CHƯƠNG 4 : ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
5.1.2. Các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là tổng hịa của các quan niệm giá trị, tiêu chuẩn đạo đức, triết lý kinh doanh, phương thức quản lý, chính sách … được các thành viên chấp thuận tuân theo. Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững cần phải xây dựng cho mình nền văn hóa đặc trưng, phù hợp với đặc điểm văn hóa dân tộc và xu hướng phát triển thế giới. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là q trình tổng thể, khơng phải chỉ là việc đưa một giá trị đơn lẻ rời rạc. Có nhiều mơ hình được các nhà nghiên cứu đề xuất. Trong chương này đề xuất 11 bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp do hai tác giả Julie Heifetz và Richard Hagberg đề xuất. 11 bước xây dựng văn hóa như sau:
- Bước 1: Tìm hiểu mơi trường và chiến lược doanh nghiệp trong tương lai.
Muốn xây dựng được chiến lược thị trường phù hợp, doanh nghiệp cần xem xét có yếu tố nào làm thay đổi chiến lược của doanh nghiệp trong tương lai. Các yếu tố đó có thể là: hoạt động tài chính, nguồn nhân lực, hoạt động marketing, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tỷ lệ lãi suất, lạm phát … Một chiến lược thay đổi rõ nhất trong giai đoạn hiện nay đó là các doanh nghiệp tập trung lấy khách hàng làm trung tâm.
- Bước 2: Xác định đâu là giá trị cốt lõi làm cơ sở cho thành công. Bước này là bước cơ bản nhất để xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Giá trị cốt lõi chính là thước đo, là tiêu chuẩn để cân chỉnh những hành vi, quan điểm cần thiết để đạt được tầm nhìn của doanh nghiệp. Nó khơng phai nhịa theo thời gian và là trái tim và linh hồn của doanh nghiệp. Ngày nay, các giá trị này tập trung chính vào nhân viên và khách hàng.
Ví dụ: Với tiêu chí theo đuổi những điều khách hàng cần, Amazon đã làm nên sự khác biệt và thành cơng của chính mình. Jeff Bezos – CEO của Amazon
cho biết, ông xem trải nghiệm khách hàng là một trong những giá trị cốt lõi trong q trình hoạt động kinh doanh của cơng ty. Điều này có thể thấy được qua những chiến lược về giá, cải thiện tốc độ giao hàng và chú trọng đến dịch vụ khách hàng.
- Bước 3: Xây dựng tầm nhìn doanh nghiệp sẽ vươn tới. Tầm nhìn chính là
bức tranh lý tưởng về doanh nghiệp trong tương lai. Tầm nhìn là định hướng để xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Có thể doanh nghiệp mà ta mong muốn xây dựng hoàn toàn khác biệt so với doanh nghiệp hiện mình đang có. Dưới sự chuyển dịch của nền kinh tế, các doanh nghiệp đang chuyển tầm nhìn từ tập trung vào công ty sang tập trung vào khách hàng.
- Bước 4: Đánh giá văn hóa hiện tại và xác định những yếu tố văn hóa nào cần phải thay đổi. Bước này thường bắt đầu bằng việc đánh giá xem văn hóa hiện
tại như thế nào và kết hợp với chiến lược phát triển doanh nghiệp. Đây là một việc rất khó khăn vì văn hóa thường khó thấy và dễ nhầm lẫn về tiêu chí đánh giá. Tuy nhiên nếu văn hóa cơng ty tập trung vào lấy khách hàng làm trung tâm thì việc đánh giá sẽ dễ dàng hơn bởi chỉ số hài lòng và trung thành của khách hàng.
Ví dụ: Một số doanh nghiệp như Viettel, FPT … mở rộng địa bàn kinh doanh ra nước ngoài, họ sẽ cần chọn lọc các yếu tố thay đổi văn hóa doanh nghiệp cho phù hợp với văn hóa ở nước đó, để làm sao mang tới cho khách hàng một sản phẩm chất lượng phù hợp với dịch vụ chất lượng dựa trên sự thấu hiểu.
- Bước 5: Thu hẹp khoảng cách giữa những gì doanh nghiệp hiện có với những gì doanh nghiệp mong muốn. Khi xác định được văn hóa lý tưởng cho
doanh nghiệp mình và thấu hiểu những văn hóa đang tồn tại trong doanh nghiệp, lúc này sự tập trung tiếp theo vào việc làm thế nào để thu hẹp khoảng cách giữa giữa những giá trị hiện tại và giá trị mong muốn. Các khoảng cách này nên đánh giá theo 4 tiêu chí: phong cách làm việc, ra quyết định, giao tiếp, đối xử.
- Bước 6. Xác định vai trò của lãnh đạo trong việc dẫn dắt thay đổi văn hóa. Người lãnh đạo đóng vai trị cực kỳ quan trọng là người đề xướng và hướng
dẫn các nỗ lực thay đổi. Lãnh đạo chịu trách nhiệm xây dựng tầm nhìn, truyền bá cho nhân viên hiểu đúng, tin tưởng và cùng nỗ lực để xây dựng. Lãnh đạo phải
đóng vai trị quan trọng trong việc xóa tan những nỗi lo sợ và thiếu an toàn của nhân viên.
- Bước 7: Xây dựng kế hoạch hành động. Khi khoảng cách được xác định
thì việc tiếp theo là xây dựng kế hoạch hành động gồm: mục tiêu, hoạt động, thời gian, điểm mốc và trách nhiệm cụ thể. Trong quá trình xây dựng kế hoạch cần phải trả lời các câu hỏi: Cái gì được ưu tiên?; Đâu là chỗ cần tập trung nỗ lực?; Cần những nguồn lực gì?; Ai chịu trách nhiệm về những cơng việc cụ thể? Thời hạn hoàn thành?.
- Bước 8: Tạo động lực cho sự thay đổi. Sự thay đổi sẽ ảnh hưởng tới đời sống của nhân viên. Vì vậy cần giúp nhân viên hiểu được văn hóa doanh nghiệp thay đổi mang lại điều tốt đẹp cho họ. Sự động viên khuyến khích sẽ dễ dàng hơn khi mọi người được biết vai trị của mình là đóng góp và xây dựng tương lai cho doanh nghiệp. Từ đó tạo động lực thực hiện.
- Bước 9: Khuyến khích động viên nhân viên trước những lợi ích của sự thay đổi. Đây là bước khó khi việc đưa nhân viên ra khỏi vùng thoải mái của mình. Vì vậy người lãnh đạo phải khuyến khích, động viên và chỉ cho nhân viên thấy lợi ích của họ tăng lên trong quá trình thay đổi.
- Bước 10: Thiết lập hệ thống khen thưởng phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Các phần thưởng khuyến khích, lời động viên sẽ giúp nhân viên cảm thấy
mình được cơng nhận, tiếp thêm động lực cho nhân viên phát triển cũng như là tấm gương cho nhân viên khác noi theo.
- Bước 11: Đánh giá duy trì giá trị cốt lõi. Văn hóa khơng phải là bất biến
vì vậy chủ doanh nghiệp phải liên tục đánh giá hiệu quả, sự tác động của văn hóa doanh nghiệp tới khách hàng và thiết lập các chuẩn mực mới cho phép phù hợp với xu thế. Và việc quan trọng là phải truyền bá những giá trị đó cho nhân viên.