Đơn vị tính: Mẫu, sào, thước, tấc, phân
Thứ tự Loại ruộng Diện tích
(mẫu.sào.thước.tấc.phân) Tỷ lệ % 1 Thực trưng - Tư điền - Công điền 243.0.03.2.1 238.5.03.0.0 4.5.00.2.1 40 39,26 0,74 2 Lưu hoang - Tư điền 363.6.01.5.0 363.6.01.5.0 60 60 Tổng 606.6.04.7.1 100%
Nguồn: Thống kê 13 địa bạ Minh Mệnh 21 (1840)
Từ số liệu trên cho thấy, với chính sách khai hoang của Minh Mệnh bằng cách có thưởng, phạt thích đáng đối với quan lại các cấp trong việc tổ chức nhân dân khai phá ruộng đất hoang. Theo quy định năm 1836, “các viên chức từ xã trưởng, lý trưởng cho đến cai tổng, tri phủ, tri huyện, quan tỉnh, nếu biết khuyến khích nhân dân khai khẩn đất hoang, trong một năm nếu khai phá được từ 20 mẫu đã có thưởng, mức độ thưởng càng cao nếu khai hoang được nhiều ruộng đất. Nhưng ngược lại, trong một xã thôn, nếu để ruộng đất bỏ hoang từ 1 - 5 mẫu đã phải chịu hình phạt và tất nhiên nếu số lượng ruộng đất bị bỏ hoang càng lớn thì mức phạt càng tăng” [25, tr. 216-217]. Với các quy định về thưởng, phạt trên, vua Minh Mệnh đã đồng thời áp dụng cả sức ép hành chính lẫn khuyến khích bằng quyền lợi kinh tế và chính trị để đẩy mạnh cơng cuộc khẩn hoang. Chính vì vậy
cơng việc khai hoang dưới thời vua Minh Mệnh được đẩy mạnh và có hiệu quả làm tăng thêm diện tích canh tác. Bên cạnh các hình thức khai hoang, nhà nước còn ban hành nhiều biện pháp nhằm hạn chế tới mức thấp nhất hiện tượng ruộng đất đã được khai khẩn nhưng sau bị bỏ hoang. Ruộng đất của dân xiêu tán thì nhà nước áp dụng biện pháp khuyến khích họ trở về làng cũ và bảo vệ quyền sở hữu ruộng đất của họ. Mãi đến năm 1854 nếu dân lưu tán trước 1802 khơng chịu về q qn thì ruộng đất của họ mới bị trưng thu. Theo địa bạ năm 1840 sau 38 năm kể từ khi nhà Nguyễn được thành lập, từ chỗ cả huyện số ruộng lưu hoang chiếm tới 88,17% thời vua Gia Long thì đến thời vua Minh Mệnh (1840) cịn 60% diện tích, có xã khơng cịn diện tích lưu hoang nữa như xã Sa Lung, xã Thu Ngạc, xã An Sào.
- Tình trạng sở hữu ruộng đất tư