Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, ứng dụng công nghệthông tin trong

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 85 - 89)

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động đánhgiákết quảhọc tập củahọc

3.2.6. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, ứng dụng công nghệthông tin trong

tiểu học

3.2.6.1. Mục đích

Trang bị đầy đủ CSVC, trang thiết bị hỗ trợ đánh giá học sinh phục vụ hiệu quả cho đánh giá học sinh và quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường tiểu học

3.2.6.2. Nội dung

Hiệu trưởng có kế hoạch rà sốt, bổ sung, mua sắm, sữa chữa CSVC, thiết bị, hệ thống CNTT đã xuống cấp hoặc hỏng để phục vụ cho quá trình đánh giá kết quả học tập của HS. Giao sổ điện tử cho GVCN và GV bộ môn quản lý.

Huy động sự tham gia hỗ trợ cộng đồng địa phương, cha mẹ học sinh trong đảm bảo các điều kiện CSVC, thiết bị hỗ trợ phục vụ đánh giá kết quả học tập của HS.

3.2.6.3.Cách thực hiện

Đầu năm học ban giám hiệu khảo sát điều kiện cơ sở vật chất của trường, lên kế hoạch mua sắm,sửa chữa, xây dựng nguồn kinh phí hỗ trợ.

- Giao cho nhân viên phụ trách thiết bị dạy học kiểm kê, rà sốt tồn bộ thiết bị dạy học, lập kế hoạch và đề nghị Nhà trường tu sửa, bổ sung một số thiết bị dạy học mới phục vụ cơng tác dạy và học nói chung và hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh nói riêng.

- GV ở các khối lớp là người trực tiếp tổ chức hoạt động dạy học trên do vậy cần phải hướng dẫn đội ngũ GV thực hiện việc sử dụng, bảo quản các thiết bị, đồ dùng dạy học. Kịp thời báo cáo với Ban Giám Hiệu (Phó hiệu trưởng phụ trách CSVC) khi có thiết bị, CSVC bị hỏng, thiết cần thay thế, bổ sung.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện

Bộ phận Cơ sở vật chất tham mưu với Hiệu trưởng nhà trường về việc khai thác sử dụng, bảo quản, tu sửa, mua sắm mới, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động đánh giá học sinh theo chương trình GDPT 2018.

3.2.7.Xây dựng cơ chế phối hợp, huy động các nguồn lực phục vụ hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018

3.2.7.1. Mục đích

Xây dựng cơ chế phối hợp các nguồn lực trong tổ chức hoạt động đánh giá học sinh của GV ở trường Tiểu học, nhằm tạo sự thống nhất, đồng thuận trong triển khai đánh giá; đảm bảo tính khách quan, cơng bằng, chính xác trong đánh giá; đồng thời huy động nguồn lực về con người, tài chính, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động đánh giá HS của GV ở trường Tiểu học.

3.2.7.2.Nội dung

-Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch phối hợp các nguồn lực ( gồm các Phịng,

trách cơng tác Đội, cha mẹ HS ...) cụ thể, khoa học đẻ thực hiện tốt kế hoạch đánh giá học sinh; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các nguồn lực; triển khai việc thực hiện nhiệm vụ phối hợp đó theo kế hoạch.

- Chỉ đạo các lực lượng tham gia đánh giá HS triển khai nhiệm vụ đánh giá theo quy định; xác định các nhiệm vụ cụ thể cho từng đối tượng tham gia đánh giá.

- Huy động hiệu quả các lực lượng liên đới hỗ trợ hoạt động đánh giá HS ( Hội cha mẹ HS, các lực lượng xã hội khác): hỗ trợ về trang thiết bị kỹ thuật, nguồn tài chính, tạo mơi trường giáo dục thuận lợi ở địa phương...

- Xây dựng và thực hiện cơ chế thi đua, khen thưởng hàng năm về hoạt động đánh giá HS để khuyến khích, khích lệ giáo viên trong hoạt động đánh giá.

3.2.7.3.Cách thức thực hiện

* Đối với CBQL:

- Hiệu trưởng trường Tiểu học chỉ đạo xây dựng kế hoạch phối hợp các nguồn lực; xây dựng cơ chế phối hợp, xác định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng tham gia; tổ chức triển khai hiệu quả kế hoạch phối hợp.

- Hiệu trưởng chỉ đạo phối hợp với các lực lượng liên đới trong quá trình triển khai hoạt động đánh giá HS; phát huy sức mạnh tổng hợp, huy động các lực lượng xã hội như: Hội cha mẹ học sinh, các đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn... góp phần xây dựng cơ sở vật chất, nguồn tài chính, tạo mơi trường giao tiếp thuận lợi, có tính giáo dục ở địa phương... hỗ trợ hoạt động đánh giá HS của GV ở nhà trường. - Hiệu trưởng tổ chức ban hành các hướng dẫn, chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận liên quan và các lực lượng tham gia quản lý hoạt động đánh giá HS của GV ở nhà trường; quan tâm đến văn bản hướng dẫn thực hiện công tác thi đua, khen thưởng gắn với kết quả đánh giá HS của GV trong nhà trường.

-Hiệu trưởng chỉ đạo việc tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất phù hợp với điều kiện thực tế của trường để động viên, khuyến khích giáo viên thực hiện hoạt động đánh giá HS.

- Hiệu trưởng chỉ đạo Tổ chuyên môn xây dựng nội dung, kế hoạch đánh giá HS cho GV trong tổ; khích lệ GV tích cực tham gia hoạt động, đồng thời hỗ trợ đồng nghiệp khi họ gặp khó khăn.

* Đối với giáo viên

Nắm vững các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận liên quan và các lực lượng tham gia hoạt động đánh giá HS của GV ở nhà trường; triển khai nhiệm vụ đánh giá HS theo văn bản hướng dẫn; có tinh thần trách nhiệm cao trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

Giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt cơ chế phối hợp với giáo viên dạy cùng lớp, với cha mẹ HS để đánh giá HS chính xác và tồn diện.

Giáo viên bộ môn thực hiện tốt nhiệm vụ đánh giá HS theo môn học; tuân thủ các nguyên tác đánh giá, đảm bảo thực hiện tốt phương pháp, kỹ thuật đánh giá,xác định chính xác phẩm chất, năng lực của HS, mức độ thể hiện về phẩm chất, năng lực cốt lõi, năng lực đặc thù của HS thông qua môn học và các hoạt động giáo dục, góp phần giúp GV chủ nhiệm có kết quả đánh giá tổng hợp về học sinh một cách chính xác và đầy đủ.

Giáo viên phụ trách công tác Đội phối hợp với các giáo viên chủ nhiệm, Hội cha mẹ HS, các lực lượng xã hội liên đới ở địa phương để lựa chọn các hình thức hoạt động giáo dục( hoạt động giữa giờ, hoạt động trải nghiệm) cho HS sao cho phù hợp và hiệu quả.

* Đối với cha mẹ học sinh và các lực lượng liên đới khác

Cha mẹ HS tích cực phối hợp với GV bộ mơn và giáo viên chủ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ đánh giá HS theo quy định.

Các lực lượng liên đới khác góp phần hỗ trợ nhà trường về hoạt động đánh giá HS: Hỗ trợ về cơ sở vật chất, tài chính, tạo dựng nếp sống văn hóa lành mạnh ở địa phương để giáo dục HS, tạo điều kiện về không gian, môi trường để HS thực hiện các hoạt động trải nghiệm khi cần thiết.

3.2.7.4.Điều kiện thực hiện

- Hiệu trưởng chỉ đạo sâu sát quá trình thực hiện nhiệm vụ đánh giá HS trong toàn trường; giúp cho các nguồn lực phối hợp thấy rõ hiệu quả đánh giá HS góp phần nâng cao chất lượng giáo dục HS.

- Nhà trường xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức xã hội, các lực lượng liên đới trên địa bàn để tạo sự đồng thuận, thống nhất trong quá trình triển khai hoạt động đánh giá HS.

3.3. Mối quan hệ của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tậpcủa học sinh trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w