nguồn lợi nhuận khếch xù cho Lý Long Thân, với số vốn tính đến năm 1974 lên tới 600 triệu đồng (một số tiền khổng lồ thời điểm ấy) và ông được mệnh danh là ông “vua sắt thép”. Từ đó Lý Long Thân trở thành vị doanh nhân, thương gia duy nhất nhận được danh xưng “vua hai ngai”, thâu tóm gần như tồn bộ thị trường vải sợi và thép ở miền Nam.
Báo chí trước 1975 ở Sài Gòn nhận xét, trong kinh doanh,Lý Long Thân là người vô cùng nhạy bén với thời cuộc và có nhiều quyết định táo bạo, tạo nên những bước ngoặt có tính đột phá và cực kỳ phát đạt. Khi Chính quyền Việt Nam Cộng Hịa (VNCH) đưa ra các khẩu hiệu nhằm chấn hưng kinh tế như: “Bình định và phát triển nơng thơn”, “Cách mạng trong sản xuất lúa gạo”, “Thay sức người bằng sức máy”, Lý Long Thân đã chớp ngay lấy thời cơ hội này để mở ra hàng chục công ty con với mục đích nhập khẩu ồ ạt các loại máy móc nơng ngư cụ và hàng tiêu dùng cung cấp cho thị trường.
Lý Long Thân cho nhập khẩu nhiều nhất là các máy nông cụ, tại dãy nhà kho nơng ngự cụ ở Phú Thọ Hịa, lúc nào cũng có sẵn hàng trăm chiếc máy cày của hai thương hiệu nổi tiếng Kohler và Kubota (Nhật Bản). Ngoài ra, trong bất cứ thời điểm nào ở hệ thống nhà kho khổng lồ trên đường Mạc Vân, bên kia cầu Sài Gòn đều chứa đầy các loại hàng tiêu dùng, nhất là các loại phụ tùng xe máy, với giá trị lên tới hàng trăm triệu đồng (một số tiền rất lớn thời ấy).
Sau năm 1975, Lý Long Thân và gia đình chuyển sang Mỹ định cư, để lại đằng sau những vang bóng một thời của danh xưng “vua hai ngai” ở Sài Gòn – Chợ Lớn trước 1975.
68 TẠP CHÍ THƯƠNG GIA
SAU EM EM LÀ