Sở hữu ruộng đất huyện Yên Lập theo địa bạ Gia Long 4 năm (1805)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế, văn hóa huyện yên lập tỉnh phú thọ nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 41 - 47)

Chương 2 KINH TẾ CỦA HUYỆN YÊN LẬP NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX

2.1. Tình hình sở hữu ruộng đất ở huyện Yên Lập nửa đầu thế kỉ XIX

2.1.1. Sở hữu ruộng đất huyện Yên Lập theo địa bạ Gia Long 4 năm (1805)

Nửa đầu thế kỉ XIX, cả nước vẫn tồn tại 2 loại hình sở hữu ruộng đất: Sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân nhưng sở hữu tư nhân về ruộng đất đã chiếm phần lớn diện tích. Năm 1840 theo báo cáo của Bộ Hộ, “tổng diện tích ruộng đất trong cả nước là 4.063.892 mẫu, trong đó tổng diện tích ruộng thực canh là 3.396.584 mẫu. Tỉ lệ ruộng công, ruộng tư là:

Ruộng tư: 2.816.221 mẫu, khoảng 83%

Ruộng công: 580.363 mẫu, khoảng 17%” [30, tr. 234].

Nằm trong tình trạng chung của cả nước, huyện Yên Lập thời Gia Long 4 (1805) cũng vậy, ruộng đất cơng khơng cịn, chỉ có ruộng tư, ruộng đất hoang hóa lớn Có thể thấy được tình hình đó thơng qua 17 địa bạ về n Lập như thống kê ở các bảng sau (cụ thể từng xã xem bảng 2 phụ lục):

Bảng 2.1. Tổng diện tích các loại ruộng đất của Yên Lập theo địa bạ Gia Long 4 (1805)

Đơn vị tính: Mẫu, sào, thước, tấc, phân

Thứ tự Loại ruộng Diện tích Tỷ lệ (%) Ghi chú

1 Thực trưng: - Tư điền 106.2.14.0.0 106.2.14.0.0 11,83 11,83 2 Lưu hoang - Tư điền 789.8.10.0.0 789.8.10.0.0 88,17 88,17 Tổng 896.1.09.0.0 100%

Nguồn: Thống kê 17 địa bạ Gia Long 4 (1805)

Số liệu trên cho thấy ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân (tư điền) chiếm 100% tổng diện tích cả huyện, nhưng trên thực tế phần thực trưng chỉ có 11,83%, cịn lại tồn ruộng lưu hoang. Tổng có nhiều ruộng tư nhất là tổng Thượng Long (hơn 465 mẫu), ít nhất là tổng Sơn Lương (hơn 21 mẫu). Xã có nhiều ruộng tư nhất là xã Mộ Lan (165 mẫu 3 sào 1 thước 3 tấc), xã có ít ruộng tư nhất là xã Sa Lung thuộc tổng Sơn Lương (7 mẫu 9 sào 4 thước 3 tấc). Điều này cho thấy, tùy vào đặc điểm địa hình của từng vùng mà số ruộng tư phân bố ở các xã và các tổng trong huyện Yên Lập không đều nhau.

Một đặc điểm đáng lưu ý trong sự phân bố ruộng đất của huyện Yên Lập năm 1805 là chỉ có tư điền, khơng có tư thổ, cơng thổ đặc biệt là ruộng đất cơng đã hồn tồn khơng cịn. Sự phát triển của ruộng tư đã diễn ra mạnh mẽ, địa chủ và cường hào ở nông thôn đã trở thành những lực lượng chính trong việc lũng đoạn ruộng đất của người dân. Mặc dù nhà nước có những quy định cấm mua bán ruộng đất công nhưng vẫn không hạn chế được, đặc biệt năm 1804 Gia Long đã ban hành chính sách quân điền thực chất dựa theo nguyên tắc phân chia ruộng đất cho quan lại và nhân dân như thời Lê Sơ, chỉ điều chỉnh về đối tượng, khẩu phần và thời hạn. Mục tiêu của quân điền vẫn nhằm bảo vệ quyền sở hữu của nhà nước thông qua ruộng đất công của làng xã và phân phối theo hướng ưu đãi cho quan lại và binh lính. Tuy có những cố gắng nhưng do sự thu hẹp của ruộng đất công làng xã nên tác dụng của chế độ quân điền cũng bị hạn chế.

Trong tổng số 896 mẫu 1 sào 9 thước ruộng đất của Yên Lập thì ruộng lưu hoang chiếm tới 88,17% trong đó phần bỏ hoang đều là điền chứ khơng có thổ. Lý giải điều này sách Đại Nam nhất thống chí viết như sau: “Đất này vì bị binh lửa lâu ngày, hộ khẩu điêu tàn, mười phần chỉ cịn lại độ năm ba mà thơi. Nhân dân sợ hãi mà lưu tán, nên người hạt Sơn Tây lên khai khẩn ruộng hoang. Vì sơng núi hiểm trở, nhiều kẻ tụ họp làm trộm cướp” [21, tr. 327].

- Tình hình sở hữu ruộng đất tư

Bảng 2.2. Sự phân hóa ruộng tư của Yên Lập

Đơn vị tính: Mẫu, sào, thước, tấc, phân

Quy mô sở hữu Số chủ Tỷ lệ (%) Diện tích sở hữu (mẫu.sào.thước.tấc.phân) Tỷ lệ (%) < 1 mẫu 21 45,65% 11.1.03.3.0 0,11 1 đến 5 mẫu 18 39,13% 45.0.06.3.0 43,77 5 đến 10 mẫu 6 13,05% 36.6.05.0.0 46,39 10 đến 20 mẫu 1 2,17% 10.0.03.0.0 9,73 Tổng 46 100% 102.8.02.6.0 100%

Nguồn: Thống kê 17 địa bạ Gia Long 4 (1805)

Nhìn vào bảng thống kê trên, chúng ta có thể đi vào xem xét cụ thể mức độ sở hữu tư điền. Chỉ số trên cho thấy trên bình diện chung Yên Lập là huyện có mức độ

hiện rõ nét: Có 39/46 chủ có mức sở hữu ruộng đất dưới 5 mẫu chiếm 84,78% tổng số chủ, và 39,24% tổng diện tích ruộng của huyện Yên Lập. Đây có thể coi là bộ phận nông dân tự canh, đặc trưng của các chủ ruộng Yên Lập. Có 6 chủ có mức sở hữu từ 5 - 10 mẫu, sở hữu 46,39% tổng diện tích ruộng đất và chỉ có duy nhất 1 chủ có mức sở hữu từ 10 - 20 mẫu, sở hữu 9,73% tổng diện tích ruộng đất. Chủ có mức sở hữu cao nhất huyện là 10 mẫu và thấp nhất chỉ có 2 sào. Nhìn chung sở hữu ruộng đất của các chủ ở thời điểm này thuộc loại vừa và nhỏ. Mức độ sở hữu khá chênh lệch giữa chủ sở hữu cao (10 mẫu) và chủ sở hữu thấp (2 sào).

Sở hữu bình quân một chủ ở Yên Lập là: 5 mẫu 1 sào 3 thước 9 tấc. Xã có mức sở hữu bình quân cao nhất là xã Vân Bán (6 mẫu 7 sào 9 thước 3 tấc), thấp nhất là xã Phượng Vĩ (2 sào 7 thước 5 tấc) đây cũng là xã có diện tích có thể tính sở hữu nhỏ nhất. Cụ thể mức độ sở hữu của từng xã như sau:

Bảng 2.3. Bình quân sở hữu và bình quân thửa

Đơn vị tính: Mẫu, sào, thước, tấc, phân

Xã, thơn Ruộng tư ghi trong địa bạ Diện tích có thể tính sở hữu Số thửa Bình qn một thửa Số chủ Bình quân sở hữu một chủ Thu Ngạc 13.9.01.5..0 4.4.11.4.0 Xuân Ứng 34.0.10.2.0 Sa Lung 7.9.04.2.0 0.5.00.0.0 1 0.5.00.0.0 1 0.5.00.0.0 Hạ Long 134.1.11.3.0 1.5.03.2.0 2 0.7.09.1.0 2 0.7.09.1.0 Trục Thước 28.8.09.6.0 2.7.09.6.0 4 0.6.11.6.0 4 0.6.13.6.0 Phượng Vĩ 52.3.14.8.0 0.5.00.0.0 2 0.2.07.5.0 2 0.2.07.5.0 Bạn Lữ 28.5.12.9.0 1.1.00.0.0 3 0.3.10.0.0 3 0.3.10.0.0 Vân Hoàng 14.6.06.5.0 1.0.00.0.0 1 1.0.00.0.0 1 1.0.00.0.0 KhổngTước 19.8.08.6.0 1.2.03.0.0 2 0.6.01.0.0 2 0.6.01.0.0 Sơn Lương 13.3.10.8.0 2.1.06.0.0 2 1.0.10.5.0 2 1.0.10.5.0 Vân Bán 33.4.03.7.0 13.5.03.7.0 2 6.7.09.3.0 2 6.7.09.3.0 Mộ Lan 165.3.01.3.0 4.0.00.0.0 5 0.8.00.0.0 5 0.8.00.0.0 Phục Cổ 34.9.05.5.0 23.1.01.8.0 6 3.8.07.8.0 5 4.6.04.0.0 ThượngLong 139.6.07.3.0 5.1.05.3.0 4 1.2.12.5.0 4 1.2.12.5.0 Xuân Lôi 13.1.00.0.0 13.1.00.0.0 8 1.6.05.6.0 5 2.6.03.0.0 An Dưỡng 135.8.06.0.0 31.2.05.0.0 6 5.5.05.8.0 6 5.5.05.08.0 Đồ Thủy 26.0.14.8.0 0.9.10.0.0 3 0.3.03.3.0 2 0.4.12.5.0 Tổng 896.1.09.0.0 238.5.03.0.0 51 4.6.11.5.0 46 5.1.03.9.0

Tổng cộng có 238 mẫu 5 sào 3 thước ruộng phân tán trên 51 thửa, bình qn diện tích của một thửa là 4 mẫu 6 sào 11 thước 5 tấc, xã có bình qn thửa cao nhất là xã Vân Bán thuộc tổng Vân Bán với 6 mẫu 7 sào 9 thước 3 tấc và thấp nhất là xã Phượng Vĩ cùng tổng Vân Bán với 2 sào 7 thước 5 tấc. Từ tình hình sở hữu bình quân về ruộng đất, cũng như bình quân về thửa và sự phân bố các lớp sở hữu có thể thấy: Kết cấu sở hữu ruộng đất ở Yên Lập nửa đầu thế kỷ XIX đang trong quá trình tập trung ruộng đất vào tay tầng lớp những người có thế lực ở địa phương.

- Sở hữu ruộng đất của các nhóm họ

Ở đây, khái niệm “nhóm họ” để chỉ tập hợp những dịng họ có chung tên gọi đầu tiên thí dụ nhóm họ Nguyễn, họ Hồng, họ Hà. Trên cơ sở thống kê địa bạ năm Gia Long 4 (1805) tôi đã thống kê được các nhóm họ cũng như quy mơ sở hữu như sau:

Bảng 2.4. Sự phân bố ruộng đất của các nhóm họ năm 1805

Đơn vị tính: Mẫu, sào, thước, tấc, phân

Thứ tự Họ Số chủ Tỷ lệ (%) Diện tích sở hữu Tỷ lệ (%) 1 Dương 2 4,35 4.3.02.2.0 3,31 2 Nguyễn 14 30,43 18.2.04.7.0 17,51 3 Đặng 3 6,52 6.6.11.5.0 6,42 4 Đỗ 1 2,17 4.0.10.0.0 3,89 5 Hoàng 16 34,78 55.5.01.6.0 53,99 6 Đinh 2 4,35 10.5.03.0.0 10,69 7 Lý 2 4,35 1.5.11.0.0 1,46 8 Vũ 2 4,35 1.6.03.6.0 1,56 9 Phạm 2 4,35 0.7.00.0.0 0,68 10 Trần 2 4,35 0.5.00.0.0 0,49 Tổng 10 nhóm họ 46 100 102.8.02.6.0 100

Nguồn: Thống kê 17 địa bạ Gia Long 4 (1805)

Như vậy, 46 chủ sở hữu ruộng đất ở Yên Lập tại thời điểm Gia Long 4 (1805) gồm 10 nhóm họ khác nhau. Tuy nhiên sự phân bố chủ sở hữu trong các nhóm họ khơng đều, có những nhóm họ rất đơng như nhóm họ Hồng (16 chủ = 34,78%), họ

Nguyễn (14 chủ = 30,43%) nhưng có nhóm họ chỉ có một chủ sở hữu như họ Đỗ, còn lại là 2 hoặc 3 chủ sở hữu. Xét về quy mơ sở hữu của các nhóm họ ở Yên Lập vào thời điểm này ta thấy mức độ phân hóa giữa các nhóm họ là khá lớn. Các nhóm họ Hồng, họ Nguyễn với diện tích sở hữu là 73 mẫu 7 sào 6 thước 3 tấc chiếm 71,5% tổng diện tích ruộng đất của tồn huyện. Đây cũng là 2 dòng họ lớn, đặc biệt là họ Hồng có vị trí quan trọng trong làng xã đương thời.

- Chủ sở hữu ruộng là nữ

Yên Lập tại thời điểm này khơng có chủ sở hữu ruộng là nữ. Lý giải việc khơng có chủ sở hữu là nữ, có thể do tư tưởng trọng nam khinh nữ chi phối đến việc chia ruộng đất cho các con (chủ yếu là chia cho những người con trai). Mặt khác Yên Lập là địa bàn sinh sống của người Mường nên việc phân chia tài sản sẽ tiến hành theo luật tục của dân tộc: “Con trai cả được hưởng ngôi nhà và một nửa gia tài, ruộng đất cũng được phần tốt hơn, các em trai được chia đều số tài sản cịn lại, người Mường có câu: “con cả ăn ruộng đầu mương, đầu phai, con út, con thự lây no chi bằng”(con cả được ruộng đầu mương, đầu phai, con út, con thứ lấy chi cho bằng). Con gái khơng được chia tài sản vì theo quan niệm con gái được hưởng gia tài nhà chồng”[35, tr. 46-47].

- Chất lượng đất đai

Theo tư liệu địa bạ, ở Yên Lập chất lượng ruộng đất có một hạng: hạng ba (tam đẳng điền) và ruộng vụ thu, khơng có ruộng hạng một và hai. Sách Đồng Khánh địa dư

chí cũng viết như sau: “Ruộng đất: Trong huyện khơng có các hạng đất…Sản vật: Huyện phần nhiều làm lúa vụ thu, duy có xã Vân Bán có cấy lúa hè” [39, tr. 729].

- Tình hình sở hữu ruộng đất của chức sắc

Một trong những số liệu khá quan trọng mà địa bạ có thể cung cấp là vai trị kinh tế của đội ngũ những người có chức quyền ở làng xã, gọi là chức sắc. Chức sắc gồm chức dịch và sắc mục. Chức dịch là bộ phận chức sắc quản lý làng xã nằm trong hệ thống tổ chức hành chính của nhà nước, được nhà nước cơng nhận như lý trưởng, xã trưởng… Còn sắc mục là những người được làng cử ra, đại diện cho cộng đồng, tiêu biểu cho bộ máy tự quản của làng xã như hương mục, dịch mục. Theo quy định cuối địa bạ có phần ghi danh cùng điểm chỉ của những người có chức sắc chịu trách nhiệm

lập địa bạ. Mỗi địa bạ cũng có ít nhất hai chức sắc trong xã đứng danh kê khai, chịu trách nhiệm về việc lập địa bạ của xã mình, trong đó có ít nhất một người thuộc hệ thống chức dịch của nhà nước thường là xã trưởng, ít nhất một người thuộc sắc mục của thôn xã, phần lớn là hương mục. Khi địa bạ có tới ba, bốn thậm chí là năm người chịu trách nhiệm thì ngồi xã trưởng và hương mục ra cịn có hương lão… Căn cứ vào tài liệu địa bạ năm 1805 trong 15 xã thơn của huyện n Lập có tới 44 chức dịch, trong số đó có 15 xã trưởng, 15 sắc mục, 9 thôn trưởng, 1 thổ tù, 3 tổng trưởng, 1 phó tổng. Để thấy rõ mức độ sở hữu cụ thể của các chức dịch trong huyện, xem bảng số liệu sau:

Bảng 2.5. Tình hình sở hữu ruộng tư của các chức sắc năm (1805)

Đơn vị tính: Mẫu, sào, thước, tấc, phân

Chức vị Số chủ %

Không

ruộng đất <1 mẫu 1-5 mẫu 5-10 mẫu

10-20 mẫu Xã trưởng 15 4 7 4 % 26,67 46,66 26,66 Sắc mục 15 1 6 6 1 1 % 6,66 40 40 6,66 6,66 Thôn trưởng 9 1 4 1 3 % 11,11 44,45 11,11 33,33 Thổ tù 1 1 % 100 Tổng trưởng 3 3 % 100 Phó tổng 1 1 % 100 Tổng cộng 44 10 17 27,27 4 1 100% 23,73 38,64 12 9,09 2,27

Nguồn: Thống kê 17 địa bạ Gia Long 4 (1805)

Các số liệu trên cho thấy số chức sắc có ruộng đất chiếm 76,27%. Có 10/44 chức sắc khơng có tên trong danh sách chủ ruộng, hay nói cách khác, có thể coi họ là

những người khơng có ruộng đất tư. Hiện tượng những người có chức ở làng xã mà khơng có ruộng đất là một hiện tượng khá phổ biến ở Việt Nam đầu thế kỷ XIX. Khơng tính tới các chức sắc khơng có ruộng đất tư, ngay trong hàng ngũ những người có ruộng đất tư thì mức độ tư hữu của họ cũng khơng đồng đều. Người có sở hữu lớn nhất trong 34 chức sắc có ruộng đất tư là sắc mục Đinh Bá Đĩnh của xã Vân Bán có tới 10 mẫu 3 thước, nhưng có sắc mục chỉ sở hữu có 6 sào 3 thước. Thậm chí có chức sắc khơng có ruộng như xã trưởng Nguyễn Đình Tăng xã Vân Bán, sắc mục Dương Đăng Thọ xã Thượng Long.

Trong tổng số 34 chức sắc thì sắc mục có sở hữu ruộng đất nhiều nhất là 30 mẫu 8 sào 3 thước 9 tấc nhưng tế bình qn sở hữu chỉ có 2 mẫu 8 thước 3 tấc. Cịn Thổ tù lại có bình qn sở hữu cao hơn là 3 mẫu 5 sào 3 thước 3 tấc. Nhìn chung bình quân sở hữu của các chức sắc là 1 mẫu 4 sào 4 thước 8 tấc . Như vậy đa số chức sắc sở hữu ruộng đất dưới 5 mẫu. Tính chất sở hữu nhỏ, tự canh là đặc trưng sở hữu ruộng đất của các chức sắc.

Mặc dù không thể và cũng không nên phân biệt một cách rạch ròi giữa bộ phận chức dịch và sắc mục trong làng xã nhưng bằng những phân tích có tính định lượng trên, rõ ràng đội ngũ sắc mục có quyền lực kinh tế thơng qua quyền sở hữu ruộng đất tư lớn hơn hẳn so với các chức dịch. Phải chăng đây mới chính là những người thực sự có quyền lực trong thơn, xóm . Xã trưởng đứng đầu đơn vị hành chính cơ sở, nhưng do tính tự quản của cộng đồng làng xã nên cũng phải tôn trọng các sắc mục và chấp hành những nghị quyết của hội đồng sắc mục về những hoạt động của cộng đồng làng xã. Đây là thể hiện một phần mối quan hệ giữa “làng” và “ nước” giữa “lệ làng” và “phép nước”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế, văn hóa huyện yên lập tỉnh phú thọ nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)