PHẦN 1 MỞ ĐẦU
2.1 Cở sở lý luận
2.1.3 Phân loại liên kết chuỗi cung ứng
Liên kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản là những hoạt động kinh tế tự nguyện, cùng có lợi, nhưng ràng buộc chặt chẽ với nhau theo một thỏa thuận trước của các chủ thể sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản.
Là một trong các hình thức phối hợp hoạt động giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ nơng sản, gắn với các hình thức tổ chức kinh doanh trong ngành nông sản, chịu sự chi phối của các chế định thể chế nhằm đạt được mục tiêu của các hoạt động tham gia q trình liên kết. Tùy theo mục đích nghiên cứu có thể chia thành nhiều loại hình liên kết kinh tế khác nhau mà mỗi cách phân chia biểu hiện đặc trưng của mỗi loại hình liên kết.
- Căn cứ theo chủ thể kinh tế, có các hình thức liên kết sau:
Liên kết giữa nông dân với nông dân. Nông dân tự nguyện hợp tác thành các tổ
nhóm hợp tác, hợp tác xã, cùng nhau sản xuất một hoặc một số loại giống nhất định, áp dụng cùng quy trình sản xuất tiên tiến, được cập nhật theo hướng thực
26
hành nơng nghiệp tốt, cùng nhau quản lí và sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng nông sản do các doanh nghiệp yêu cầu thể hiện trong các hợp đồng nơng sản được kí giữa hai bên. Hình thức này có vai trị tạo thế cân bằng trong các giao dịch, đàm phán với các tác nhân khác (tránh được tình trạng ép cấn, ép giá từ người thu mua, người bán bn hay các doanh nghiệp nói chung) trong chuỗi giá trị nông sản.
Liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp(thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm)
Đây là hình thức quan trọng nhất tơng các hình thức liên kết vì thách thức lớn nhất của hộ nông dân là bao tiêu sản phẩm. Thông thường quyền lợi và nghĩa vụ cũng như các điều khoản liên quan đến chất lượng, mẫu mã, giá cả và các trường hợp phát sinh trong quá trình thực hiện liên kết được quy định tại một hợp đồng kinh tế. Đây là một căn cứ pháp lí quan trọng để đảm bảo các bên thực hiện đầy đủ và các bên tham gia liên kết cùng có lợi.
Liên kết theo chuỗi là hình thức hợp đồng sản xuất nông nghiệp bao gồm nhiều
chủ thể khác nhau cùng tham gia như doanh nghiệp, nông dân, nhà nước, nhà khoa học, các tổ chức cung cấp tín dụng. Hình thức này ở Việt Nam được gọi là hình thức “Liên kết bốn nhà”. Mặc dù có nhiều tác nhân cùng tham gia liên kết chuỗi tuy nhiên doanh nghiệp vẫn nắm vai trò trung tâm và điều hành các mối liên kết khác nhằm hỗ trợ điều kiện sản xuất cho nông dân cũng như quyết định quá trình tiêu thụ sản phẩm.Vai trị của Nhà nước chủ yếu tạo khung pháp lí giải quyết các tranh chấp phát sinh.
Theo Hồ Quý Hậu (2012), Căn cứ teo chức năng kinh tế, có các loại hình liên kết như sau:
Liên kết trao đổi: Là kiểu trao đổi đối tượng này để nhận một đối tượng khác
có giá trị tương đương. Ví dụ doanh nghiệp đầu tu các vật tư nông nghiệp cho nông dân và nhận lại giá trị tương đương khi thu hoạch nông sản
27
Liên kết hợp lực: là việc các bên liên kết cùng nhậu đóng góp nguồn lực kinh tế
như đất đai, nguồn vốn, nhân lực, công nghệ,… để cùng sản xuất và kinh doanh, cùng chịu trách nhiệm, hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo mức độ đóng góp. Hình thức này diễn ra khá phổ biến và được coi là hình thức bền vững nhất bởi các bên tham gia liên kết gần như cùng một tổ chức nên họ không vi phạm hợp đồng trong quá trình thực hiện.
Liên kết phân chia là hình thức liên kết mà các bên cùng phân chia khu vực
cung ứng nguyên vật liệu đầu vào và thị trường đầu ra để giảm rủi ro cạnh tranh lẫn nhau, lúc này các bên liên kết là đối tác kinh doanh chứ không phải đối thủ cạnh tranh. Thông thường sự phân chia khu vực phụ thuộc vào địa giới hành chính và các vùng lãnh thổ.
Liên kết ủy nhiệm là là một bên ủy nhiệm cho bên liên kết thực hiện một
nhiệm vụ nào đó và chi trả các chi phí phát sinh. Ví dụ doanh nghiệp thuê gia cơng sản xuất và trả chi phí gia cơng, đại lí bán hàng và trả hoa hồng.
Căn cứ vào hình thức tổ chức pháp lý, các loại hình liên kết gồm có:
Liên kết kinh tế thơng qua hợp đồng thực hiện giữa các bên tham gia liên kết
nhưng chưa chưa trở thành tổ chức cùng phối hợp sản xuất kinh doanh trong một ngành hàng nhất định.
Liên minh kinh tế là một tổ chức đồng minh kinh tế giữa các bên liên kết để
phối hợp hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các bên tham gia sẽ thực hiện trao và nhận những đặc quyền kinh tế nào đó vượt trội hơn hẳn các tổ chức khơng có liên kết. Ví dụ tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization - WTO) hoặc Cộng đồng kinh tế Châu (European Economic Community - EEC) là một liên minh kinh tế gồm nhiều quốc gia đồng tham gia liên minh kinh tế.
Liên hợp kinh tế là một tổ chức liên kết giữa các chủ thể độc lập, tự chủ có mối
quan hệ kinh tế - kĩ thuật chặt chẽ theo chiều dọc hoặc chiều ngang cùng cung cấp một hoặc nhiều sản phẩm, dịch vụ. Mơ hình liên kết thường gặp trong thực tiễn là
28
các tập đoàn kinh tế đa quốc gia, sản xuất các sản phẩm có bộ phận phức tạp nên cần chia nhỏ các phần công việc dưới sự chỉ huy của tổng công ty mẹ hoặc tập đồn. Đây là hình thức liên kết chặt chẽ nhất.