Đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra lợi nhuận

Một phần của tài liệu Bài giảng văn hóa doanh nghiệp (Trang 134 - 136)

CHƯƠNG 4 : ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

4.1. Khái quát về đạo đức kinh doanh

4.1.3.4. Đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra lợi nhuận

Điều vừa đáng chú vừa bất ngờ sau khi nghiên cứu tín dụng các doanh nghiệp Mỹ là đạo đức doanh nghiệp thường có tương quan với thành quả tài chính. Nói cách khác, nhiều doanh nghiệp “ thiện tâm” đang đè bẹp bảng xếp hạng tín dụng Standard & Poors (S&P)500. Ví dụ trường hợp của Quỹ Winslow Green Growth ( Tăng trưởng xanh Winslow), nắm giữ cổ phần của những cơng ty đổi mới có tiêu chuẩn mơi trường cao, tăng trưởng hơn 90% vào năm 2003 ( so với 28,2% của các công ty hàng đầu trong bảng S&P 500)

Nhiều nghiên cứu đáng tin cậy cho thấy trách nhiệm của doanh nghiệp là chỉ số quan trọng của thành công. Huyền thoại về kinh doanh “áp lực và tằn tiện” không chỉ đe dọa các giá trị đạo đức mà cả sự thịnh vượng của hoạt động kinh doanh Mỹ. Khơng nói rằng trách nhiệm của doanh nghiệp mang đến thành cơng về tài chính, nhưng chắc chắn giữa chúng có một mối quan hệ. Các cơng ty có trách nhiệm xã hội thường được quản lý tốt và quản lý hiệu quả, đó là cách tốt nhất để dự đốn thành quả tài chính của một cơng ty.

Danh sách “100 công dân doanh nghiệp tốt nhất” do Business Ethics ( Đạo đức kinh doanh) bầu chọn, được xuất bản thường niên trên CRO Manazine là những công ty đặt trọng tâm vào đạo đức xã hội và nhân viên. Cũng tại Mỹ, GS John Kotter và GS James Heskett ở Trường Đào tạo quản lý kinh doanh thuộc Harvard, tác giả cuốn Văn hóa cơng ty và chỉ số hoạt động hữu ích, đã phân tích những kết quả khác nhau ở các cơng ty với những truyền thống đạo đức khác nhau. Cơng trình nghiên cứu của họ cho thấy, trong vịng 11 năm, những cơng ty “ đạo đức cao” đã nâng được thu nhập của mình lên tới 682% ( trong khi những công ty đối thủ với mức trung bình về chuẩn mực đạo đức chỉ đạt 36%). Giá trị cổ phiếu của những công ty “đạo đức cao” trên thị trường chứng khốn tăng 901%. Lãi rịng của các cơng ty “ đạo đức cao” ở Mỹ trong 11 năm tăng tới 756%.

Vai trị này thực sự càng có ý nghĩa hơn khi theo một cuộc điều tra của Hill & Knowlton? Harris cho biết 79% người dân Mỹ tính đến vai trị cơng dân khi quyết định mua một sản phẩm nào đó, trong khi 36% coi đây là một nhân tố quan trọng. Người tiêu dùng ngày càng “ quan tâm” hơn đến yếu tố đạo đức của công ty khi quyết định lựa chọn mua hàng.

Minh họa 4.2. Đạo đức kinh doanh Viettel

Chiến dịch phẫu thuật mang tên “Nụ Cười Trẻ Thơ” do Viettel phối hợp với tổ chức Operation Smile Vietnam (Phẫu thuật nụ cười Việt Nam), do Bệnh viện Răng hàm mặt Trung Ương Tp. Hồ Chí Minh đã giúp cho gần 300 em nhỏ được phẫu thuật nụ cười thành công. Với chiến dịch này Viettel mong muốn chung tay cùng xã hội giúp các em có hồn cảnh đặc biệt tại Việt Nam có được sức khỏe tốt, tự tin bước vào đời. Viettel luôn tâm niện rằng làm cho xã hội tốt đẹp hơn thông qua các chiến dịch, hoạt động nhân đạo chính là sự đền đáp đối với sự ủng hộ của cộng đồng trong những bước đường phát triển, góp phần tạo nên Viettel lớn mạnh như ngày hôm nay.

Một phần của tài liệu Bài giảng văn hóa doanh nghiệp (Trang 134 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)