Chương 2 KINH TẾ CỦA HUYỆN YÊN LẬP NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
2.1. Tình hình sở hữu ruộng đất ở huyện Yên Lập nửa đầu thế kỉ XIX
2.1.3. So sánh sở hữu ruộng đất ở Yên Lập theo địa bạ Gia Long 4 (1805) và
Mệnh 21 (1840)
Dưới thời vua Gia Long và Minh Mệnh, trong khoảng 35 năm giữa hai thời điểm 1805-1840, ở n Lập khơng có sự thay đổi lớn về quy mơ cũng như tình hình sở hữu. Tuy nhiên để có cái nhìn rõ hơn về tình hình ruộng đất ở Yên Lập trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX chúng tôi đã sử dụng địa bạ của 5 xã đều được lập tại hai thời điểm Gia Long 4 và Minh Mệnh 21 để so sánh. Đó là địa bạ các xã Sa Lung, Bạn Lữ, Vân Bán, Thu Ngạc, An Dưỡng. Qua việc tìm hiểu có thể làm rõ được những thay đổi quan trọng trong vấn đề sử dụng đất đai cũng như tình hình sở hữu ruộng đất ở Yên Lập thời Nguyễn trong gian đoạn nửa đầu thế kỷ XIX. Qua xử lý, tổng hợp và thống kê số liệu của địa bạ, tình hình ruộng đất của 5 xã như sau:
Bảng 2.11. Bảng so sánh sự phân bố các loại ruộng đất
Đơn vị tính: Mẫu, sào, thước, tấc, phân
Loại ruộng Diện tích Gia Long 4 (1805) Tỷ lệ % Diện tích Minh Mệnh 21 (1840) Tỷ lệ %
Thực trưng - Tư điền 49.8.05.1.0 49.8.05.1.0 22,68 22,68 103.5.11.6.0 103.5.11.6.0 47,13 47,13 Lưu hoang - Tư điền 168.8.08.2.0 168.8.08.2.0 77,32 77,32 106.1.01.7.0 106.1.01.7.0 52,87 52,87 Tổng 219.6.13.3.0 100% 219.6.13.3.0 100%
Nguồn: Thống kê 5 địa bạ Gia Long 4 (1805) và 5 địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) của 5 xã Sa Lung, Bạn Lữ, Vân Bán, Thu Ngạc, An Dưỡng.
Sau 35 năm (1805 - 1840) tổng diện tích ruộng đất của 5 xã không thay đổi vẫn giữ mức 219 mẫu 6 sào 13 thước 3 tấc. Tuy nhiên phần thực trưng tăng 54 mẫu (103mẫu - 49mẫu = 54 mẫu). Cùng với đó ruộng đất lưu hoang đã giảm do được phục trưng (hơn 62 mẫu) để canh tác. Điều đó chứng tỏ q trình tư hữu hóa ruộng đất vẫn tiếp tục diễn ra trong giai đoạn này. Những cố gắng của nhà Nguyễn nhằm tăng quỹ ruộng đất công đã không phát huy tác dụng ở huyện miền núi Yên Lập, ruộng đất cơng vẫn tiếp tục “vắng bóng” trong thời gian này.
- Tình trạng sở hữu ruộng đất tư
Để thấy rõ sự biến đổi trong mức độ sở hữu của các chủ tư hữu chúng tôi đã lập bảng so sánh sau:
Bảng 2.12. So sánh quy mô sở hữu ruộng tư
Đơn vị tính: Mẫu, sào, thước, tấc, phân
Quy mô sở hữu
Gia long 4 (1805) Minh Mệnh 21 (1840) Số chủ Diện tích sở hữu Số chủ Diện tích sở hữu
% % % % < 1 mẫu 5 2.1.05.0.0 6 3.1.01.4.0 41,67 4,32 25,00 2,9 1 đến 5 mẫu 1 3.5.00.7.0 6 17.2.02.6.0 8,33 7,56 25,00 16,62 5 đến 10 mẫu 5 30.7.00.0.0 10 63.1.02.0.0 41,67 66,31 41,67 60,97 10 đến 20 mẫu 1 10.0.03.0.0 2 20.1.05.6.0 8,33 21,81 8,33 19,51 Tổng 12 46.3.08.7.0 24 103.5.11.6.0 100 100 100 100
Nguồn: Thống kê 5 địa bạ Gia Long 4 (1805) và 5 địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) của 5 xã Sa Lung, Vân Bán, Bạn Lữ, Thu Ngạc, An Dưỡng.
Quy mô sở hữu của các chủ ruộng thay đổi đáng kể. Năm 1840, tổng số chủ sở hữu tăng lên so với năm 1805 là 12 người nhưng sự gia tăng đó khơng được phân bố đồng đều vào các lớp chủ sở hữu.
Lớp chủ sở hữu dưới 1 mẫu giảm 16,67% về số chủ và 1,42% về diện tích. Nhưng trung bình sở hữu ruộng đất của một chủ lại tăng nhẹ từ 4 sào 4 thước lên 5 sào 2 thước 7 tấc 1 phân.
Lớp chủ sở hữu ruộng đất từ 1 đến 5 mẫu tăng thêm 16,67% số chủ và diện tích cũng tăng 9,6%. Nhưng bình qn sở hữu ruộng đất của một chủ lại giảm từ 3 mẫu 5 sào 7 tấc 5 xuống còn 2 mẫu 8 sào 10 thước 4 tấc 3 phân.
Lớp chủ sở hữu ruộng đất từ 5 đến 10 mẫu không tăng về số chủ (41,67%) Nhưng giảm nhẹ về diện tích 5,34%. Bình quân sở hữu ruộng đất của một chủ tăng rất ít từ 6 mẫu 1 sào 6 thước lên 6 mẫu 3 sào 1 thước 7 tấc (chỉ tăng hơn 2 sào).
Tương tự như vậy lớp chủ sở hữu ruộng đất từ 10 đến 20 mẫu tăng thêm 1 chủ (từ 1 lên 2 chủ) và cũng tăng về diện tích ruộng đất (từ 10 mẫu 3 thước lên 20 mẫu 1 sào 5 thước 6 tấc ). Do vậy bình quân sở hữu ruộng đất của một chủ cũng tăng 7 thước 3 tấc.
Bình quân sở hữu ruộng đất của một chủ ở Yên Lập thời Gia Long (1805) là 3 mẫu 8 sào 9 thước 8 tấc, nếu so với bình quân ruộng đất của một chủ sở hữu thời điểm Minh Mệnh (1840) là 4 mẫu 3 sào 2 thước 1 tấc thì rõ ràng bình quân sở hữu ruộng đất một chủ ở thời Minh Mệnh cao hơn 4 sào 2 thước 3 tấc. Điều này có thể lý giải do diện tích ruộng đất lưu hoang giảm xuống 62 mẫu, cùng với đó diện tích thực trưng tăng lên 54 mẫu, trong khi số chủ sở hữu tăng gấp đôi (từ 12 lên 24 người) thì diện tích sở hữu lại tăng hơn hai lần (103 - 46 = 57 mẫu) nên tổng diện tích ruộng đất chia ra cho các chủ sở hữu mới vì vậy cũng tăng lên.
Như vậy ở cả hai thời điểm, quy mô sở hữu của các chủ đều tập trung vào lớp thứ ba (từ 5 mẫu trở lên) với nửa số chủ nhưng chiếm tới hơn 80% diện tích ruộng đất
- So sánh quy mơ sở hữu của các nhóm họ
Trên cơ sở địa bạ của 5 xã tại 2 thời điểm Gia Long 4 và Minh Mệnh 21 chúng tơi đã thống kê được 9 nhóm họ.
Bảng 2.13. So sánh tình hình sở hữu của các dịng họ của 5 xã
Đơn vị tính: Mẫu, sào, thước, tấc, phân
Thứ
tự Nhóm họ
Năm Gia Long 4 Năm Minh Mệnh 21
Số chủ Tỷ lệ % Diện tích Tỷ lệ % Số chủ Tỷ lệ % Diện tích Tỷ lệ % 1 Đặng 1 8,33 6.0.03.4.0 13,04 2 Đinh 1 8,33 10.0.03.0.0 21,74 3 12,5 4.2.00.0.0 4,06 3 Hoàng 4 33,34 25.6.11.6.0 53,04 8 33,33 34.6.03.5.0 33,43 4 Lý 1 8,33 0.5.05.0.0 1,09 2 8,33 10.4.02.6.0 10,14 5 Phạm 2 16,67 0.7.00.0.0 1,52 2 8,33 4.9.04.2.0 4,73 6 Nguyễn 3 25,00 4.4.00.7.0 9,57 6 25,00 36.5.13.3.0 35,27 7 Hà 1 4,17 0.6.00.0.0 0,58 8 Đỗ 1 4,17 6.2.03.0.0 5,99 9 Phan 1 4,17 6.0.00.0.0 5,80 Tổng 12 100 46.3.08.7.0 100 24 100 103.5.11.6.0 100%
Nguồn: Thống kê 5 địa bạ Gia Long 4 (1805) và 5 địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) của 5 xã Sa Lung, Bạn Lữ, Vân Bán, Thu Ngạc, An Dưỡng.
Theo bảng 2.13, từ địa bạ Gia Long đến địa bạ Minh Mệnh tổng số chủ tăng thêm 12 người và số nhóm họ cũng tăng thêm 3. Nếu so sánh cụ thể từng nhóm họ thì thấy chỉ có 5 nhóm họ trùng nhau giữa hai thời điểm, ngoài ra trong địa bạ Gia Long 4 có 1 nhóm họ mà ở địa bạ Minh Mệnh 21 khơng có, hoặc ngược lại trong địa bạ Minh Mệnh lại có 3 nhóm họ khác mà ở địa bạ Gia Long khơng có. Tuy vậy, có một đặc điểm chung cho cả 4 nhóm họ khơng trùng lặp này là mỗi họ đều chỉ có 1 người. Điều đó cho thấy từ năm 1805 đến năm1840 ở huyện Trấn Yên những biến động về dân cư vẫn diễn ra. Trong 9 nhóm họ ở Yên Lập, xét về mức độ tư hữu là diện tích sở hữu trên tổng số chủ cao nhất ở thời điểm Gia Long 4 (1805) là nhóm họ Đinh (10 mẫu 3 thước), thấp nhất là nhóm họ Phạm (3 sào 7 thước 5 tấc). Nhưng đến năm Minh Mệnh 21 (1840) cao nhất lại là họ Đỗ (6 mẫu 2 sào 3 thước), thấp nhất là họ Hà (6 sào).
- Tình hình sở hữu ruộng đất của các chức sắc
Qua thống kê 5 xã có địa bạ 1805 và 1840 chúng tơi thấy có 10 chức sắc thời Gia Long 4 và 10 chức sắc thời Minh Mệnh 21. Cụ thể tình hình sở hữu của các chức sắc xem phụ lục:
Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy: Hệ thống chức sắc trong các xã thôn ở Yên Lập năm Minh Mệnh 21 giảm hơn so với năm Gia Long 4. Các chức sắc: xã trưởng, thơn trưởng, sắc mục khơng cịn nữa và thay vào đó là chức lý trưởng và hương trưởng. Tỷ lệ những chức sắc khơng có ruộng đất của Yên Lập tại hai thời điểm có địa bạ không thay đổi là 20%. Bên cạnh một số chức sắc khơng có sở hữu ruộng đất, những chức sắc sở hữu dưới 1 mẫu giảm (từ 50% xuống còn 10 %), còn số chức sắc sở hữu từ 1 đến 5 mẫu, từ 5 đến 10 mẫu đều tăng lên (từ 10% lên 30%). Nhìn chung cải cách hành chính của vua Minh Mệnh đã làm cho bộ máy nhà nước bớt đi sự cồng kềnh. Ruộng đất tập trung vào tay các địa chủ khá giả tăng từ 20% thời Gia Long lên 40% thời Minh Mệnh (nếu tính mức sở hữu từ 5 mẫu trở lên là địa chủ khá giả) nhưng phần lớn các chức sắc vẫn là những người sở hữu lớn về ruộng đất trong các làng xã.