1.6.1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn hoạt độngđánh giá học sinh của giáo viên ở trường Tiểu học đánh giá học sinh của giáo viên ở trường Tiểu học
Các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT, Sở GDĐT, Phịng GDĐT về cơng tác đánh giá học sinh của giáo viên ở trường Tiểu học là căn cứ quan trọng trong hoạt động đánh giá học sinh. Hoạt động đánh giá học sinh của giáo và quản lý hoạt động đánh giá học sinh của giáo viên có hiệu quả, sát thực, khách quan hay không phụ thuộc rất lớn vào hệ thống các văn bản này.Hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn hoạt động đánh giá học sinh của giáo viên ở trường Tiểu học càng chặt chẽ, khoa học và chi tiết thì kết quả đánh giá càng khách quan, chính xác.
1.6.2. Nhận thức, năng lực và phẩm chất của cán bộ quản lý nhà trường
Người Hiệu trưởng phải có sự am hiểu về quan điểm chỉ đạo, yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, đồng thời hiểu rõ mục đích, nội dung, phương pháp, các nguyên tắc trong hoạt động kiểm tra, đánh giá. Mặt khác, chính sự nhiệt tâm, tinh thần trách nhiệm và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý sẽ tạo dựng được niềm tin nơi cán bộ, giáo viên của nhà trường, từ đó, mỗi cán bộ, giáo viên của nhà trường sẽ tích cực, tự giác hồn thành nhiệm vụ được giao.
1.6.3. Nhận thức, năng lực và phẩm chất của giáo viên trường tiểu học
Nếu mỗi giáo viên nhận thức đúng đắn về sự cần thiết và tầm quan trọng của hoạt động này thì giáo viên sẽ đầu tư cho việc lập kế học sinh một cách khoa học, từ đó xác định được điểm mạnh, những điểm còn hạn chế ở học sinh, xây dựng kế hoạch điều chỉnh, hỗ trợ học sinh một cách kịp thời. Mặt khác, giáo viên cịn là lực lượng chính thực hiện quyết định của Hiệu trưởng nhà trường về cơng tác đánh giá học sinh.
Bên cạnh đó đội ngũ GV cốt cán là lực lượng tiên phong, đi đầu trong công tác đánh giá học sinh ở trường Tiểu học. Giáo viên cốt cán sẽ lan tỏa nhiệt huyết đến các giáo viên khác trong quá trình triển khai hoạt động, đồng thời hỗ trợ đồng nghiệp một cách kịp thời khi cần thiết.
Bên cạnh đội ngũ giáo viên Tiểu học, cha mẹ học sinh cũng là một lực lượng tham gia vào hoạt động đánh giá học sinh. Tinh thần trách nhiệm, sự phối hợp tích cực của cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên dạy cùng lớp sẽ giúp cho hoạt động đánh giá học sinh thêm phần chính xác và đầy đủ.
1.6.4. Chất lượng học sinh tiểu học
Chất lượng HS tiểu học là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến quản lý kết quả học tập của học sinh ở trường tiểu học. Quá trình dạy học ở trường tiểu học sẽ quyết định đến chất lượng, sự hình thành về phẩm chất, tri thức của HS. Do đó chỉ khi nhà trường tiểu học đạt hiệu quả về chất lượng dạy học mới đạt hiệu quả về đánh giá kết quả học tập của học sinh. Do vậy, cần xem xét những ưu điểm, thuận lợi, tồn tại và những khó khăn về tâm lý, sức khỏe, năng lực học tập của học sinh trong q trình đánh giá học sinh để có biện pháp hữu ích trong quản lý hoạt động đánh giá học sinh ở nhà trường.
1.6.5. Điều kiện cơ sở vật chất, công nghệ thông tin của nhà trường
Cơ sở vật chất và tài chính là yếu tố góp phần quyết định đến hiệu quả quản lý hoạt động đánh giá học sinh của giáo viên ở trường Tiểu học, bao gồm sự đáp ứng về cơ sở vật chất phục vụ cho việc quản lý hoạt động đánh giá học sinh của giáo viên, hoạt động đánh giá học sinh của giáo viên, hoạt động tự đánh giá của học sinh; nguồn tài chính hỗ trợ cho cơng tác tập huấn, tổ chức đánh giá học sinh, cung cấp nguồn tài liệu, hỗ trợ kinh phí cho giáo viên.
Cơ sở vật chất đóng vai trị hỗ trợ tích cực cho quá trình quản lý hoạt động đánh giá học sinh của giáo viên ở trường Tiểu học.Nếu nhà trường được trang bị đầy đủ thiết bị, phần mềm ứng dụng quản lý hoạt động đánh giá học sinh của giáo viên thì việc tổng hợp, xử lý thơng tin về quá trình đánh giá sẽ được thực hiện dễ dàng. Mặt khác, đội ngũ cán bộ quản lý của nhà trường sẽ có thuận lợi trong việc giám sát quá trình đánh giá học sinh của giáo viên.
1.6.6. Cơ chế phối hợp giữa các lực lượng tham gia thực hiện hoạt động đánhgiá học sinh ở trường Tiểu học giá học sinh ở trường Tiểu học
Mặc dù Hiệu trưởng là người quyết định về cơ chế phối hợp nhưng trong quá trình thực hiện, nếu cơ chế phối hợp khơng khoa học, khơng có sự phân cơng, phân
nhiệm rõ ràng thì sẽ dễ dẫn đến trường hợp các công việc chồng chéo lẫn nhau, không phát huy được hết trách nhiệm, tính tích cực của mỗi thành viên tham gia vào chu trình quản lý; đồng thời hiệu quả của việc huy động các lực lượng tham gia vào quá trình đánh giá học sinh ở trường Tiểu học sẽ bị hạn chế.
Mặt khác, trong quá trình triển khai hoạt động đánh giá học sinh rất cần đến phối hợp mang tính thống nhất cao giữa các lực lượng tham gia đánh sự giá, chẳng hạn, sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên dạy cùng lớp, giáo viên phụ trách công tác Đội, cha mẹ học sinh...
Kết luận chương 1
Trong chương 1 chúng tơi đã trình bày những vấn đề lý luận cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài. Các nội dung được đề cập gồm có: Tổng quan nghiên cứu vấn đề; các khái niệm cơ bản: đánh giá, hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường Tiểu học, quản lý hoạt động đánh giá học sinh của giáo viên ở trường Tiểu học. Về bản chất, quản lý hoạt động đánh giá học sinh của giáo viên ở trường Tiểu học là những tác động của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng trường Tiểu học) đến hoạt động đánh giá học sinh của giáo viên, giúp cho hoạt động này diễn ra có hiệu quả, đạt được mục tiêu quản lý đã đề ra.
Nội dung quản lý hoạt động đánh giá đánh giá học sinh của giáo viên ở trường Tiểu học bao gồm các nội dung cơ bản như: Phân cấp trong quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh trường tiểu học theo chương trình GDPT 2018; Tổ chức quán triệt, triển khai các văn bản chỉ đạo của các cấp về quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học; Tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường Tiểu học; Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường Tiểu học; Chỉ đạo giám sát hoạt động đánh giá giá kết quả học tập của học sinh; Tổ chức bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh; Quản lý đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, kinh phí phục vụ cho đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đánh giá học sinh của giáo viên ở trường Tiểu học bao gồm cả yếu tố hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn hoạt động đánh giá học sinh của giáo viên ở trường Tiểu học; nhận thức, năng lực và phẩm chất của CBQL nhà trường; nhận thức, năng lực và phẩm chất của giáo viên trường tiểu học; chất lượng học sinh tiểu học; điều kiện cơ sở vật chất, công nghệ thông tin của nhà trường; cơ chế phối hợp giữa các lực lượng tham gia thực hiện hoạt động đánh giá học sinh ở trường Tiểu học.
Những vấn đề nêu trên là cơ sở lý luận cần thiết để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu chương 2 và chương 3.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH GIANG,
TỈNH HẢI DƯƠNG THEO U CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG 2018