Các thành phần dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế, văn hóa huyện yên lập tỉnh phú thọ nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 25)

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN YÊN LẬP TỈNH PHÚ THỌ

1.3. Các thành phần dân tộc

Cũng như các huyện khác của tỉnh Phú Thọ, Yên Lập là vùng đất sớm có người Việt cổ đến sinh sống. Các nhà khảo cổ đã phát hiện được ở một số địa phương trong huyện nhiều hiện vật bằng đồng, trong đó có trống đồng Tân Long, Đồng Thịnh, Ngọc Lập (loại II Hergơ) là những hiện vật thuộc thời đại hùng Vương. Trên trống đồng có khắc hình người đánh trống, đánh chiêng, gõ mõ, nhảy múa và một số hình ảnh khác phản ánh cảnh sinh hoạt văn hóa của con người thời đó. Trải qua hàng vạn năm, bằng bàn tay lao động và khối óc thơng minh sáng tạo của mình, những cư dân sống ở Yên Lập ra sức khai phá đồi nương, dũng cảm chống chọi với thiên nhiên, thú dữ, giặc ngoại xâm để duy trì cuộc sống bảo vệ và xây dựng làng bản đông vui như ngày nay. Chứng tỏ Yên Lập nằm trong địa bàn sinh tồn và phát triển liên tục của người Việt cổ trên đất nước ta. Buổi đầu thưa thớt rồi sinh sôi nảy nở ngày một đông thêm. Về sau lại tiếp nhận thêm các dòng người từ bốn phương tụ lại cứ như thế đến đầu thế kỷ XIX trên dải đất Yên Lập đã có nhiều tộc người cùng sinh sống. Sự phân

bố dân cư, dân tộc mang yếu tố xen kẽ, cao thấp khác nhau. Sách Đồng Khánh địa dư

chí có ghi: “trong huyện dân số người Kinh, người Thổ xấp xỉ nhau. Phong tục người

Kinh giống như các huyện khác. Người Thổ thì quê mùa, chất phác, chỉ biết làm nghề nông”.[39, tr. 729].

Theo số liệu thống kê dân số, huyện n Lập tính đến 31/10/2013 có 88.271 nhân khẩu, được phân bố theo các dân tộc như trong bảng sau:

Bảng 1.1. Thành phần các dân tộc huyện Yên Lập

STT Dân tộc Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Ghi chú

1 Mường 59.821 67,77% 2 Kinh 23.907 27,08% 3 Dao 3.990 4,53% 4 Mông 186 0,21% 5 Tày 160 0,18% 6 Các dân tộc khác 207 0,23% Tổng số 88.271 100%

Nguồn: Phịng Dân tộc huyện n Lập, tính đến 31/10/2013.

Bảng thống kê trên cho thấy, tại Yên Lập có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó tập trung nhiều nhất là dân tộc Mường, Kinh thuộc nhóm ngữ hệ Việt - Mường, Dao thuộc nhóm ngữ hệ Hoa-Hán. Các dân tộc ở đây cư trú thành nhóm khá rõ rệt.

- Dân tộc Mường: Cư trú ở những thung lũng thấp, tương đối bằng phẳng.

Hiện nay Mường là tộc danh chính thức, được nhà nước công nhận và sử dụng trong các văn bản pháp quy. Nhưng trong đời sống và trong văn học dân gian, người Mường tự gọi mình là Mol, Mual, Mul hoặc Mon…tùy cách gọi từng địa phương. Mol, Mual, Mul, Mon đều có nghĩa là người. Các nhà nghiên cứu thống nhất cho rằng người Việt và người Mường có gốc “ Việt - Mường” chung trước khi trở thành người “Việt” và người “Mường” sau thời kì Bắc thuộc. Tiếng Mường thuộc nhóm ngơn ngữ Việt - Mường (ngữ hệ Nam Á), rất gần với tiếng việt. Theo sách Địa chí Vĩnh Phú Văn hóa dân gian vùng Đất Tổ viết như sau: “Người Mường và người Việt vốn có

những quan hệ rất gần gũi nhau về văn hóa, tiếng nói và đều là con cháu người Lạc Việt. Người Lạc Việt có bộ phận sống ở đồng bằng, có bộ phận sống ở miền núi. Bộ

phận người Lạc Việt ở đồng bằng đơng hơn, có những điều kiện phát triển kinh tế văn hóa thuận lợi hơn, nên đã hình thành dân tộc Việt hiện đại, phân hóa với bộ phận người Lạc Việt sống ở miền núi, tức là người Mường hiện nay”.[31, tr. 40].

Yên Lập là địa bàn sinh tụ của 16 dân tộc với tổng dân số là 88.271 người được phân bố ở 223 khu dân cư của 17 xã, thị trấn trong huyện; trong đó dân tộc Mường là 59.821 người, chiếm 67,77%, còn lại là người Kinh, người Dao và các dân tộc khác. Có những xã chiếm hơn 90% dân số là người Mường như xã Ngọc Lập, xã Minh Hòa.

Vậy người Mường có mặt ở Phú Thọ từ bao giờ? Có ý kiến cho rằng từ đời Trần (thế kỷ XIII) người Mường mới di cư đến Phú Thọ làm ăn sinh sống. Ý kiến này căn cứ vào các bộ sử như Đại Việt sử kí tồn thư, Việt Sử thơng giám cương mục trong đó có ghi về cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên với sự tham

gia của các thủ lĩnh dân tộc thiểu số như Hà Đặc, Hà Bổng. Trong khi chờ đợi những kết quả nghiên cứu mới, thì ý kiến về sự có mặt của người Mường vào thế kỷ XIII trên cơ sở tài liệu thư tịch cổ là hồn tồn có thể chấp nhận được. Song đâu là quê hương gốc của người Mường. Theo một câu chuyện sưu tầm được ở Thanh Sơn thì cách đây vài trăm năm tại một địa phương của tỉnh Hịa Bình, có mở hội xuân thi tài tập luyện cho binh lính để bảo vệ dịng Lang của bản Mường. Trong buổi thi tài đó, người em là Đinh Cơng Dũng đã thể hiện tài nghệ xuất sắc của mình được dân trong vùng quý mến. Người anh là Đinh Công Hùng lo sợ sau này bị chiếm mất địa vị nên có ý định hại em. Nhưng vợ của Hùng vì thương em chồng, đã tìm cách báo cho Dũng. Dũng biết khơng thể nào ở lại với anh nên tìm cách đi tới một vùng đất khác. Hôm ra đi Dũng đánh ba hồi cồng rồi nói với dân trong làng xóm ai muốn theo mình thì đi và sẽ đến một vùng đất mới để gây dựng bản làng. Hưởng ứng lời kêu gọi của Dũng, dân làng đã đi theo. Họ lên đường từ Mường Bi, Mường Thàng đến miền Phương Lâm (nay thuộc Kỳ Sơn, Hịa Bình) bèn nghỉ lại và đi săn bắn. Dũng ngắm thấy núi Ba Vì hùng vĩ, Sơn thủy hữu tình, nên đã chuyển đến xóm Ba Trại (Ba Vì, Hà Tây) sinh cơ lập nghiệp. Nhưng lại thấy bên kia sơng Đà đất rộng, có vẻ phì nhiêu bèn dẫn đồn người vượt sơng Đà đến xóm Giai xã Cự Thắng rồi đến xóm Đồng Rê (nay là xã Tất Thắng). Từ đó họ

sinh cơ lập nghiệp ở đây, sau này là xóm Chiềng xã Tất Thắng. Nhớ ơn người có cơng đầu tiên, người ta dựng đình để thờ tổ tiên dịng họ Đinh, việc lập đình để thờ như vậy cịn thấy ở xã Cự Thắng:

“Thủy nguyên thành tích Cao Phong động

Sơn thạch tài bồi Cự Thắng sinh”

Như vậy một bộ phận quan trọng của người Mường vốn có quê hương xưa là động Cao phong vùng Mường Thàng huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình. Trước đây, và một phần nào cho đến ngày nay, người Mường ở Thanh Sơn vẫn có mối quan hệ bà con đi lại thăm hỏi đồng bào Mường ở Hịa Bình. Cịn cư dân Mường Yên Lập, theo truyền lại một bộ phận từ vùng Cự Thắng, Tất Thắng, huyện Thanh Sơn sang, còn số khác là ở Tu Lý, Hiền Lương (Đà Bắc, Hịa Bình).

Tóm lại người Mường đã có mặt ở Phú Thọ từ lâu và quá trình di cư diễn ra trong một thời gian khá dài mà Hịa Bình vốn là q hương gốc của họ. Nhiều thế kỷ trôi qua, cư dân Mường không chỉ tăng nhanh về dân số mà còn trải qua nhiều biến đổi do nhiều yếu tố tác động của môi sinh, lịch sử đã tạo nên những sắc thái văn hóa riêng thể hiện ở nhiều mặt như nếp sống, phong tục tập quán…nhưng vẫn giữ được nét chung của văn hóa Mường.

- Dân tộc Dao: Người Dao là một trong 54 dân tộc anh em sinh sống ở Việt

Nam, với nhiều nhóm khác nhau, cư trú tại các bản động vùng sâu, vùng xa thuộc nhiều vùng miền khác nhau của tổ quốc, trong đó có nhóm Dao Tiền và Dao Quần Chẹt định cư ở Phú Thọ. Theo các nhà nghiên cứu dân tộc học, người Dao cư trú ở Phú Thọ được di cư từ các tỉnh miền nam Trung Quốc: Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam bằng đường thủy từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIX “Dao Quần Chẹt và Dao Tiền, hiện nay ở Vĩnh Phú, Hà Tây, Hịa Bình, Yên Bái và Tuyên Quang đã từ Quảng Đông vào Quảng Yên rồi tới những địa điểm trên. Câu chuyện vượt biển này được viết thành một cuốn “sử thi” có nhiều tình tiết lâm li nay còn được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân Dao” [10, tr. 23]. Cuộc thiên di của người Dao từ Trung Quốc vào Phú Thọ có lẽ là cuộc thiên di tập trung, có tổ chức nhất mà dấu tích cịn để lại trong tín ngưỡng, phong tục tập quán và qua những bản gia phả mà người Dao đương đại nhiều lần được đọc hoặc được nghe, nhìn ở các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Tân Sơn. Người Dao ở địa phương, các dân tộc khác gọi người Dao bằng

những tên gọi khác như: Mán, Động, Xá…Tên “Động” dùng phổ biến ở vùng Đông Bắc. Tên “Xá” thấy ở vùng Tây Bắc. Còn tên tự gọi của người Dao là “Kiềm Miền”: “Kiềm” (Kìm, Kiềm) có nghĩa là “Rừng” và “Miền” (Mùn, Mửn) có nghĩa là “Người”. Như vậy, “Kiềm Miền” có nghĩa là “Người Rừng”. Tên gọi này chỉ là một cái tên phiếm xưng, vì những người sống ở rừng rất nhiều khơng riêng gì người Dao. Về nguồn gốc của người Dao thì trong cộng đồng dân tộc Dao vẫn còn lưu truyền rộng rãi câu truyện Bàn Hồ. Bàn Hồ không chỉ là câu truyện truyền khẩu, mà nó cịn được ghi khá chi tiết trong các cuốn bảng văn và trong các cuốn sách cúng của người Dao. Người Dao cư trú ở tây bắc Bắc Bộ, đến Việt Nam vào khoảng thế kỷ XIII và đi theo đường bộ. Cịn người Dao ở Đơng Bắc Bắc Bộ và một số tỉnh trung du cũng bắt đầu đến Việt Nam vào khoảng thế kỷ XIII cho đến thế kỷ XX, họ đi bằng đường thủy là chủ yếu. Có nhiều nguyên nhân, thời gian và luồng di cư khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu là do sự chèn ép, áp bức của chế độ phong kiến Trung Quốc, các cuộc chiến tranh phong kiến liên miên. Ngoài ra là nạn hạn hán, thiên tai, mất mùa… Khi định cư ở Việt Nam, họ có nhiều tên gọi khác nhau: Dao Nhân, Kiềm Miền, Cần Đông, Cần Khau, Cần Téo Chèn…

Dân số người Dao ở Phú Thọ chỉ đứng thứ hai sau người Kinh và người Mường. Đến nay 12/13 huyện, thị, thành có người Dao sinh sống. Song chỉ có ba huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập có người Dao sinh sống tập trung thành xóm bản. Tại huyện Yên Lập, theo số liệu của phòng Dân tộc huyện cung cấp tính đến ngày 31/10/2013, số người Dao sinh sống trên địa bàn huyện là 3.990 người, tương đương 4,52% dân số tồn huyện.

Dựa theo tiêu chí ngơn ngữ, tộc người, đặc điểm văn hóa và ý thức tự giác tộc người, các nhà nghiên cứu đã khẳng định: người Dao ở Phú Thọ hiện chỉ có mặt hai nhóm nhỏ trong một nhóm lớn. Đó là người Dao Tiền thuộc nhóm Tiểu Bản và người Dao Quần Chẹt thuộc nhóm Đại Bản. Nhóm Dao Tiền cịn có tên là Dao đeo tiền hay Tiểu Bản. Người Dao Tiền tâp trung cư trú ở 28 bản động vùng cao của huyện Thanh Sơn. “Cịn người Dao Quần Chẹt cịn có tên là Mán Sơn Đầu, Dao Nga Hoàng, Đại Bản hay Dao Tam Đảo. Trang phục nữ nhóm này có đặc điểm rất dễ nhận là quần ống hẹp, bó sát vào chân. Trước đây nữ Dao Quần Chẹt cịn có tục chải đầu bằng sáp ong, nên có tên là Mán Sơn Đầu. Ở Hịa Bình, Sơn Tây và Phú Thọ, Dao Quần chẹt

có tên là Dao Tam Đảo vì trước khi đến cư trú ở những địa phương trên, họ đã ở núi Tam Đảo ( Vĩnh Yên). Ở Yên Bái và Tây Bắc họ có tên là Dao Nga Hồng vì trước họ ở xã Nga Hoàng, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ” [31, tr. 42]. Người Dao Quần Chẹt tập trung cư trú tại 19 bản động vùng cao thuộc 8 xã của huyện Yên Lập là xã Nga Hoàng, xã Trung Sơn, xã Xuân Thủy, xã Xuân An, xã Mỹ Lương, xã Mỹ Lung, xã Thượng Long, xã Đồng Thịnh. Trình độ canh tác của người Dao ở Yên Lập cịn thấp, nghề phụ khơng phát triển, chưa biết tận dụng khả năng của đất.

- Dân tộc Kinh: Sống xen kẽ với các dân tộc khác trong huyện, họ sống ở

những khu vực trung tâm của xã, huyện. Từ thế kỷ X trở đi đã có nhiều đơt, nhiều dịng người nhập cư vào Phú Thọ.

Từ năm 980 đến năm 1905, vua Lê Đại Hành cho con thứ tư là Ngự man vương Long Đĩnh lên trấn giữ Phong Châu.

Tháng 3 năm 1036, vua Lý Thái Tôn đem công chúa Kim Thành gả cho châu mục châu Chân Đăng. Khoảng năm 1060, vua Lý Thánh Tông gả công chúa Ngọc Kiều cho châu mục châu Chân Đăng.

Mỗi lần như vậy là một lần thê tử, gia nhân, quân lính đi theo, ngụ cư lâu dài rồi trở thành người địa phương.

Mùa xuân năm 1044, nhà Lý đem quân đi đánh Chiêm Thành bắt được 5000 người, đem về cho ở châu Chân Đăng, đặt hương ấp theo tên của người Chiêm, làm ruộng quốc khố của nhà vua. Số người này sau cũng trở thành người địa phương.

Thời nhà Trần, nhiều vương hầu công chúa được phong đất ở các nơi. Công chúa Thiên Thụy được ban thái ấp ở hương Bạch Hạc. Công chúa và gia nhân cùng nhiều nông dân miền xuôi đã lên đây vừa cai quản vùng đất được phong vùa phát triển sản xuất. Đến thời nhà Nguyễn, người Kinh ở các tỉnh miền xuôi lên Phú Thọ ngày một nhiều. Đến thời Pháp thuộc Yên Lập vẫn là nơi đất rộng người thưa “ở đây mỗi km vng có 30 người là cùng” [7, tr. 6] nên thống sứ Bắc kỳ là Sa-ten đã cho di dân các làng Thái La huyện Vụ Bản, Thôi Ngôi, Vị Nhuế phủ Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định di dân lên châu Yên Lập, lập thành một ấp riêng, gọi là ấp Trung Bằng “ ấp này ở phía bắc châu lỵ, cách 4km. Từ châu lỵ đến đây phải đi chân hay đi ngựa. Trong ấp có 40 gia đình, 80 dân đinh, 180 nhân khẩu, kể cả nam, phụ, lão, ấu. Các di dân đó ở vào một xóm trong làng Hạ Long này, vốn có 2000 mẫu đồi hoang, đất tốt tỉnh Phú Thọ dành riêng cho di dân [7, tr. 14].

Sau cách mạng tháng Tám, khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Phú Thọ được đón nhiều đồng bào thủ đơ và các tỉnh miền xuôi tản cư lên, đến ngày thắng lợi, một số đã an cư lạc nghiêp không hồi hương nữa mà ở lại làm dân Phú Thọ.

Hiện nay người Kinh ở Yên Lập đứng thứ 2 về dân số sau người Mường. Theo thống kê cuối năm 2013 của Phòng Dân tộc huyện Yên Lập, số người Kinh là 23.907 người, tương đương 27,08% dân số toàn huyện. Người Kinh sống rải rác khắp các địa bàn trong huyện, nhưng thường tập trung ở những khu vực trung tâm.

Tóm lại, dù là người dân bản địa hay dân nhập cư, dù là người miền xuôi hay miền ngược nhưng khi cùng chung sống các dân tộc đã hòa đồng, quần tụ bên nhau tạo nên nét văn hóa đặc sắc, đa dạng phong phú.

1.4. Khái qt tình hình chính trị - xã hội huyện Yên Lập

- Chính trị

Nhà Nguyễn được thiết lập năm (1802) đã nhận xét Bắc Hà là đất cũ của triều Lê, phần lớn có dịng họ thổ tù, lang cun, lang đạo ở các trấn biên giới phía Bắc vẫn chịu nhiều ân sủng của nhà Lê. Vì vậy Gia Long tuyên bố khẩu hiệu “Phù Lê” và phong cho con cháu nhà Lê làm diêm trợ cơng. Ngồi ra Gia Long còn miễn thuế cho các phiên thần khai quốc thời Lê. Các chính sách này nhằm ngăn chặn những cuộc nổi dậy hay chống đối của các phiên thần nhà Lê. Khoảng 20 năm đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn tiếp tục duy trì chế độ phiên thần cho các thổ tù biên giới đối với nhà nước, được gọi là thổ quan. Năm 1802, các phủ, huyện, châu, thổ dân ở Hưng Hóa, Quảng Yên, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn lấy quan người quản lãnh. Trong bộ máy chính quyền Gia Long cịn đặt chức Man Phủ Sứ để chuyên trách công việc phủ dụ lôi kéo các tộc người miền núi.

Năm 1820, Minh Mệnh lên kế tục sự nghiệp, một mặt ông tiếp tục duy trì chính sách của vua cha, mặt khác tăng cường sự kiểm sốt của chính quyền trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế, văn hóa huyện yên lập tỉnh phú thọ nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)