chương trình giáo dục phổ thơng 2018
2.6.1. Mặt mạnh
Cán bộ quản lý của các trường Tiểu học và đội ngũ giáo viên của các nhà trường đã có nhận thức tương đối tích cực về tầm quan trọng của hoạt động đánh giá học sinh: Giúp giáo viên đánh giá được phẩm chất, năng lực của HS so với yêu cầu để từ đó có kế hoạch hỗ trợ học sinh phát huy điểm mạnh, khắc phục hạn chế; Giúp cho các cấp quản lý nắm được chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường để có kế hoạch quản lý phù hợp và hiệu quả...
Hoạt động đánh giá HS của GV ở các trường Tiểu học đã triển khai kịp thời, đồng bộ, đảm bảo các yêu cầu về đối tượng, nội dung, hình thức, phương pháp, quy trình đánh giá theo Thơng tư 27/TT- BGDĐT, Thông tư 22/TT- BGDĐT và các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT. Cụ thể
+ Về nội dung đánh giá: Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh; đánh giá sự hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, các năng lực cốt lõi, năng lực đặc thù của học sinh
+ Về hình thức: Đã triển khai đồng bộ đánh giá định kỳ và đánh giá thường xuyên.
+ GV đã sử dụng tương đối đa dạng các phương pháp đánh giá, bao gồm đánh giá bằng phương pháp vấn đáp; đánh giá kiểm tra viết...
Quá trình quản lý hoạt động đánh giá học sinh của GV đã dược tiến hành ở tất cả các khâu từ lập kế hoạch cho hoạt động đánh giá và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động đánh giá.
- Công tác xây dựng kế hoạch cho hoạt động đánh giá học sinh của giáo viên đã xác định được mục đích, nội dung đánh giá, đối tượng đánh giá, hình thức đánh giá, xác định đúng quy trình đánh giá.
- Quá trình tổ chức và chỉ đạo thực hiện hoạt động đánh giá đã bao hàm được các nội dung: Phân công, phân nhiệm cụ thể trong việc thực hiện hoạt động đánh giá; hồn thiện các cơng cụ đánh giá, thiết lập cơ chế phối hợp các lực lượng tham gia đánh giá HS.
- Trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động đánh giá học sinh, hiệu trưởng các trường Tiểu học đã quan tâm kiểm tra, đánh giá các nội dung đã được thống nhất trong kế hoạch của nhà trường.
2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân
Thực tế cho thấy, nhận thức của một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên các trường Tiểu học về tầm quan trọng, nội dung, hình thức, hoạt động đánh giá HS chưa thực sự đầy đủ, đúng đắn; năng lực thực hiện đánh giá của giáo viên còn hạn chế.
Trong hoạt động đánh giá học sinh của GV ở các trường Tiểu học cịn có một số hạn chế sau:
- Nội dung đánh giá: Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh; đánh giá sự hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu ở học sinh còn hạn chế.
- Hình thức, quy trình đánh giá: Việc tuân thủ thực hiện các bước,các yêu cầu theo quy trình, hình thức đánh giá đôi khi chưa được thực hiện thường xuyên, bài bản, việc thực hiện cịn mang tính hình thức.
- Phương pháp đánh giá: Các phương pháp đánh giá chưa được giáo viên khai thác triệt để trong hoạt động đánh giá học sinh.
Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên cịn có những hạn chế:
- Xây dựng kế hoạch đánh giá giáo viên còn hạn chế ở một số nội dung như: Kế hoạch triển khai hoạt động đánh giá học sinh theo quy trình; kế hoạch hồn thiện cơng cụ đánh giá; kế hoạch tổng hợp, phân tích kết quả đánh giá; kế hoạch các lực lượng tham gia đánh giá HS; kế hoạch bồi dưỡng năng lực đánh giá cho giáo viên...
- Tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá HS còn hạn chế về thiết lập cơ chế điều phối, giám sát chặt chẽ về hoạt động đánh giá HS; vấn đề triển khai hoạt động theo đúng quy trình đã xây dựng...
- Cơng tác chỉ đạo còn một số nội dung hạn chế như: Chỉ đạo thực hiện hoạt động đánh giá theo quy trình; chỉ đạo việc phối hợp các lực lượng có liên quan để tham gia hoạt động đánh giá học sinh, chỉ đạo tổng hợp và sử dụng kết quả đánh giá để giáo dục HS...
- Các nội dung kiểm tra chưa thường xuyên, chưa kịp thời; hình thức kiểm tra chưa phong phú; việc kiểm tra đơi khi mang tính chất chiếu lệ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên:\
Thứ nhất, hoạt động đánh giá HS của Gv vẫn còn lúng túng, vướng mắc; nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong việc thực hiện đánh giá chưa cao; cịn có cán bộ quản lý và GV chưa thực sự coi trọng hoạt động đánh giá HS và sử dụng kết quả đánh giá HS.
Thứ hai, năng lực thực hiện hoạt động đánh giá HS của một số giáo viên còn hạn chế; nhiều giáo viên chưa dành thời gian cho cơng tác này, việc đánh giá cịn mang tính hình thức; một bộ phận giáo viên chưa thực sự tích cực , chưa làm hết trách nhiệm trong quá trình đánh giá học sinh.
Thứ ba, công tác xây dựng kế hoạch cho hoạt động đánh giá của Trường, của cá nhân GV cịn chung chung, hình thức, thiếu đồng bộ, chưa để ý nhiều đến các nội
dung kể hoạch cụ thể phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường. Việc tổ chức triển khai hoạt động đánh giá học sinh chưa thực sự bài bản, khoa học; Về tổ chức hoạt động đánh giá HS chưa chú ý đến: xây dựng quy chế phối hợp giữa các lực lượng đánh giá; cơ chế điều phối, giám sát hoạt động đánh giá HS của GV. Việc chỉ đạo hoạt động đánh giá chưa thật sát sao, hiệu quả. Các trường còn hạn chế trong việc sử dụng kết quả đánh giá gắn với bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên, tạo động lực cho đội ngũ giáo viên thực hiện tốt công tác này.
Thứ tư, các nguồn tái chính phục vụ cho cơng tác đánh giá học sinh của giáo viên cịn hạn chế, khơng có kinh phí dành riêng cho hoạt động này.
Kết luận chương 2
Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS theo yêu cầu chương trình GDPT2018 là một khâu quan trọng của quá trình dạy học và quản lí giáo dục, là động lực để HS tích cực, chủ động trong học tập, đồng thời giúp GV và CBQL nắm bắt được hiệu quả giáo dục của nhà trường để điều hành, chỉ đạo, điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học phù hợp nhằm đạt được mục tiêu GDPT 2018.
Kết quả thu được từ khảo sát cho thấy, đội ngũ CBQL, và GV đã nhận thức đúng đắn và chỉ đạo thực hiện tương đối đồng bộ mục đích đánh giá kết quả học tập của HS ở trường tiểu học theo yêu cầu chương trình GDPT 2018; tuy nhiên, vẫn cịn một số khía cạnh của hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS theo yêu cầu chương trình GDPT 2018 chưa được đánh giá cao. Vì vậy, trong thời gian tới, để hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đạt hiệu quả như mong muốn, đội ngũ CBQL và GV cần chú trọng nhiều hơn nữa đến các hình thức, nội dung và các khâu đánh giá để đảm bảo “Đánh giá sự tiến bộ của HS, không so sánh HS này với HS khác, không tạo áp lực cho HS, GV và cha mẹ HS” (Bộ GD-ĐT, 2020). Đây là cơ sở tác giả mạnh dạn đề xuất biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập trường TH huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018 ở chương 3 dưới đây.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH GIANG,
TỈNH HẢI DƯƠNG THEO YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018