Không biết tự bao giờ Tháng Ba được những người phụ nữ mong chờ nhất trong năm Tháng của con ong đi lấy mật, của

Một phần của tài liệu TG-file-tong-1 (Trang 73 - 76)

mong chờ nhất trong năm. Tháng của con ong đi lấy mật, của những tia nắng sau nhiều ngày ẩn mình của mùa đơng giá rét đã bừng lên, của những lời tình u được cất lên cùng những bó hoa tươi thắm…

TRẦN LÊ

Vào cái Tháng Ba rộn ràng ấy có hai người phụ nữ cùng là học trị của hoạ sĩ Hải Kiên, cùng có phong cách hội họa hiện thực (pha ấn tượng), cùng có những năm tháng miệt mài với một chuyên môn khác và nhiều những hoạt động văn hóa nghệ thuật cống hiến cho cộng đồng lại bỗng nảy sinh bày một triển lãm tranh sơn dầu tại 16 Ngô Quyền Hà Nội.

Người đầu tiên là nhà giáo Lê Thiếu Ngân, con gái của nhiếp ảnh gia nổi tiếng Lê Vượng (người đã nhận nhiều giải thưởng danh giá về nhiếp ảnh). Bà là tiến sĩ ngữ văn. Sau tu nghiệp ở Nga, bà về nước giảng dạy tại khoa Ngơn ngữ & Văn hố Nga, dạy hệ đại học và cao học thạc sỹ cho đến khi nghỉ hưu. Bà cũng là chủ nhiệm bộ mơn Ngơn ngữ và Văn hóa Nga. Chồng bà nguyên là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phú Bình, từng có các nhiệm kỳ đại sứ ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong vai trò phu nhân đại sứ, bà đã tham gia các hoạt động quảng bá văn hoá Việt Nam, các hoạt động ngoại giao và các hoạt động của phu nhân ngoại giao tại nước sở tại; dạy tiếng Việt cho trường đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc; tổ chức lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản; tổ chức cuộc Gặp gỡ mùa thu (Vietnam Autumn Cutural Meeting) cho hội Phụ nữ châu Á - Thái Bình dương tại đại sứ quán. Bà từng học vẽ tranh Thuỷ Mạc và trưng bày phòng tranh tại đại sứ quán cũng như tham gia triển lãm tranh thường niên tại Tokyo.

Bà là người yêu thích nghệ thuật và hoạt động tích cực cho việc quảng bá nghệ thuật.Với sự bảo trợ của hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài và hội Hữu nghị Việt - Nhật, bà đã mở ra một không gian nghệ thuật hoạt động hàng tháng, từ năm 2014 đến nay. Hoạt động này giúp cho các nghệ sĩ, các giảng viên nghệ thuật được biểu diễn, giảng dạy thường xun hơn và nhờ đó cơng chúng yêu nghệ thuật được mở rộng tiếp cận hơn với các loại hình nghệ thuật âm nhạc, hội họa… Qua hoạt động nghệ thuật ở đây hình ảnh Việt Nam được quảng bá rộng rãi hơn, ngoại giao văn hóa cũng có thêm một kênh tích cực.

Lê Thiếu Ngân người Hà Nội gốc, sống tại phố Trần Quốc Toản, trong mơi trường văn hóa của gia đình lại có năng khiếu nên bà có con mắt thẩm

Họa sỹ LÊ THIẾU NGÂN (bên trái) và họa sĩ TRẦN THỊ TRƯỜNG.

72 TẠP CHÍ THƯƠNG GIA

Chùm tranh của họa sĩ TRẦN THỊ TRƯỜNG

mỹ, dễ dàng tiếp nhận những bài học cơ bản về hội họa. Bà đã có những hoạt động nổi bật trong lĩnh vực hội họa và ngoại giao:

Tham gia triển lãm nhóm hàng năm tại Tokyo, Nhật Bản (từ 2008 - 2011)

 Trưng bày phòng tranh cá nhân tại đại sứ quán Việt Nam, Tokyo, Nhật Bản  Triển lãm tranh cá nhân tại Gallery Thu Hương, năm 2014

 Triển lãm nhóm với các hoạ sỹ tại nhà văn hố quận Hoàn Kiếm, 12/2020: “Phụ

nữ vẽ phụ nữ. Phụ nữ vì hồ bình“

 Triển lãm nhóm tại đại sảnh bộ Ngoại giao 3/2021: Sắc xuân

Có tranh Mèo Con trưng bày tại bảo tàng Mỹ thuật thành phố Pusan, Hàn Quốc. Tranh Sen Hồng trưng bày tại bảo tàng Mỹ thuật thành phố Okinawa, Nhật Bản. Tranh Sen trưng bày tại bảo tàng tỉnh Phú Yên.

Tặng tranh cho Bệnh viện Hữu nghị, bệnh viện Đại Học Y, đồn Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh.

 Có tranh trong bộ sưu tập của một số cá nhân trong và ngoài nước.

Người thứ hai là nhà văn - họa sĩ Trần Thị Trường.

Bà từng học đại học Mỹ thuật Cơng nghiệp khóa 1973-1978 nhưng khơng tốt nghiệp. Do hồn cảnh gia đình (chồng cũng là họa sĩ nên đời sống rất khó

khăn) nên thời trẻ, bà bỏ học, bôn ba kiếm sống khắp nơi, từ Bắc vào Nam, sang Bulgari và các nước Đông Âu làm đủ mọi nghề. Sau, về nước làm báo, viết văn, tổ chức các show ca nhạc của Trần Tiến, Ngọc Tân, làm chuyên gia quyền tác giả âm nhạc tại trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam cùng nhạc sĩ Phó Đức Phương cho đến năm 2017. Bà còn làm ở Cà phê thứ 7 với nhạc sĩ Dương Thụ từ năm 2018 đến năm 2021, chuyên bình luận về điện ảnh qua các tác phẩm được tình chiếu tại đây.

Bà có con gái lấy chồng người Mỹ gốc Do Thái, có hai cháu ngoại. Gia đình con gái bà sống tại Santa Cruz - Hoa Kỳ nên bà thường qua lại Mỹ và Italia… Mỗi lần đi là một lần bà đến với các bảo tàng mỹ thuật. Điều đó thơi thúc bà quay lại với hội họa. Năm 2019, bà gặp họa sĩ Hải Kiên và theo học vẽ từ đó đến nay. Vừa học vừa sáng tác với sự hướng dẫn tận tình của họa sĩ nên chỉ sau 8 tháng, Trần Thị Trường

đã có triển lãm lần I bày 48 bức tranh tại nhà Triển lãm Ngô Quyền - một triển lãm để lại nhiều ấn tượng cho người thưởng thức và giới chuyên môn. Bà cũng tham gia rất nhiều triển lãm nhóm. Bà cũng có một khơng gian nghệ thuật tại nhà mang tên Phố Hoài, đây là nơi trưng bày toàn bộ sáng tác hội họa của bà và của bạn bè, đồng thời là nơi giao lưu giữa tác giả và người muốn sở hữu tác phẩm. Tranh của bà được đông đảo bạn bè sưu tập… Trong 3 năm cầm bút trở lại, Trần Thị Trường mỗi ngày một “chín” thêm trong nghề. Rất nhiều chân dung văn nghệ sĩ, nhà chính trị, ngoại giao, bác sĩ, luật sư… đã được Trần Thị Trường thể hiện thành công: nhà thơ Xuân Quỳnh, Đoàn Ngọc Thu, Trần Kim Hoa… Kamala Harris - phó tổng thống Hoa Kỳ, Võ Thị Ánh Xuân - phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, các nhà ngoại giao Nguyễn Phương Nga và Nguyễn Thị Thanh Hà, luật sư Ngô Bá Thành, ca sĩ Ngọc Tân, cellist Ngơ Hồng Qn, nhạc trưởng Lê Phi Phi…

Trần Thị Trường là hội viên “mới toe” của hội Mỹ thuật Việt Nam được kết nạp cuối tháng 12/2021.

Cũng như Lê Thiếu Ngân, Trần Thị Trường dành nhiều cảm xúc cho các bức tĩnh vật. Tranh tĩnh vật của hai bà giàu nữ tính và truyền cảm, dồi dào năng lượng tích cực cho cơng chúng thưởng ngoạn. Cả hai họa sĩ đều tích cực hoạt động cho phát triển văn hóa xã hội và từng tham ra đóng góp bằng các hình thức, nhất là việc tặng tranh để đấu giá bán lấy tiền gây quỹ từ thiện, hoặc tặng trực tiếp cho các chương trình đem nghệ thuật đến bệnh viện để chia sẻ năng lượng tích cực.

Trong triển lãm lần này, mỗi người bày 40 bức tranh khổ nhỏ và vừa, kích thước có vẻ như phản ánh tâm sự của tác giả và phù hợp với tâm lý và không gian của các ngôi nhà của người Hà Nội…

74 TẠP CHÍ THƯƠNG GIA

Kgiới bên ngồi phần lớn được lấp đầy bởi văn hóa Liên Xơ. Trẻ con được nghe kể những câu chuyện Hồng Quân vệ quốc, được đọc sách “Thép đã tôi như thế đấy”, “Sông Đông êm đềm”, “Chiến tranh và hịa bình”, được học hát “Kachiusa” và nghe lỏm “Chiều Mạc Tư Khoa” từ chiếc đầu đĩa than rè nhà hàng xóm. Đó là những thế hệ được bơm vào lồng ngực thứ “huyết tương” Liên Xô, họ nâng niu bàn là, xoong chảo, nồi áp suất, dây may-so, bình đá, quạt tai voi Liên Xô như những thứ đồ xa xỉ và mường tượng về quảng trường Đỏ, cung điện Mùa Đơng như thể lâu đài trong cổ tích. So với thực trạng khốn khó của đa số những gia đình Việt thuở ấy, khi cơm độn tồn khoai và sắn thì Liên Xơ, nơi những cánh đồng lúa mì trải dài bất tận, những bà già phúc hậu choàng tấm khăn màu sắc ngồi trên ghế bành đan len với giỏ bánh mì tràn đầy thơm phức, những cậu bé diện áo sơ mi quần short tây, những cô bé mặc váy - yếm ngắn và khăn quàng đỏ… trở thành hình ảnh về một cuộc sống đáng mơ tưởng biết bao.

Rồi có qng thời gian, người Việt đổ xơ sang Liên Xô - sau này là Nga, từ du học sinh, thương nhân cho đến dân xuất khẩu lao động. Đầu những năm 80 là thời điểm du học sinh Việt sang Liên Xô học tập và tu nghiệp rất đơng, nhóm này thường mang khối óc và tri thức về làm việc tại quê nhà. Cũng có những nhóm thương nhân xuất hiện và làm giàu trong giai đoạn Liên Xô đặc biệt thiếu thốn hàng tiêu dùng, khi người dân bản địa thừa thãi bàn là và nồi áp suất nhưng khát khao từ những chiếc quần jean tàu cho đến đồng hồ Seiko Nhật. Những chuyến đổ buôn thời ấy lãi không kể siết. Và có cả những nhóm dân tứ xứ dạt sang theo hình thức xuất khẩu lao động, làm việc trong những nhà máy, công xưởng, được trả lương đầy đủ và gom góp từng đồng gửi về quê. Theo đại sứ quán, dòng kiều hối mỗi năm rất khả quan.

Mỗi thứ đồ Liên Xô khi ấy về đến Việt Nam đều vơ cùng q giá, trong đó có cả những chiếc đồng hồ. Khoảng thập niên 60-80 của thế kỷ

Một phần của tài liệu TG-file-tong-1 (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)