PHẦN 1 MỞ ĐẦU
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.2 Kinh nghiệm trong nước
39
Ở Việt Nam các doanh nghiệp cũng đã cải thiện tư duy để tham gia chuỗi liên kết toàn cầu. Thống kê của Bộ Công Thương, phần lớn doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) liên kết với nhà cung cấp nước ngồi, cịn đa số doanh nghiệp tư nhân Việt Nam bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho đối tác trong nước và chỉ có 15% bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho đối tác nước ngồi tại Việt Nam. Bên cạnh đó, có 8,4% xuất khẩu sản phẩm trực tiếp và 7,4% xuất khẩu gián tiếp thông qua bán hàng cho doanh nghiệp mua hàng bên thứ 3 (Mỹ Phương, 2019)
Lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, một số chuyên gia chỉ ra rằng, doanh nghiệp Việt Nam còn áp dụng kỹ thuật lạc hậu nên năng suất thấp, thiếu kinh nghiệm làm việc với doanh nghiệp nước ngoài, thiếu ý thức tuân thủ tiêu chuẩn về phát triển bền vững; đồng thời, doanh nghiệp Việt Nam chưa chủ động hoặc khơng đủ điều kiện tham gia chuỗi cung ứng tồn cầu nên còn quan ngại việc tham gia mạnh dạn vào thị trường thương mại tự do, cũng như khai thác được lợi ích của những Hiệp định thương mại tự do.
Đánh giá về phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam, ông Tuyên Nguyễn, chuyên gia Cơng ty Tài chính quốc tế IFC – thành viên Ngân hàng Thế giới cho hay, bên cạnh những tồn tại trên, so với trước đây thì hiện tại doanh nghiệp Việt Nam đã đạt được những yêu cầu về phát triển bền vững.
Đơn cử, nếu trước đây những doanh nghiệp da giày Việt Nam gặp vấn đề về nguồn lao động, nhưng hiện nay họ đã hướng đến những tiêu chuẩn quốc tế. Hay về vấn đề sử dụng năng lượng, doanh nghiệp Việt Nam ở nhiều lĩnh vực đã áp dụng năng lượng mặt thời, tiết kiệm nước, tái sử dụng nước thải…
Mặt khác, doanh nghiệp Việt Nam đã có sự chuyển dịch tư duy trong sản xuất kinh doanh, hướng đến phát triển bền vững. Doanh nghiệp nội địa cũng cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua sự thúc đẩy từ những hợp tác với đối tác toàn cầu khi từng bước đáp ứng nhu cầu tham gia chuỗi cung ứng của doanh nghiệp lớn, tập đồn đa quốc gia; trong đó, cả doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
40
Việt Nam và đơn vị mua hàng quốc tế đều nỗ lực đảm bảo yếu tố phát triển bền vững trong chuỗi cung ứng tồn cầu.
Cịn bà Lê Thanh Thảo, đại diện Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO) cho biết, phát triển bền vững là một trong những nền tảng để giải quyết vấn đề phát triển kinh tế. Mục tiêu phát triển bền vững phục vụ cho phát triển kinh tế; đồng thời, thúc đẩy nhiều mục tiêu xã hội. Các quốc gia không thể thúc đẩy phát triển bền vững một cách độc lập, mà cần liên kết và hỗ trợ lẫn nhau như về cơ chế chính sách, kêu gọi hài hịa thống nhất tiêu chuẩn trên tồn cầu…
“Để hỗ trợ cho từng quốc gia, doanh nghiệp địa phương, cần sự vào cuộc của nhiều tổ chức toàn cầu trong đào tạo, chuyển giao cơng nghệ, tư vấn… Từ đó, mỗi quốc gia và doanh nghiệp xây dựng được năng lực cạnh tranh trên thị trường thương mại tự do, tham gia hiệu quả vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thúc đẩy ngành công nghiệp xanh”, bà Lê Thanh Thảo cho biết thêm.
Theo một số chuyên gia, vấn đề khuyến khích và thúc đẩy doanh nghiệp trong nước sản xuất kinh doanh đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế là một phần trong chiến lược nâng cao năng lực cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng tồn cầu. Qua đó, góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc.
Đó là bài học giành cho Việt Nam trong quá trình hồn thiện mình hướng ra thế giới.
* Một số giải phát huy vai trò của liên kết chuỗi
- Thứ nhất: thực hiện quy hoạch và xây dựng hệ thống hạ tầng kinh tế - kỹ thuật cho vùng nguyên liệu Về việc quy hoạch và xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, trước hết phải ưu tiên phục vụ cho sự phát triển của các loại cây trồng, vật nuôi chủ đạo. Tuỳ đặc điểm từng vùng cần tập trung xây dựng yếu tố nào trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, việc đầu tư xây dựng hệ thống kỹ thuật có ý nghĩa dẫn đường cho sự phát triển của
41
sản xuất nông nghiệp. Việc này cần phải có bàn tay của Nhà nước từ cơng tác quy hoạch, thiết kế đến tổ chức huy động vốn, tổ chức xây dựng cơng trình, tổ chức khai thác và quản lý cơng trình vì người dân với trình độ thấp, năng lực vốn kém không thể làm được. Vùng nguyên liệu cần có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển để phục vụ sản xuất. Để tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng, các đơn vị cần quán triệt và thực hiện tốt phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhân dân làm là chính đối với các cơng trình gắn trực tiếp với sản xuất, tuỳ từng điều kiện các địa phương có sự hỗ trợ hợp lý.
- Thứ hai: xây dựng và lựa chọn các hình thức tổ chức sản xuất Mỗi hình thức tổ chức có nội dung tổ chức và quản lý khác nhau, phù hợp với mỗi khâu của ngành hàng nông sản, thể hiện những ưu việt trong liên kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ nơng sản khác nhau. Vì vậy, để tổ chức và quản lý sản xuất phát huy được vai trị của nó, để liên kết phát huy vai trò gắn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản cần xây dựng và lựa chọn các hình thức tổ chức thích hợp. Để lựa chọn các hình thức tổ chức cần phân tích ưu, nhược điểm của từng hình thức trong từng khâu và liên kết giữa các khâu. Đánh giá sự phù hợp của các hình thức đó với đặc điểm tổ chức và quản lý của từng ngành hàng, của từng địa phương có hoạt động sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. Tổ chức lại sản xuất theo hướng gắn kết chặt chẽ và bảo đảm hài hịa lợi ích giữa các khâu ni, trồng, thu mua, chế biến và xuất khẩu. Trong đó, tổ chức lại các hộ theo mơ hình quản lý cộng đồng (nhóm hộ, hợp tác xã, hiệp hội...); sắp xếp lại hệ thống các cơ sở chế biến và tiêu thụ phù hợp với các vùng sản xuất nguyên liệu theo phạm vi thích hợp của từng địa phương.
- Thứ ba: Có cơ chế hỗ trợ nơng dân, cơ sở chế biến trong tổ chức các hoạt động liên kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ Tham gia liên kết là các hộ nông dân, cơ sở chế biến nhỏ nên hạn chế về thơng tin và trình độ tham gia liên kết. Đặc biệt, trong soạn thảo và thực thi hợp đồng liên kết sẽ phát sinh nhiều vấn
42
đề về pháp lý và kinh tế do hoạt động sản xuất nông nghiệp chịu nhiều tác động khách quan, kỷ luật trong thực thi pháp luật về kinh tế thấp. Vì vậy, khi triển khai các hoạt động liên kết không tránh khỏi những lúng túng. Trong bối cảnh trên, hỗ trợ các tác nhân tham gia liên kết trở thành yêu cầu mang tính cấp thiết. Các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức hội nghề từng địa phương lựa chọn các doanh nghiệp có tiềm lực, đặc biệt là các doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có sự tác động tương hỗ và có uy tín trong các quan hệ liên kết để giới thiệu cho nông dân. Tạo môi trường thuận lợi, nhất là các thủ tục hành chính, các chính sách kinh tế thu hút cho các doanh nghiệp đầu tư vào ngành nông nghiệp. Các cơ sở chế biến và tiêu thụ nơng sản cần tìm hiểu kỹ về đối tác dự định liên kết, giới thiệu để đối tác biết thực lực hoạt động kinh doanh của mình để có sự đàm phán, ký kết tham gia liên kết. Cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin minh chứng tiềm lực của doanh nghiệp cho cơ quan quản lý nhà nước. Quảng bá hình ảnh doanh nghiệp đến rộng rãi nơng dân. Đề xuất các hình thức liên kết phù hợp với nông dân từng vùng nguyên liệu.
- Thứ tư: Nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng và ý thức pháp luật của các chủ thể trong liên kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, các Hiệp hội ngành hàng ngày càng có vai trị quan trọng đối với các doanh nghiệp của ngành hàng nơng nghiệp. Vì vậy, phát triển và nâng cao vai trị của các Hiệp hội ngành hàng có ý nghĩa quan trọng trong phát triển liên kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ nơng sản. Liên kết địi hỏi các chủ thể phải tuân thủ các thỏa thuận trong các hợp đồng. Lâu nay, ở Việt Nam, những vấn đề liên quan đến cam kết hợp đồng trong liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ thường bị coi nhẹ, dẫn đến “bể kèo”. Tình trạng trên không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của các bên tham gia liên kết, mà trong bối cảnh hội nhập trong nước và quốc tế ngày càng mở rộng, sự hội nhập sẽ gặp nhiều khó khăn, tổn hại kinh tế khi vi phạm hợp đồng sẽ bị xử lý nghiêm khắc
43
trong các hiệp định thương mại, trong các hợp đồng với các đối tác nước ngồi. Vì vậy, nâng cao ý thức pháp luật trong liên kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản là hết sức quan trọng.