Tín ngưỡng, tôn giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế, văn hóa huyện yên lập tỉnh phú thọ nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 91 - 124)

7. Cấu trúc của luận văn

3.8. Tín ngưỡng, tôn giáo

Người Mường quan niệm về vũ trụ với “ba tầng bốn thế giới”. Tầng trời hay mường Trời ở trên cao, là nơi ở của các vị thần thiêng liêng và chiếm vị trí cao nhất là Vua Trời; Tầng mặt đất hay mường Pưa, mường Bằng là nơi sinh sống của người sống và người chết; Tầng thứ ba là tầng dưới mặt đất hay mường Pưa Tỉn và thế giới nước. Sinh sống ở mường Pưa tỉn có một giống người nhỏ bé. Ba tầng vũ trụ đó lại bao gồm bốn thế giới, đó là: Thế giới trên cao tức mường Trời; Thế giới dưới thấp - mặt đất tức mường Pưa; Thế giới dưới mặt đất tức mường Pưa Tỉn; Thế giới dưới nước tức mường Khú hay mường đáy nước, nơi ngự trị của vua Khú có hình hài của rắn song cũng có khi mang hình hài người. Trong quan niệm vũ trụ “ba tầng bốn thế giới ấy” thì thế giới dưới mặt đất, tức mường Pưa của con người là quan trọng và giữ vị trí trung tâm.

Thờ các hiện tượng thiên nhiên: Người Mường quan niệm vạn vật xung quanh mình đều có vía nghĩa là có hồn, có đời sống tâm linh, từ đó mà có khái niệm “ma”: ma rừng, ma núi, ma sông, ma suối, ma cây cho tới ma nương, ma ruộng…tổ tiên là ma nhà, lúa là ma lúa. Người Mường cũng thờ một số động vật như thuồng luồng (ma khú), hổ, chim chóc…và nhiều động vật đã trở thành tô tem của dòng họ.

Được thờ nhiều nhất là núi và núi còn được gọi là thần, thờ các núi ngay tại địa phương mình. Thần núi Tản Viên “Tản Viên Sơn Thánh”, vị thần cao cả và linh thiêng nhất được hầu hết đồng bào Mường thờ.

Tục thờ động vật trước hết là hổ. Người Mường và người Việt đều có tục thờ hổ, tôn hiệu là “Sơn quân thần Hổ”, “Hổ lang quận công”. Đồng bào Mường quan niệm hổ là bộ hạ của thần Tản viên nên ở các đình miếu thờ Tản Viên đều có thờ thổ hạ ở hạ ban. Tại các cửa rừng đồng bào đều lập miếu có sàn tre nứa thờ thần Hổ.

Ngoài các con vật ở rừng, các vật nuôi trong nhà như trâu, bò, lợn, gà…đều cho là những con vật có linh hồn. Các bài mo trong đám tang có những đoạn kể tạ ơn những con vật đã gắn bó thân thiết với con người. Trong các đám tang còn thấy xuất hiện các hình tượng cờ con cá (đại diện cho động vật dưới nước), cờ con hươu (đaị diện cho động vật trên cạn) để dẫn đường cho linh hồn người chết về với mường trời.

Tín ngưỡng thờ mó nước (vó rác): Trồng lúa nước và sống ở miền núi, nên các nguồn nước, mạch nước có vị trí đặc biệt quan trọng với đời sống của người Mường. Khi gặp hạn hán, hay vào dịp đầu năm mới, người dân Mường thường lên đầu nguồn nước làm lễ cúng “mó nước” và làm lễ cầu mưa; hoặc khi có đám tang người chết, người nhà dậy sớm mang những ống bương nhỏ đi lấy nước đầu nguồn về thờ, đần ông đặt bảy ống nước, đàn bà đặt chín ống nước. Hoặc khi dọn về nhà mới người ta buộc những ống lấy nước vào cột cái nhà, bên cạnh những quả bí, hay khi làm vía cho đứa trẻ mới đẻ người ta phải lấy từ chín nguồn nước khác nhau về làm lễ. bên cạnh đó dân Mường còn thờ cả cóc (chàng hạc) là loài đã có công gọi mưa và đem lại sự sinh sôi nảy nở cho dân Mường…Hình tượng cóc đã được đúc trên mặt trống đồng ở Hòa Bình còn được lưu giữ đến ngày nay.

Tín ngưỡng thờ tổ tiên: Người Mường cũng thờ tổ tiên, tuy nhiên nghi lễ cúng không thường xuyên như người Kinh. Họ chủ yếu tổ chức cúng lễ vào các dịp Tết Nguyên đán, mừng cơm mới, ngày làm vía, ngày cầu mát,. Người Mường lập bàn thờ và đặt các bát hương trong vòng bốn đời. Tùy theo hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình mà người ta làm bàn thờ, đồ thờ to nhỏ, cầu kì hay đơn giản. Một số gia đình làm giá treo trên vách nhà, một số khác lại dùng bàn uống nước làm bàn thờ. Nhiều nhà còn chạm trổ hình con rồng, con hạc, hoa sen, hoa hồng. Bàn thờ nhà Lang còn có đỉnh thắp hương, có mâm quả đựng đồ cúng lễ và có cả bài vị khắc tên người chết. Trên bàn thờ tổ tiên có ảnh của người đã mất (cha mẹ, ông bà), trước bức ảnh là một bát hương bằng sứ. Bàn thờ được bố trí ở vị trí trang trọng nhất trong ngôi nhà- gian voóng (gian khách). Ngoài bàn thờ chính thờ tổ tiên, bên trái có thể có bàn thờ khác thờ những người chết không con. Hằng năm vào ngày 29, 30 và sáng mùng một Tết Nguyên đán, từng gia đình tiến hành lễ cúng tổ tiên. Theo quan niệm của người Mường, cúng vào những ngày đầu năm mới tổ tiên sẽ về đông đủ, cùng “ăn tết” với

con cháu. Trên bàn thờ tổ tiên người ta bày tất cả thức ăn, các loại bánh có trong ngày tết, và nhất thiết phải có ít muối, một chiếc tăm tre, một chén nước. Chủ gia đình đứng trước bàn thờ đọc bài khấn với hàm ý mong tổ tiên phù hộ cho một năm mùa màng bội thu, chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà…không bị dịch bệnh, mội người trong gia đình luôn mạnh khỏe, không ốm đau bệnh tật. Sau bài khấn, theo tục lệ, chủ gia đình còn xin âm dương bằng cách tung hai đồng tiền cổ lên, khi rơi xuống một đồng sấp một đồng ngửa là đã được tổ tiên đồng ý. Nếu không được như vậy, chủ nhà tiếp tục khấn lại và xin âm dương đến khi nào được mới thôi. Người Mường không có tục cúng giỗ hằng năm vào ngày mất của cha mẹ, ông bà. Điều kiêng kị là không được nằm hướng chân về phía bàn thờ từ các phía trong nhà.

Người Kinh cũng theo chế độ đa thần. Người ta thờ các vị thần, cầu cúng, xin sự che chở và giúp đỡ từ lực lượng siêu nhiên. Họ còn thờ những vị thần có ích cho con người, kể cả các thần gieo tai vạ, các ma quái ở khắp mọi nơi đang cùng chung sống với con người “thần ở cây đa, ma ở cây gạo”, các hòn đá, gốc cây, bến sông, thần lúa, thần mùa màng, thần sông, thần thổ địa… Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là văn hóa phong tục đẹp và bền vững của người Kinh. “Điểm tựa” của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ niềm tin vào việc con người có linh hồn. Lễ cúng tổ tiên theo phong tục nhất thiết phải có trầu cau, rượu trắng, vàng hương, hoa quả và chén nước lã. Ngày kị nhật cúng mặn và ngọt: Cỗ bàn thịt lợn, thịt gà, xôi, bánh trái… một tục lệ không phân biệt giàu nghèo là phải có đồ vàng mã đặt lên bàn thờ. Cúng xong sẽ đốt đi để người đã khuất có vật dụng, tiền bạc tiêu ở “thế giới bên kia”. Điều quan trọng và có ý nghĩa nhất của tục thờ cúng tổ tiên là lòng biết ơn, sự giữ gìn gia phong, làm rạng rỡ tổ tiên. Ngoài việc lập bàn thờ tổ tiên ở từng nhà, mỗi dòng họ người Kinh thường lập một nhà thờ tổ để cả họ cùng tới cúng giỗ hằng năm. Nhà thờ tổ trao cho con trưởng của chi trưởng dòng họ chịu trách nhiệm coi sóc, tới ngày lễ người trưởng họ báo cho mọi thành viên trong họ đúng ngày tới lễ tổ, cùng nhau đóng góp vào ngày lễ và ăn uống, nếu chi trưởng họ tuyệt tự, việc thờ cúng tổ họ truyền cho chi thứ làm.

Đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào Dao rất đa dạng và phức tạp. Đặc điểm nổi trội của tôn giáo, tín ngưỡng của người Dao là chịu ảnh hưởng của tam giáo, trong đó đặc biệt sâu sắc là ảnh hưởng của Đạo giáo.

Đạo giáo ra đời ở Trung Quốc và đã ảnh hưởng trực tiếp đến người Dao tiếp thu và cải biến cho phù hợp với điều kiện xã hội của mình. Điều đó cũng dễ hiểu, vì Đạo giáo với thuật phù thủy để cúng bói và chũa bệnh, trừ ma diệt tà, với hệ thống các vị thần linh của nó rất phù hợp với những hình thức tôn giáo nguyên thủy, nhất là với chủ nghĩa đa thần còn tồn tại đậm nét trong người Dao. Trên thực tế hầu hết các vị thần linh của Đạo giáo đều trở thành các vị thần linh của người Dao.

Phật giáo cũng xâm nhập vào xã hội người Dao. Những phép thuật như uống nước thiêng, ăn chay, tư tưởng hóa kiếp luôn hồi của Phật giáo đều thấy biểu hiện trong đời sống tín ngưỡng của người Dao. Bên cạnh Đạo giáo, Phật giáo, người Dao còn chịu ảnh hưởng của Khổng giáo. Biểu hiện rõ nhất ở việc thờ cúng tổ tiên, sùng bái thầy cấp sắc. Ngoài ra các hình thức xem tủ vi, xem tuổi, xem ngày tháng thực hiện các nghi lễ cưới xin, ma chay, làm nhà mới...đều được áp dụng rộng rãi trong đồng bào. Sự biểu hiện của từng tôn giáo trong tín ngưỡng của người Dao không rõ nét, tất cả các tôn giáo có ảnh hưởng đều cùng hòa quện chặt với các hình thái tôn giáo tín ngưỡng nguyên thủy của người Dao, tạo nên hệ thống tín ngưỡng tôn giáo hỗn hợp, rất phức tạp và đa dạng trong truyền thống văn hóa phi vật thể của đồng bào Dao.

Thờ cúng tổ tiên là việc thờ chủ yếu trong gia đình đồng bào Dao. Tổ tiên có thể được thờ cúng tại gia đình hoặc ở nhà tộc trưởng. Đồng bào Dao cho rằng khi ông bà, cha mẹ chết, linh hồn trở về bên kia thế giới mà quê hương là ở Trung Quốc, nhưng những linh hồn ấy, tức là tổ tiên, vẫn thưỡng xuyên đi lại thăm nom con cháu nơi dương thế. Do vậy họ cần phải thờ tổ tiên.

Ở người Dao thờ cúng Bàn Vương là một tục lệ cổ truyền, tiêu biểu cho hoạt động tín ngưỡng của đồng bào. Việc cúng Bàn Vương - vị cứu tinh, không chỉ liên quan đến mỗi người, mỗi dòng họ mà còn liên quan đến cả dân tộc. Bàn Vương tức là vị vua họ Bàn, vị tổ nguồn gốc của tộc người Dao. Thần thoại và tín ngưỡng về Bàn Cổ, hay Bàn Hồ liên quan toàn diện đến mọi mặt cuộc sống của người Dao không những vễ mặt văn hóa tinh thần mà còn bao trùm lên nhiều lĩnh vực đời sống khác như kinh tế, mỹ thuật, chính trị. Người Dao trong lễ cúng Bàn Vương thường tổ chức nhảy múa gọi là nhảy Bàn Vương hay Tết nhảy (nhiàng chầm đao). Đây là một lễ tiết

phổ biến của người Dao, Tết nhảy thường tổ chức vào tháng chạp trước tết nguyên đán vài ngày, hoặc vào ngày mùng 1, mùng 2 Tết Nguyên đán. Có nơi năm nào cũng tổ chức nghi lễ này, theo chu kì ba năm thì năm thứ ba tổ chức cúng to hơn cả. Có nơi hai năm tổ chức một lần, có nơi ba năm tổ chức một lần, rất đa dạng nhưng nội dung nói chung là liên quan đến việc kỷ niệm Bàn Vương. Tết nhảy ngoài tính chất tôn giáo, còn là hoạt động văn nghệ có sức lôi cuốn.

Một tục lệ phổ biến của người Dao đó là tục cấp sắc . Mọi đàn ông Dao đều làm lễ này, thậm chí khi còn sống chưa cấp sắc thì sau khi chết con cháu phải làm lễ. Cấp sắc là một hiện tượng xã hội, có liên quan đến ý niệm tôn giáo, tinh thần đạo đức và sinh hoạt hằng ngày của người đàn ông. Người đã cấp sắc mới được coi là người lớn, có đủ tư cách là thành viên trong xã hội, được công nhận là con cháu của Bàn Vương, và mới có thể trở thành thầy cúng... “Trong lễ cấp sắc, người ta dạy cho thanh niên 10 nguyện, 10 điều kiêng cấm, 10 lời thề. Ngoài tính chất tôn giáo, nó còn có ý nghĩa giáo dục quan trọng: làm điều ngay thẳng, dũng cảm, không mê sắc, không vụ lợi, sẵn sàng giúp đõ mọi người” [12, tr. 193].

Tiểu kết: Văn hóa truyền thống của các dân tộc ở Yên Lập là nền văn hóa dân gian. Trong văn hóa tộc người có những yếu tố mang đậm tính sinh thái vùng miền (vùng cao và vùng thấp) như người Dao thường cư trú ở những bản động vùng cao với nhà ở theo lối nửa sàn nửa đất phù hợp với địa hình đất dốc. Trong khi người Mường lại sống tập trung ở những thung lũng thấp men theo sườn đồi, cư dân thường ở nhà sàn mặt ngoảnh ra đồng ruộng. Còn người Kinh thường ở khu vực trung tâm, những nơi thuận lợi cho giao lưu buôn bán ở nhà trát vách đất. Ngoài những yếu tố văn hóa mang tính vùng miền còn có những yếu tố ảnh hưởng được du nhập từ miền xuôi và Nam Trung Quốc. Những nét văn hóa đó chúng ta thường bắt gặp trong ăn, ở, những nghi lễ ma chay, cưới xin, lễ tết, tôn giáo tín ngưỡng… ở Yên Lập, phản ánh đời sống văn hóa lâu dài của cư dân địa phương. Một đời sống văn hóa có giao thoa, tiếp thu và phát triển tạo ra cho văn hóa truyền thống ở Yên Lập Sự đa dạng phong phú, đồng thời được hun đúc lại và phát huy thành cái tinh hoa chung của cả cộng đồng dân tộc Yên Lập.

KẾT LUẬN

1. Là một vùng rừng núi đất rộng người thưa, Yên Lập đã thu hút nhiều dòng người tụ lại để sinh cơ lập nghiệp. Mặc dù có nguồn gốc, phong tục tập quán, đặc điểm văn hóa khác nhau nhưng khi cùng nhau sinh sống trên mảnh đất này họ đã cùng nhau xây dựng làng bản, ổn định đời sống. Điều này đã làm cho Yên Lập có một nền kinh tế đa dạng và một nền văn hóa đặc trưng của các tộc người.

2. Từ số liệu địa bạ tại hai thời điểm Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840) cho thấy, tình hình ruộng đất và sở hữu ruộng đất của huyện: Đặc điểm nổi bật nhất của ruộng đất Trấn Yên là 100% là ruộng tư không có ruộng công, chất lượng đất chỉ có hạng 3, thu điền. Diện tích ruộng tư bỏ hoang lớn 88,17% (năm 1805) tổng diện tích tư điền. Đây cũng là hiện tượng phổ biến lúc bấy giờ. Điều này có thể lý giải do nhiều nguyên nhân sau: Thứ nhất là khu vực miền núi nên đất đai phần nhiều khô cằn, khó canh tác. Ở những xã vùng cao do khí hậu khắc nghiệt mưa ít vào mùa khô nên không đủ nước để tưới cho cây trồng nên đồng bào đành phải bỏ hoang ruộng đất. Thứ hai cũng có thể do đất rộng người thưa nên ruộng đất không thể canh tác hết được. Thứ ba do chiến tranh xảy ra trong một thời gian dài trước đó nên người dân xiêu tán khắp nơi, bỏ nơi “chôn rau cắt rốn” của mình đi tìm một quê hương mới... Sang thời Minh Mệnh với chính sách khai hoang bằng cách có thưởng, phạt thích đáng đối với quan lại và nhân dân khai phá ruộng đất hoang thì diện tích lưu hoang đã giảm xuống còn 60% (1840) tổng diện tích ruộng tư. Chứng tỏ, nhà Nguyễn đã có nhiều cố gắng trong sản xuất nông nghiệp.

Sở hữu ruộng đất ở huyện Yên Lập thông qua địa bạ năm 1805 và năm 1840 là tư hữu chiếm tuyệt đối nhưng không có sự tích tụ ruộng đất, không có sở hữu lớn mà dàn trải với các chủ sở hữu nhỏ, manh mún, không tập trung và không có tình trạng phụ canh. Điều đó chứng tỏ, nguyên tắc “ruộng làng nào làng ấy cấy” không bị phá vỡ.

Quy mô sở hữu ruộng đất của các nhóm họ là không đồng đều. Các nhóm họ lớn tập trung trong tay nhiều về số chủ và nhiều về ruộng đất như nhóm họ Hoàng, nhóm họ Nguyễn, nhóm họ Đinh. Đội ngũ chức sắc là những người có quyền lực

chính trị ở địa phương và họ cũng là những người nắm trong tay một phần lớn diện tích ruộng tư của huyện. Nhưng bên cạnh đó cũng có chức sắc không có ruộng đất. Nhưng nhìn chung chế độ sở hữu ruộng đất của Yên Lập trong thời gian này là sự thắng thế của sở hữu tư nhân.

Cũng giống như các địa phương, huyện Yên Lập được áp dụng mức thuế cho các địa phương vùng miền núi phía bắc. Nhìn chung mức thuế không cao nhưng sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế, văn hóa huyện yên lập tỉnh phú thọ nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 91 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)