Khảo sát nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của quản lý hoạt

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 89)

Hải Dương theo u cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Khảo sát nhằm đánh giá về mức đọ cần thiết và tính khả thi của 5 biện pháp quản lý hoạt động đánh giá HS của GV ở các trường Tiểu học huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương do tác giả luận văn đề xuất.

Các biện pháp quản lý 1 2 3 4 5 6 7

3.4.2. Nội dung và phương pháp khảo nghiệm

Để khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá học sinh của GV ở các trường Tiểu học huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương, chúng tôi xin ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường Tiểu học được khảo sát với tổng số 50 người.

3.4.3.1. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm ý kiến đánh giá 7 biện pháp đã đề xuất về mức độ cần thiết và khả thi của từng biện pháp.

3.4.3.2. Phương pháp khảo nghiệm

-Tổ chức tham khảo ý kiến của các chuyên gia nhận thức mức độ cần thức và

khả thi của biện pháp quản lý (phụ thục 3)

- Quy ước mức điểm cho đánh giá khảo nghiệm như sau:

+ 1,00 <ĐTB <1,67: Mức thấp ( không cần thiết, khơng khả thi + 1,68 <ĐTB <2,34: Mức trung bình ( cần thiết, khả thi)

+ 2,35<ĐTB <3,00: Mức cao ( rất cần thiết, rất khả thi)

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

3.4.4.1. Tính cần thiết của các biện pháp quản lý

Bảng 3.2. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh

ở các trường Tiểu học huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương.

TT Tên biện pháp Tính cần thiết Điể m TB Th bậc Rất cần thiết Cần thiết Không Cần thiết SL % SL % SL % 1

Tổ chức phổ biến, quán triệt nhận thức cho CBQL, GV và PHHS về ý nghĩa tầm quan trọng của hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018

TT Tên biện pháp Tính cần thiết Điể m TB Th bậc Rất cần thiết Cần thiết Không Cần thiết SL % SL % SL % 2

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT 2018 đồng thời phù hợp với các quy định hiện hành về đánh giá học sinh và phù hợp với điều kiện của nhà trường

46 92,0 3 6,0 1 2,0 2,90 2

3

Quản lý chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch đánh giá kết quả học tập của học sinh đồng thời điều chỉnh hình thức, phương pháp dạy học cho phù hợp

43 86,0 5 10,0

, 2 4,0 2,82 4

4

Tổ chức bồi dưỡng tập huấn năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho đội ngũ giáo viên các trường tiểu học

45 90,0

, 3 6,0, 2 4,0 2,86 3

5

Chỉ đạo tăng cường giám sát, đánh giá và điều chỉnh kịp thời hình thức, phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018

40 80,0 7 14,0 3 6,0 2,74 6

6

Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá học sinh và quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường tiểu học

42 84,0 5 10,0 3 6,0 2,78 5

7

Xây dựng cơ chế phối hợp, huy động các nguồn lực phục vụ hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 38 76,0 , 7 14,0 5 10, 0 2,66 7 Điểm TB chung 2,82

Từ bảng 3.2 cho thấy:

Các biện pháp đề xuất được đánh giá về tính cần thiết ở mức độ cao 2,82. Biện pháp được đánh giá cần thiết ở mức cao nhất là biện pháp 1 “Tổ chức phổ biến, quán triệt nhận thức cho CBQL, GV và PHHS về ý nghĩa tầm quan trọng của hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018 với 2,96. Xếp ở vị trí thứ 2 là biện pháp 2 “Chỉ đạo xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT 2018 đồng thời phù hợp với các quy định hiện hành về đánh giá học sinh và phù hợp với điều kiện của nhà trường” với 2,90. Biện pháp có ĐTB thấp hơn là biện pháp 7“Xây dựng cơ chế phối hợp, huy động các nguồn lực phục vụ hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018” với 2,74.

Qua trao đổi trực tiếp với một số cán bộ quản lý, giáo viên tôi nhận thấy, các ý kiến đều thống nhất cho rằng, để hoạt động đánh giá HS của GV diễn ra có hiệu quả thì trước hết phải nâng cao sự nhận thức về hoạt động đánh giá HS cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng khác tham gia đánh giá học sinh.

3.4.4.2. Tính khả thi của các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đánh giá học sinh của GV ở các trường Tiểu học huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương.

Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của biện pháp T T Tên biện pháp Tính Khả thi Điểm TB Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Khơng khả thi SL % SL % SL % 1

Tổ chức phổ biến, quán triệt nhận thức cho CBQL, GV và PHHS về ý nghĩa tầm quan trọng của hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

45 90,0 3 6,0 2 4,0, 2,86 2

T T Tên biện pháp Tính Khả thi Điểm TB Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Khơng khả thi SL % SL % SL %

đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT 2018 đồng thời phù hợp với các quy định hiện hành về đánh giá học sinh và phù hợp với điều kiện của nhà trường

3

Quản lý chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch đánh giá kết quả học tập của học sinh đồng thời điều chỉnh hình thức, phương pháp dạy học cho phù hợp

43 86,0 5 10,

0 2 4,0 2,82 3

4

Tổ chức bồi dưỡng tập huấn năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho đội ngũ giáo viên các trường tiểu học

41 82,0 6 12,

0 3 6,0 2,76 4

5

Chỉ đạo tăng cường giám sát, đánh giá và điều chỉnh kịp thời hình thức, phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018

38 76,0 8 16,

0 4 8,0, 2,68 6

6

Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá học sinh và quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường tiểu học 40 80,0 , 7 14, 0 3 6,0, 2,74 5 7

Xây dựng cơ chế phối hợp, huy động các nguồn lực phục vụ hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018

37 74,0 9 18,

0 4 8,0 2,66 7

Điểm TB chung 2,78

Các biện pháp đề xuất được đánh giá về tính khả thi ở mức độ cao 2,78. Biện pháp được đánh giá khả thi mức cao nhất là biện pháp 2 “Chỉ đạo xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT 2018 đồng thời phù hợp với các quy định hiện hành về đánh giá học sinh và phù hợp với điều kiện của nhà trường” với 2,92. Biện pháp có ĐTB thấp hơn là biện pháp 7 “Xây dựng cơ chế phối hợp, huy động các nguồn lực phục vụ hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018” với 2,66.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh trường TH huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình GDPT 2018, luận văn đề xuất 7 biện pháp như sau:

Biện pháp 1: Tổ chức phổ biến, quán triệt nhận thức cho CBQL, GV và PHHS về ý nghĩa tầm quan trọng của hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018.

Biện pháp 2: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT 2018 đồng thời phù hợp với các quy định hiện hành về đánh giá học sinh và phù hợp với điều kiện của nhà trường.

Biện pháp 3: Quản lý chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch đánh giá kết quả học tập của học sinh đồng thời điều chỉnh hình thức, phương pháp dạy học cho phù hợp

Tổ chức bồi dưỡng tập huấn năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho đội ngũ giáo viên các trường tiểu học.

Biện pháp 4: Chỉ đạo tăng cường giám sát, đánh giá và điều chỉnh kịp thời hình thức, phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Biện pháp 5: Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá học sinh và quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường tiểu học.

Biện pháp 6: Xây dựng cơ chế phối hợp, huy động các nguồn lực phục vụ hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018.

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp cho thấy cả 7 biện pháp đề xuất đều phù hợp với quản lý quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh trường TH huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình GDPT 2018 trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Luận văn đã trình bày khái quát về cơ sở lý luận của quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường tiểu học theo yêu cầu chương trình GDPT 2018 đi từ tổng quan nghiên cứu vấn đề, các khái niệm công cụ cơ bản về đánh giá, đánh giá kết quả học tập, quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh, hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường tiểu học gồm mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức và kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động. Nội dung quản lý hoạt động đánh giá đánh giá học sinh của giáo viên ở trường Tiểu học bao gồm các nội dung cơ bản như: Phân cấp trong quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh trường tiểu học theo chương trình GDPT 2018; Tổ chức quán triệt, triển khai các văn bản chỉ đạo của các cấp về quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học; Tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường Tiểu học; Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường Tiểu học; Chỉ đạo giám sát hoạt động đánh giá giá kết quả học tập của học sinh; Tổ chức bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh; Quản lý đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, kinh phí phục vụ cho đánh giá kết quả học tập của học sinh.

1.2 Kết quả khảo sát các nội dung về quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018 cho thấy các trường đã làm tốt ở một số hoạt động như thực hiện mục tiêu đánh giá; các nội dung đánh giá được vận dụng và thực hiện phù hợp, nhận thức của đại đa số CBQL, GV về đánh giá kết quả học tập của HS là tương đối đầy đủ. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại một số hạn chế nhất định như một bộ phận GV, CBQL chưa nhận thức đầy đủ về vai trò tầm quan trọng của hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh; trong công tác xây dựng và triển khai kế hoạch còn yếu ở khâu tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đánh giá; năng lực một bộ phận GV còn yếu do chưa được bồi dưỡng thường xuyên về

hoạt động đánh giá KQHT của học sinh; các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động đánh giá chưa thực sự đầy đủ.

1.3 Trên cơ sở phân tích thực trạng ở chương 1 và chương 2, luận văn đề xuất 7 biện pháp về quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018. Các biện pháp được đánh giá là cần thiết và khả thi trong quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh trường TH huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018 hiện nay.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường phổ thơng nói riêng và ở trường tiểu học nói chung.

Tổ chức chương trình tập huấn dành cho đội ngũ CBQL, GV cốt cán ở trường tiểu học được tham gia các chuyên đề về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Ban hành, bổ sung các nguồn tài liệu tham khảo sách hướng dẫn dành cho GV tiểu học về đánh giá học sinh tiểu học và quy trình thiết kế, biên soạn đề kiểm tra đánh giá theo phẩm chất, năng lực học sinh.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương

Cụ thể hóa văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Bộ GD&ĐT kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Hướng dẫn thực hiện khung thời gian năm học, trong đó nhấn mạnh đến thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập cho HS.

Tiếp thu, giải đáp những phản ánh của đơn vi nhà trường trong quá trình thực hiện chương trình GDPT 2018 nói chung và thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh nói riêng.

2.3. Đới với UBND huyện Bình Giang

trường TH trên địa bàn để đảm bảo điều kiện CSVC, thiết bị dạy học, thiết bị công nghệ thông tin phục vụ đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- Huy động sự tham gia của cấp chính quyền, tổ chức xã hội, hội khuyến học để có cơ chế, kinh phí phục vụ cho hoạt động kiểm tra, đánh giá trong nhà trường.

2.4. Đối với Phịng Giáo dục và Đào tạo Bình Giang

- Tổ chức các lớp tập huấn, các chuyên đề hội thảo, mời chuyên gia, để tập huấn cho GV về phương pháp, kỹ thuật đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình GDPT 2018.

2.5. Đối với các Hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Giang

- Quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ của đội ngũ GV về thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình GDPT 2018.

- Động viên, khích lệ GV tích cực nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá theo tinh thần đổi mới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Vũ Thị Phương Anh và Hoàng Thị Tuyết (2008), Đánh giá kết quả học tập ở

tiểu học, Nxb Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh.

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW,

Hội nghị lần thứ 8 vềđổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, ngày 4/11/ 2013

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở

giáo dục phổ thông, Ban hành theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Điều lệ trường tiểu học, Ban hành kèm theo

Thông tư số 41/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT, Ban hành quy

định về đánh giá học sinh tiểu học.

6. Bộ Giáo dục Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thơng, Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Bloom B.S. (1995), Nguyên tắc phân loại mục tiêu giáo dục (Lĩnh vực nhận

thức), Người dịch: Đoàn Văn Điều, NXB Giáo dục, Hà Nội;

8. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý, NXB ĐHQG Hà Nội.

9. Nguyễn Đức Chính (2004), Đo lường - đánh giá kết quả học tập của học sinh, tài liệu giảng dạy, Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội

10. Nguyễn Đức Chính (2017), Đánh giá và quản lý hoạt động đánh giá trong giáo

dục, Nxb giáo dục Đà Nẵng

11. Đỗ Thị Thúy Hằng (2012), Đánh giá trong giáo dục, Nxb Khoa học và kỹ thuật

12. Nguyễn Thu Hương (2017), Đánh giá kết quả học tập của sinh viên Học viện

quản lý giáo dục theo tiếp cận năng lực, Đề tài khoa học và Công nghệ cấp Bộ,

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w