PHẦN 1 MỞ ĐẦU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm
- Vị trí địa lí
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ
107°28'57"Đ- 108°59'37"Đ và từ 12°9'45"B - 13°25'06"B. Tỉnh Đắk Lắk có vị trí địa lý:
Phía bắc giáp tỉnh Gia Lai
Phía đơng giáp các tỉnh Phú n, Khánh Hồ
Phía nam giáp các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nơng
Phía tây giáp Campuchia với đường biên giới dài 193 km[7]. Giáp các tỉnh giúp mở rộng liên kết chuỗi cung ứng
- Điều kiện tự nhiên:
Đắk Lăk nằm trong vùng Tây Nguyên có điều kiện rất thuận lợi để phát triển cây công nghiệp dài ngày đặc biệt là cà phê
+ Địa hình của tỉnh nói chung và vùng nói riêng rất đa dạng và phong phú, nằm ở phía Tây và cuối dãy Trường Sơn, là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ với các đồng bằng thấp ven theo các sơng chính. Địa hình của tỉnh có hướng thấp dần từ Đơng Nam sang Tây Bắc.
+ Khí hậu tồn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng khí hậu. Vùng phía Tây Bắc có khí hậu nắng nóng, khơ hanh về mùa khơ; Vùng phía Đơng có khí hậu mát mẻ, ơn
47
hịa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24oC, tháng nóng nhất và lạnh nhất chênh lệch nhau chỉ hơn 5 độ rất thích hợp trồng cây cà phê.
+ Nhìn chung đặc điểm khí hậu vừa bị chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất khí hậu cao ngun với nhiệt độ ơn hồ gần như quanh năm, đã tạo ra các vùng sinh thái nơng nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê.
+ Mạng lưới kênh ngòi dày đặc rất thuận lợi cho việc cung cấp mước tưới + Đất đỏ ba dan màu mỡ thuận lợi trồng cây cà phê.
- Điều kiện kinh tế xã hội:
+ Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong trồng cây cà phê
+ Cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện, áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất và thu hoạch, chế biến
+ Nhà nước có những chính sách hỗ trợ vay vốn sản xuất
+ Thị Trường tiêu thụ rộng, cà phê xuất khẩu của Việt Nam liên tục đứng đầu thế giới về chất lượng và được rất nhiều các quốc gia trên thế giới ưa chuộng.
48 Hình : Bản đồ hành chính tỉnh Đăk Lăk
(Nguồn: Trần Nguyên, 2016)
3.2 Các giống cà phê được trồng tại Đăk Lăk
a. Cà phê Arabica
Chủng cà phê Arabica có hạt hơi dài, ở Việt Nam có 3 chủng Bourbon, Typica, Catuai và Catimor.Sự khác biệt của Arabica nằm ở cách chế biến. Người ta thu hoặc quả cà phê Arabica rồi lên men bằng cách ngâm nước cho nở, sau đó rửa sạch và đưa vào sấy. trong trẻo màu hổ phách. Thành phần của Arabica có ít cafein và mang nhiều hương thơm. Đây là nguyên liệu chính của các hãng cà phê nổi tiếng nhất thế giới. (Epicure, 2019)
49
b. Typica
Typica là giống cà phê lâu đời nhất trên thế giới, nó chính là chủng cà phê đầu tiên được tìm ra. Hương vị của Typica rất được ưa thích bởi vị đắng pha ngọt, hịa quyện cùng vị chua thanh.
Typica có hình nón cao khoảng 3,5 – 4m, thân chính mọc thẳng, mọc xiên là nhiều thân phụ. Hiện nay, Typica được trồng nhiều nhất ở Cầu Đất (Đà Lạt) với sản lượng khoảng 3 tấn nhân cà phê/ năm. Do năng suất của Typica rất thấp nên từ 2001, khi giá cà phê tại Việt Nam xuống cực thấp, người ta bắt đầu chặt đi Typica và thay thế bằng những giống cà phê mang lại năng suất cao hơn. Ngày nay, để có được cà phê Typica thuần chủng tại Việt Nam khá khó khăn và sản lượng vơ cùng hạn chế.
c. Bourbon
Bourbon xuất xứ từ một hòn đảo Pháp, được đưa vào Việt Nam từ 1875. Giống cà phê này được trồng ở độ cao 1000 – 2000m và có năng suất cao hơn Typica từ 20- 30%, với chất lượng cà phê tạo ra tương đương với Typica.
Cà phê Bourbon tùy thuộc vào từng chủng cụ thể mà khi chín có màu sắc khác nhau: vàng, cam, đỏ,… Loại cà phê này chứa một hàm lượng axit hữu cơ phong phú, có vị chua thanh, mùi thơm quyến rũ và hương vị hấp dẫn, hậu vị chua thanh khiến nhiều người mê đắm. Đây cũng được coi là giống cà phê thơm ngon hàng đầu của Việt Nam.
50
d. Catimor
Catimor là giống cây được lai tạo ở Bồ Đào Nha, du nhập vào Việt Nam từ năm 1984. Catimor thuộc giống cà phê cây thấp, cành có đốt ngắn, có thể trồng với mật độ dày, cây trưởng thành sớm. Giống cà phê này được lai tạo để có thể kháng bệnh gỉ sắt, loại bệnh làm cà phê bị rụng lá dẫn tới năng suất thấp và khơng ổn định. Thêm vào đó, Catimor có tán lá mọc che kín thân, hạn chế được sự phá hoại của sâu đục thân. Nhờ vậy, đây là giống cà phê cho năng suất cao, bằng hoặc hơn các giống cà phê thương mại khác.
Cà phê Catimor có mùi thơm nồng nàn, giá xuất cao tuy nhiên chất lượng cà phê kém hơn so với các giống Arabica thuần chủng khác. Hiện nay Catimor là giống chiếm phần lớn sản lượng cà phê Arabica tại Việt Nam, được trùng tập trung ở các vùng Sơn La, Điện Biên, Lâm Đồng,…
e. Catuai
Catuai là một giống cà phê lai tạo, được du nhập vào Việt Nam từ những năm 1980. Giống cà phê này có thân lùn, có khả năng chịu được những điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên. Quả cà phê Catuai khi chín có màu vàng hoặc đỏ, nhân chủ yếu dạng trịn. Cà phê quả vàng có hương vị đậm đà hơn so với quả đỏ.
f. Robusta
Robusta là giống cà phê ngon nhất của vùng đất Tây Nguyên. Điều đặc biệt của Robusta là ở mỗi chất đất khác nhau, Robusta lại mang đến hương vị khác nhau. Robusta được trồng ở độ cao dưới 600m, thích hợp với nhiều loại địa hình nên được trồng rộng rãi, chiếm ⅓ sản lượng cà phê tiêu thụ trên thế giới.
51
Hạt cà phê Robusta nhỏ hơn so với Arabica, khi không cần lên men mà sấy trực tiếp, nên vị đắng của Robusta chiếm chủ yếu, khiến các tín đồ cà phê nhớ mãi khơng qn. Cà phê Robusta có 2 dịng:
- Robusta Sẻ là dòng Robusta thuần chủng, chất lượng đậm đà hơn các dòng cao sản, hạt nhỏ nhưng kết cấu chắc và nặng.
- Robusta Cao Sản là có sản lượng lớn và năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt nhưng chất lượng không ngon bằng dòng Robusta thuần chủng, được dùng để chiết xuất axit chlorogenic hoặc làm cà phê hòa tan.
g. Cherry
Cà phê Cherry hay còn gọi là cà phê mít gồm có 2 giống chính là Liberica và Exelsa
Cà phê Cherry có thân cao, có khả năng kháng sâu bệnh rất tốt nên được ưa chuộng, sử dụng làm gốc ghép với các giống cà phê khác. Hạt cà phê mít có nhân to, thon dài tuy nhiên sản lượng không lớn. Để tạo những hương vị khác nhau, khi rang xay người ta dùng hạt cà phê mít trộn vào với các loại cà phê khác như cà phê vối, cà phê chè,..