Đơn vị tính: Mẫu, sào, thước, tấc, phân
Quy mô sở hữu
Gia long 4 (1805) Minh Mệnh 21 (1840) Số chủ Diện tích sở hữu Số chủ Diện tích sở hữu
% % % % < 1 mẫu 5 2.1.05.0.0 6 3.1.01.4.0 41,67 4,32 25,00 2,9 1 đến 5 mẫu 1 3.5.00.7.0 6 17.2.02.6.0 8,33 7,56 25,00 16,62 5 đến 10 mẫu 5 30.7.00.0.0 10 63.1.02.0.0 41,67 66,31 41,67 60,97 10 đến 20 mẫu 1 10.0.03.0.0 2 20.1.05.6.0 8,33 21,81 8,33 19,51 Tổng 12 46.3.08.7.0 24 103.5.11.6.0 100 100 100 100
Nguồn: Thống kê 5 địa bạ Gia Long 4 (1805) và 5 địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) của 5 xã Sa Lung, Vân Bán, Bạn Lữ, Thu Ngạc, An Dưỡng.
Quy mô sở hữu của các chủ ruộng thay đổi đáng kể. Năm 1840, tổng số chủ sở hữu tăng lên so với năm 1805 là 12 người nhưng sự gia tăng đó khơng được phân bố đồng đều vào các lớp chủ sở hữu.
Lớp chủ sở hữu dưới 1 mẫu giảm 16,67% về số chủ và 1,42% về diện tích. Nhưng trung bình sở hữu ruộng đất của một chủ lại tăng nhẹ từ 4 sào 4 thước lên 5 sào 2 thước 7 tấc 1 phân.
Lớp chủ sở hữu ruộng đất từ 1 đến 5 mẫu tăng thêm 16,67% số chủ và diện tích cũng tăng 9,6%. Nhưng bình qn sở hữu ruộng đất của một chủ lại giảm từ 3 mẫu 5 sào 7 tấc 5 xuống còn 2 mẫu 8 sào 10 thước 4 tấc 3 phân.
Lớp chủ sở hữu ruộng đất từ 5 đến 10 mẫu không tăng về số chủ (41,67%) Nhưng giảm nhẹ về diện tích 5,34%. Bình qn sở hữu ruộng đất của một chủ tăng rất ít từ 6 mẫu 1 sào 6 thước lên 6 mẫu 3 sào 1 thước 7 tấc (chỉ tăng hơn 2 sào).
Tương tự như vậy lớp chủ sở hữu ruộng đất từ 10 đến 20 mẫu tăng thêm 1 chủ (từ 1 lên 2 chủ) và cũng tăng về diện tích ruộng đất (từ 10 mẫu 3 thước lên 20 mẫu 1 sào 5 thước 6 tấc ). Do vậy bình quân sở hữu ruộng đất của một chủ cũng tăng 7 thước 3 tấc.
Bình quân sở hữu ruộng đất của một chủ ở Yên Lập thời Gia Long (1805) là 3 mẫu 8 sào 9 thước 8 tấc, nếu so với bình quân ruộng đất của một chủ sở hữu thời điểm Minh Mệnh (1840) là 4 mẫu 3 sào 2 thước 1 tấc thì rõ ràng bình quân sở hữu ruộng đất một chủ ở thời Minh Mệnh cao hơn 4 sào 2 thước 3 tấc. Điều này có thể lý giải do diện tích ruộng đất lưu hoang giảm xuống 62 mẫu, cùng với đó diện tích thực trưng tăng lên 54 mẫu, trong khi số chủ sở hữu tăng gấp đôi (từ 12 lên 24 người) thì diện tích sở hữu lại tăng hơn hai lần (103 - 46 = 57 mẫu) nên tổng diện tích ruộng đất chia ra cho các chủ sở hữu mới vì vậy cũng tăng lên.
Như vậy ở cả hai thời điểm, quy mô sở hữu của các chủ đều tập trung vào lớp thứ ba (từ 5 mẫu trở lên) với nửa số chủ nhưng chiếm tới hơn 80% diện tích ruộng đất
- So sánh quy mơ sở hữu của các nhóm họ
Trên cơ sở địa bạ của 5 xã tại 2 thời điểm Gia Long 4 và Minh Mệnh 21 chúng tôi đã thống kê được 9 nhóm họ.
Bảng 2.13. So sánh tình hình sở hữu của các dịng họ của 5 xã
Đơn vị tính: Mẫu, sào, thước, tấc, phân
Thứ
tự Nhóm họ
Năm Gia Long 4 Năm Minh Mệnh 21
Số chủ Tỷ lệ % Diện tích Tỷ lệ % Số chủ Tỷ lệ % Diện tích Tỷ lệ % 1 Đặng 1 8,33 6.0.03.4.0 13,04 2 Đinh 1 8,33 10.0.03.0.0 21,74 3 12,5 4.2.00.0.0 4,06 3 Hoàng 4 33,34 25.6.11.6.0 53,04 8 33,33 34.6.03.5.0 33,43 4 Lý 1 8,33 0.5.05.0.0 1,09 2 8,33 10.4.02.6.0 10,14 5 Phạm 2 16,67 0.7.00.0.0 1,52 2 8,33 4.9.04.2.0 4,73 6 Nguyễn 3 25,00 4.4.00.7.0 9,57 6 25,00 36.5.13.3.0 35,27 7 Hà 1 4,17 0.6.00.0.0 0,58 8 Đỗ 1 4,17 6.2.03.0.0 5,99 9 Phan 1 4,17 6.0.00.0.0 5,80 Tổng 12 100 46.3.08.7.0 100 24 100 103.5.11.6.0 100%
Nguồn: Thống kê 5 địa bạ Gia Long 4 (1805) và 5 địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) của 5 xã Sa Lung, Bạn Lữ, Vân Bán, Thu Ngạc, An Dưỡng.
Theo bảng 2.13, từ địa bạ Gia Long đến địa bạ Minh Mệnh tổng số chủ tăng thêm 12 người và số nhóm họ cũng tăng thêm 3. Nếu so sánh cụ thể từng nhóm họ thì thấy chỉ có 5 nhóm họ trùng nhau giữa hai thời điểm, ngoài ra trong địa bạ Gia Long 4 có 1 nhóm họ mà ở địa bạ Minh Mệnh 21 khơng có, hoặc ngược lại trong địa bạ Minh Mệnh lại có 3 nhóm họ khác mà ở địa bạ Gia Long khơng có. Tuy vậy, có một đặc điểm chung cho cả 4 nhóm họ không trùng lặp này là mỗi họ đều chỉ có 1 người. Điều đó cho thấy từ năm 1805 đến năm1840 ở huyện Trấn Yên những biến động về dân cư vẫn diễn ra. Trong 9 nhóm họ ở Yên Lập, xét về mức độ tư hữu là diện tích sở hữu trên tổng số chủ cao nhất ở thời điểm Gia Long 4 (1805) là nhóm họ Đinh (10 mẫu 3 thước), thấp nhất là nhóm họ Phạm (3 sào 7 thước 5 tấc). Nhưng đến năm Minh Mệnh 21 (1840) cao nhất lại là họ Đỗ (6 mẫu 2 sào 3 thước), thấp nhất là họ Hà (6 sào).
- Tình hình sở hữu ruộng đất của các chức sắc
Qua thống kê 5 xã có địa bạ 1805 và 1840 chúng tơi thấy có 10 chức sắc thời Gia Long 4 và 10 chức sắc thời Minh Mệnh 21. Cụ thể tình hình sở hữu của các chức sắc xem phụ lục:
Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy: Hệ thống chức sắc trong các xã thôn ở Yên Lập năm Minh Mệnh 21 giảm hơn so với năm Gia Long 4. Các chức sắc: xã trưởng, thơn trưởng, sắc mục khơng cịn nữa và thay vào đó là chức lý trưởng và hương trưởng. Tỷ lệ những chức sắc khơng có ruộng đất của Yên Lập tại hai thời điểm có địa bạ không thay đổi là 20%. Bên cạnh một số chức sắc khơng có sở hữu ruộng đất, những chức sắc sở hữu dưới 1 mẫu giảm (từ 50% xuống còn 10 %), còn số chức sắc sở hữu từ 1 đến 5 mẫu, từ 5 đến 10 mẫu đều tăng lên (từ 10% lên 30%). Nhìn chung cải cách hành chính của vua Minh Mệnh đã làm cho bộ máy nhà nước bớt đi sự cồng kềnh. Ruộng đất tập trung vào tay các địa chủ khá giả tăng từ 20% thời Gia Long lên 40% thời Minh Mệnh (nếu tính mức sở hữu từ 5 mẫu trở lên là địa chủ khá giả) nhưng phần lớn các chức sắc vẫn là những người sở hữu lớn về ruộng đất trong các làng xã.
2.2. Chế độ tô thuế
Tơ thuế là nguồn tài chính chủ yếu của nhà nước dựa vào nguồn sở hữu ruộng đất của vương triều là chính, thế nhưng vào nửa đầu thế kỷ XIX, do ruộng đất công làng xã thuộc quyền sở hữu của nhà nước bị thu hẹp nghiêm trọng, triều Nguyễn do đó đặc biệt quan tâm đến nguồn thu từ tô thuế. Năm 1803, Vua Gia Long ban hành chế độ tô thuế mới, chia cả nước làm bốn khu vực để thu thuế ruộng đất, chia làm bốn loại ruộng đất để đánh thuế khác nhau. Các triều vua kế tiếp cũng có điều chỉnh, sửa chữa ít nhiều.
+ Khu vực 1: Gồm các phủ Quảng Bình, Triệu Phong, Điện Bàn, Thăng Hoa, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú n, Bình Hịa, Diên Khánh.
+ Khu vực 2: Gồm các địa phương Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ, phủ Phụng Thiên.
+ Khu vực 3: Gồm Yên Quảng, Hưng Hóa, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng.
+ Khu vực 4: Gồm Bình Thuận, Gia Định, Định Tường, Long Xuyên, Kiên Giang. [17, tr. 162].
Theo đó, mức thuế của huyện Yên Lập, phủ Quy hóa, tỉnh Hưng Hóa thuộc khu vực 3. Biểu thuế này như sau:
Hạng nhì nộp 42 bát/ mẫu với ruộng đất công, 20 bát/ mẫu đối với ruộng tư. Hạng ba nộp 25 bát/ mẫu đối với ruộng đất công, 10 bát/ mẫu đối với ruộng tư. [17, tr. 162].
Trên cơ sở đó, Yên Lập với 100% là ruộng tư nên mức thuế mà nhân dân sẽ phải đóng là: Ruộng hạng 3: 10 bát/ mẫu.
Thời Minh Mệnh chia cả nước làm 3 khu vực: Khu vực 1: Như thời Gia Long
Khu vực 2: Từ Nghệ An ra Bắc
Khu vực 3: như khu vực 4 thời Gia Long
Trên cơ sở phân chia khu vực của vua Minh Mệnh, tỉnh Hưng Hóa thuộc khu vực 2. Mức thuế như sau:
Hạng nhất 80 thăng/ mẫu với ruộng công và 26 thăng/ mẫu đối với ruộng tư. Hạng nhì 56 thăng/ mẫu với ruộng công và 20 thăng/ mẫu đối với ruộng tư. Hạng ba 33 thăng/ mẫu đối với ruộng công và 13 thăng/ mẫu dối với ruộng tư. [17, tr. 163].
Như vậy, mức thuế mà nhân dân Yên Lập phải đóng góp là: ruộng hạng 3: ruộng công 33 thăng/mẫu, ruộng tư 13 thăng/mẫu. Ngoài thuế ruộng, nhân dân huyện Yên Lập phải đóng góp thêm nhiều loại thuế khác nữa theo quy định của nhà nước như thuế vải, thuế sản vật, thuế đinh…và các nghĩa vụ binh dịch rất nặng nề.
Qua nghiên cứu địa bạ huyện Yên Lập nửa đầu thế kỉ XIX, chúng tôi thấy đặc điểm nổi bật nhất ở Yên Lập là gần 100% diện tích đất đai là ruộng tư, sang thời Minh Mệnh có ruộng đất cơng nhưng diện tích rất nhỏ (4 mẫu 5 sào 2 tấc 1 phân, chiếm 0,74%), chứng tỏ q trình tư hữu hóa ruộng đất đã diễn ra mạnh mẽ ở khu vực miền núi phía Bắc. Tình trạng phụ canh khơng diễn ra ở đây. Do điều kiện địa hình ¾ là đồi núi nên ruộng đất ở Yên Lập không tập trung, manh mún nên quy mô sở hữu ruộng tư chưa lớn, chủ yếu là sở hữu vừa và nhỏ. Trong sở hữu tư nhân nổi bật là xu hướng tập trung ruộng đất vào 2 nhóm họ lớn là nhóm họ Hồng và nhóm họ Nguyễn. Các nhóm họ có sự chênh lệnh rõ rệt cả về số chủ và diện tích sở hữu. Các chức sắc khơng những có quyền về chính trị mà họ cịn nắm trong tay một số diện tích ruộng đất khá lớn. Những đặc điểm này cho thấy huyện Yên Lập nằm trong xu hướng phát triển chung của cả nước lúc bấy giờ.
2.3. Tình hình kinh tế
2.3.1. Nơng nghiệp
- Trồng trọt: Trong truyền thống, cư dân Mường canh tác chủ yếu ở các ruộng
nước, thung lũng, hay những doi đất hẹp dưới chân các dãy núi, ven các đồi gò thấp với hệ thống mương, phai rất đặc trưng. Lúa nước là cây lương thực chính. Dĩ nhiên, với nơng nghiệp ruộng nước thì cơng cụ sản xuất chủ yếu là cày, bừa và cuốc. Cây lúa với hàng chục loại giống khác nhau, đóng vai trị quan trọng bậc nhất trong các loại cây trồng. Trên nền tảng của truyền thống nông nghiệp ruộng nước, cư dân nơi đây đã xây dựng một hệ thống nơng lịch hồn chỉnh, đồng thời họ cũng đúc kết và tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu trong trồng trọt mà cho đến nay vẫn cịn có nhiều tác dụng tích cực.
Đối với canh tác ruộng nước thì thủy lợi giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Nguồn nước chính thường là nước mưa và nước của các con suối chảy giữa lòng thung lũng, các khe mạch chảy thường xuyên hay định kỳ. Dựa trên các nguồn nước tự nhiên, cư dân đã xây dựng một hệ thống thủy lợi khá hoàn chỉnh bao gồm.
Mương là những đường dẫn nước vào ruộng, có thể chạy men theo sườn đồi, sườn núi hoặc dọc các khu đồng, vừa cung cấp nước cho trồng trọt vừa tiêu nước khi có lũ. Mương có thể đào chìm hay đắp nổi. Nguồn nước từ mương lấy từ phai.
Phai là loại đập đắp ngăn suối để dâng nước vào mương. Trước kia, phai hầu
hét chỉ được kè bằng đá hoặc các thân cây gỗ xếp chồng lên nhau, đóng cọc hai bên cho khỏi đổ.
Nhìn chung, mương của cư dân nơi đây khơng to như mương của người Việt ở đồng bằng sông Hồng, chỉ vừa một bước chân và vì vậy phai cũng rất nhỏ.
Hạnh là hệ thống dẫn nước nhỏ đắp bờ hai bên lấy nước từ mương vào các
cánh đồng. Để đưa nước tới từng thửa ruộng người ta dùng cuốc khơi rãnh ở bờ hạnh, gọi là tạng, khi đủ nước bỏ tạng đi đắp lại. Đối với các thửa ruộng cao hơn nguồn
nước người Mường dùng cọn nâng nước lên đổ vào ruộng.
Mặc dù hệ thống thủy lợi rất đơn giản nhưng lại rất có hiệu quả cho trồng trọt.
Cùng với hệ thống thủy lợi, người Mường đã xây dựng một tập quán canh tác nông nghiệp khá ổn định và thành thạo, phù hợp với từng loại ruộng ( ruộng thụt lầy
và ruộng bậc thang) đúc kết thành những kinh nghiệm trong sản xuất. Nhìn chung ruộng của cư dân nơi đây là những mảnh ruộng phẳng chồng lên nhau theo các hình bậc thang, với cách bố trí như vậy đảm bảo sự phân phối nước một cách tốt nhất, và đảm bảo cho nước lưu thông một cách đều đặn bằng những phương pháp đơn giản.
Công cụ làm đất phổ biến là chiếc cày chìa vơi và chiếc bừa đơn nhỏ có răng bằng gỗ hoặc tre. Lúa chín dùng hái gặt bó thành cum gùi về nhà phơi khô xếp để trên gác, khi cần dùng lấy từng cum bỏ vào máng gỗ, dùng chân chà lấy hạt rồi đem giã.
Làm ruộng nước với những khâu kỹ thuật liên hồn gồm bốn cơng đoạn kế tiếp nhau: Làm đất, gieo trồng, chăm bón và thu hoạch. Về kỹ thuật hoàn toàn dựa trên phương pháp cổ truyền.
Cư dân nơi đây không chỉ làm ruộng nước trong thung lũng mà còn làm
nương trên các sườn đồi, núi bao quanh thung lũng, khi mà diện tích lúa nước
có hạn.
Nương là những khoảng đất rừng được phát, đốt để gieo trồng nhưng không
bằng phẳng, khơng có bờ giữ nước. Nương ở đây chủ yếu là nương lúa, ngồi ra cịn có nương sắn, nương ngơ, nương bơng. Trên nương cư dân cũng có tập qn trồng xen canh một vài giống cây trồng khác như đỗ, vừng trồng xen ngô.
Với một hệ thống cây trồng như vậy nên trồng trọt trên nương đã cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm cho cư dân gần như quanh năm. Nương ngô thường phát vào tháng chạp năm trước, tháng giêng năm sau đốt và tra hạt đến tháng 4-5 thu hoạch. Nếu trồng lúa thì tháng 3-4 phát, đốt, tháng 5-6 tra hạt, tháng 9-10 thu hoạch. Có nhiều loại lúa nương khác nhau, tùy theo địa thế của từng mảnh nương mà họ chọn giống lúa cho phù hợp. Để giữ màu ở nương dốc, người ta làm đường cản nước, tức là xẻ rãnh ngang trên đầu của mảnh nương và xẻ dọc thêm một số rãnh dọc sườn núi để khi mưa xuống nước sẽ thốt theo những rãnh đó hạn chế được sự xói lở làm hại đến cây trồng. Cách làm này cũng giống như ở các tộc người H’mông, Dao.
Sản phẩm của kinh tế nương rẫy đến nay vẫn đóng vai trị quan trọng trong đời sống của cư dân địa phương, đặc biệt là đối với cư dân sống trên những vùng núi cao như người Dao, một phần người Mường.
- Chăn nuôi: Điều kiện tự nhiên đã tạo cho chăn nuôi phát triển nhưng cũng
chỉ là nghề phụ của gia đình, hồn tồn phụ thuộc vào nông nghiệp. Vật ni có nhiều loại như: gà, vịt, ngan, ngỗng, lợn, trâu, bị. Chăn ni nhằm mục đích lấy sức kéo, làm thực phẩm phục vụ gia đình và một phần đem bán.
Tập quán thả rơng trâu bị từ lâu đã trở thành phổ biến. Đồng bào thường chăn thả ở những sườn đồi, thung lũng. Ngoài lối chăn thả này, trâu, bò còn được chăn theo lối buộc dây để trẻ em hoặc người già trông nom. Họ ni trâu bị để cày, bừa, kéo gỗ làm nhà, hay dùng để thồ thóc, lúa, ngơ ở trên nương về nhà. Riêng đàn lợn được chăm sóc chu đáo hơn, chuồng làm dưới gầm sàn hoặc góc vườn, hàng ngày được chủ cho ăn hai hoặc ba bữa. Chăn nuôi lợn phổ biến nhất vì kỹ thuật chăn ni đơn giản, đồng bào chỉ cần dùng rau trong vườn, rau rừng, cây chuối, ngơ, sắn để nấu chín hoặc cho ăn sống. Hơn nữa lợn là động vật cung cấp thịt ăn được nhiều người ưa dùng. Lợn còn là nguồn thực phẩm dùng trong bữa ăn hằng ngày cũng như trong việc hiếu, hỷ, lễ tết, cúng thần cúng ma…Vì vậy, hộ gia đình nào cũng ni từ một đến hai