Chương 2 KINH TẾ CỦA HUYỆN YÊN LẬP NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
2.2. Chế độ tô thuế
Tơ thuế là nguồn tài chính chủ yếu của nhà nước dựa vào nguồn sở hữu ruộng đất của vương triều là chính, thế nhưng vào nửa đầu thế kỷ XIX, do ruộng đất công làng xã thuộc quyền sở hữu của nhà nước bị thu hẹp nghiêm trọng, triều Nguyễn do đó đặc biệt quan tâm đến nguồn thu từ tô thuế. Năm 1803, Vua Gia Long ban hành chế độ tô thuế mới, chia cả nước làm bốn khu vực để thu thuế ruộng đất, chia làm bốn loại ruộng đất để đánh thuế khác nhau. Các triều vua kế tiếp cũng có điều chỉnh, sửa chữa ít nhiều.
+ Khu vực 1: Gồm các phủ Quảng Bình, Triệu Phong, Điện Bàn, Thăng Hoa, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú n, Bình Hịa, Diên Khánh.
+ Khu vực 2: Gồm các địa phương Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ, phủ Phụng Thiên.
+ Khu vực 3: Gồm Yên Quảng, Hưng Hóa, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng.
+ Khu vực 4: Gồm Bình Thuận, Gia Định, Định Tường, Long Xuyên, Kiên Giang. [17, tr. 162].
Theo đó, mức thuế của huyện Yên Lập, phủ Quy hóa, tỉnh Hưng Hóa thuộc khu vực 3. Biểu thuế này như sau:
Hạng nhì nộp 42 bát/ mẫu với ruộng đất công, 20 bát/ mẫu đối với ruộng tư. Hạng ba nộp 25 bát/ mẫu đối với ruộng đất công, 10 bát/ mẫu đối với ruộng tư. [17, tr. 162].
Trên cơ sở đó, Yên Lập với 100% là ruộng tư nên mức thuế mà nhân dân sẽ phải đóng là: Ruộng hạng 3: 10 bát/ mẫu.
Thời Minh Mệnh chia cả nước làm 3 khu vực: Khu vực 1: Như thời Gia Long
Khu vực 2: Từ Nghệ An ra Bắc
Khu vực 3: như khu vực 4 thời Gia Long
Trên cơ sở phân chia khu vực của vua Minh Mệnh, tỉnh Hưng Hóa thuộc khu vực 2. Mức thuế như sau:
Hạng nhất 80 thăng/ mẫu với ruộng công và 26 thăng/ mẫu đối với ruộng tư. Hạng nhì 56 thăng/ mẫu với ruộng công và 20 thăng/ mẫu đối với ruộng tư. Hạng ba 33 thăng/ mẫu đối với ruộng công và 13 thăng/ mẫu dối với ruộng tư. [17, tr. 163].
Như vậy, mức thuế mà nhân dân Yên Lập phải đóng góp là: ruộng hạng 3: ruộng công 33 thăng/mẫu, ruộng tư 13 thăng/mẫu. Ngoài thuế ruộng, nhân dân huyện Yên Lập phải đóng góp thêm nhiều loại thuế khác nữa theo quy định của nhà nước như thuế vải, thuế sản vật, thuế đinh…và các nghĩa vụ binh dịch rất nặng nề.
Qua nghiên cứu địa bạ huyện Yên Lập nửa đầu thế kỉ XIX, chúng tôi thấy đặc điểm nổi bật nhất ở Yên Lập là gần 100% diện tích đất đai là ruộng tư, sang thời Minh Mệnh có ruộng đất cơng nhưng diện tích rất nhỏ (4 mẫu 5 sào 2 tấc 1 phân, chiếm 0,74%), chứng tỏ q trình tư hữu hóa ruộng đất đã diễn ra mạnh mẽ ở khu vực miền núi phía Bắc. Tình trạng phụ canh khơng diễn ra ở đây. Do điều kiện địa hình ¾ là đồi núi nên ruộng đất ở Yên Lập không tập trung, manh mún nên quy mô sở hữu ruộng tư chưa lớn, chủ yếu là sở hữu vừa và nhỏ. Trong sở hữu tư nhân nổi bật là xu hướng tập trung ruộng đất vào 2 nhóm họ lớn là nhóm họ Hồng và nhóm họ Nguyễn. Các nhóm họ có sự chênh lệnh rõ rệt cả về số chủ và diện tích sở hữu. Các chức sắc khơng những có quyền về chính trị mà họ cịn nắm trong tay một số diện tích ruộng đất khá lớn. Những đặc điểm này cho thấy huyện Yên Lập nằm trong xu hướng phát triển chung của cả nước lúc bấy giờ.