Xây dựng đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Bài giảng văn hóa doanh nghiệp (Trang 175 - 180)

CHƯƠNG 4 : ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

4.3. Phương pháp phân tích và xây dựng đạo đức kinh doanh

4.3.2. Xây dựng đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng được một chương trình đạo đức hiệu quả đảm bảo tất cả các nhân viên đều hiểu và tuân thủ theo các nguyên tắc đạo đức kinh doanh đưa ra. Doanh nghiệp hướng dẫn mọi thành viên thực hiện, đồng thời thường xuyên kiểm tra, đánh giá chương trình đạo đức, và khơng ngừng hồn thiện chương trình đạo đức. Xây dựng và phát triển đạo đức trong doanh nghiệp là cả một q trình, địi hỏi sự tận tâm của mọi thành viên trong doanh nghiệp.

* Xây dựng chương trình tuân thủ đạo đức hiệu quả

Doanh nghiệp lập ra một ban chịu trách nhiệm xây dựng chương trình đạo đức cho doanh nghiệp. Ban này cần có sự tham gia và chịu trách nhiệm của ban giám đốc hoặc các nhà quản lý cao cấp. Chương trình đạo đức doanh nghiệp đề ra các nguyên tắc, quy định... phù hợp với các chuẩn mực đạo đức kinh doanh, với văn hóa, với mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp. Các nguyên tắc, quy định cần phải rõ ràng, cụ thể, cần cho nhân viên biết rõ hành vi nào được chấp nhận, hành vi nào không được chấp nhận trong doanh nghiệp.

*Xây dựng và truyền đạt, phổ biến hiệu quả các tiêu chuẩn đạo đức

Doanh nghiệp phổ biến bản quy định về đạo đức cho tất cả các nhân viên, các doanh nghiệp con, doanh nghiệp liên kết...đảm bảo mọi thành viên trong

doanh nghiệp đều chấp nhận và thực hiện theo. Có thể áp dụng nhiều hình thức khác nhau: thơng qua các chương trình đào tạo, các buổi gặp mặt truyền thống, các buổi hướng dẫn, trao đổi trực tiếp với nhân viên.

* Thiết lập hệ thống điều hành nội bộ

Trước hết, bản thân ban giám đốc, lãnh đạo phải là người thực hiện những quy định về đạo đức đầu tiên. Nếu những người đứng đầu doanh nghiệp hành động vơ đạo đức thì rất khó tạo ra và phát triển một mơi trường đạo đức trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp hướng dẫn nhân viên thực hiện theo những quy định đã được đề ra. Bản quy định về đạo đức cần trở thành đạo đức nghề nghiệp của mọi nhân viên, trở thành một bộ phận của văn hóa cơng ty. Doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá xem việc thực hiện các nguyên tắc, quy định của các thành viên đạt tới đâu. Trong q trình đánh giá, cần có mức thưởng cơng bằng đối với những người làm tốt và nhắc nhở kịp thời những người làm chưa tốt.

* Khơng ngừng hồn thiện chương trình đạo đức

Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, bản chương trình đạo đức cũng cần phát triển và hoàn thiện dần. Doanh nghiệp cam kết phục vụ khách hàng tốt hơn, quan tâm tới đời sống nhân viên hơn, có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng hơn nữa...Tất cả những hoạt động đó cần được duy trì và phát triển gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác, với xã hội.

Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh. Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp, có tác động lớn đến hoạt động quản trị doanh nghiệp.

Trách nhiệm xã hội bao gồm 4 khía cạnh: kinh tế, pháp lý, đạo đức và nhân văn. Mỗi khía cạnh của trách nhiện xã hội được định nghĩa một lĩnh vực mà các công ty phải đưa ra quyết định biểu thị dưới dạng những hành vi cụ thể sẽ được xã hội đánh giá.

Đạo đức kinh doanh khơng chỉ có vai trị quan trọng đối với các cá nhân, đối với doanh nghiệp mà còn đối với xã hội và sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia.

Các nhà quản trị xem xét tác động của đạo đức kinh doanh đến hoạt động của doanh nghiệp dưới 2 khía cạnh thể hiện: Xem xét trong các chức năng của doanh nghiệp và xem xét trong quan hệ với các đối tượng hữu quan.

Vấn đề đạo đức tiềm ẩn trong mọi khía cạnh, mọi qua hệ của hoạt động kinh doanh. Để đưa ra được những quyết định đúng đắn, hợp đạo lý trong hoạt động quản trị kinh doanh, trước hết phải nhận diện được các vấn đề đạo đức. Một công cụ hữu hiệu và dễ sử dụng để phân tích hành vi và ra quyết định đạo đức là phương pháp Algorithm.

Cuối cùng là quy trình xây dựng một chương trình tuân thủ đạo đức hiệu quả.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Vấn đề đạo đức trong kinh doanh là gì? Hãy nêu một vài ví dụ mình họa về các vấn đề đạo đức kinh doanh điển hình của các doanh nghiệp Việt Nam?

2. Phân tích vai trị của đạo đức kinh doanh đối với các doanh nghiệp? Nêu một ví dụ về vi phạm đạo đức kinh doanh của một doanh nghiệp Việt Nam và hậu quả của nó?

3. Trình bày biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp? Cho ví dụ và phân tích.

4. Trình bày biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong hoạt động marketing của doanh nghiệp? Cho ví dụ phân tích.

5. Hãy trình bày về cách tiếp cận của Algorithm đạo đức. Những ưu điểm và hạn chế của algorithm đạo đức khi vận dụng trong thực tiễn là gì?

6. Vận dụng xây dựng đạo đức kinh doanh trong điều kiện các doanh nghiệp bằng một ví dụ cụ thể?

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 1. Bài tập tình huống 1:

Cơng ty A chun sản xuất nước giải khát đóng chai với cơng thức đặc biệt khiến cho cơng ty chiếm đến 53% thị phần nước giải khát. Nhóm chuyên viên cấp cao của cơng ty có ba thành viên cùng nghiên cứu công thức đặc biệt này. Hai người trong nhóm quan hệ tốt với sếp nên được ưu đãi hơn người còn lại. Sau một lần bất đồng quan điểm nhân viên này đã tìm đến CEO của công ty B là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của công ty A nhằm bán công ty cho cơng ty B.

Câu hỏi: Với vai trị là CEO của cơng ty B, bạn sẽ giải quyết tình huống này ra sao?

2. Bài tập tình huống 2: Lụa Khải Silk

Nhắc đến lụa Khaisilk, người ta nghĩ ngay đến một thương hiệu "made in Việt Nam" sang trọng, đẳng cấp. Nhiều du khách tìm mua bằng được một chiếc khăn Khaisilk làm kỷ niệm, trong khi khơng ít doanh nghiệp Việt cũng lựa chọn

bất bình khi một sản phẩm của công ty Khaisilk bán ra bị phát hiện có tới hai nhãn mác là “Made in Việt Nam” và “Made in China”.

Không chỉ là một doanh nhân thành đạt, Khải Silk còn nổi tiếng với những triết lý về kinh doanh và lối sống thường chia sẻ trên mạng xã hội của mình. Một trong những bài viết nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng là tâm sự của Khải Silk về buổi đầu lập nghiệp đầy gian nan, vất vả và con đường bắt đầu đến với việc kinh doanh lụa tơ tằm. Không chỉ là một 'thần tượng' của những bạn trẻ đang khởi nghiệp nhờ tài kinh doanh, Khải Silk còn là một doanh nhân hướng đến những giá trị tử tế, chân thật. Ngoài ra, doanh nhân Hồng Khải cịn có nhiều phát ngơn khác liên quan đến đạo đức kinh doanh, như khẳng định mình "kinh doanh với tấm lòng trung thực", "thà nghèo sang còn hơn giàu hèn", kinh doanh phải ln đặt chữ tín, sự tử tế, sự thượng tôn pháp luật lên hàng đầu... Một trong những điều mà ông Khải tự hào nhất, không phải là cơ ngơi giàu có, mà là việc đã vực dậy làng dệt lụa ở Việt Nam, đưa giá trị của hàng tiêu dùng Việt Nam về đúng vị trí của nó - điều này thường được doanh nhân tài ba chia sẻ trên trang mạng xã hội của mình. “Thơi cứ làm ăn chân chính theo cái nghề của Cha ông để rồi phát triển mạnh lên xuất khẩu ra nước ngoài cũng giàu chán”. Dù doanh nhân Khải Silk thừa nhận có 50% là lụa Việt Nam, nhưng đây là mới con số chưa được kiểm chứng, đang phải chờ các cơ quan chức năng kết luận, công bố.

Câu hỏi thảo luận

1. Bạn nghĩ như thế nào về vấn đề đạo đức trong kinh doanh của doanh nghiệp Khải Silk?

2. Những tổn hại về việc vi phạm đạo đức kinh doanh mà doanh nghiệp Khải Silk gây ra là gì? Phân tích cụ thể từng khía cạnh như: doanh nghiệp, khách hàng, quốc gia...

CHƯƠNG V: XÂY DỰNG VÀ DUY TRÌ VĂN HĨA DOANH NGHIỆP

Văn hóa doanh nghiệp là tổng hịa của quan niệm giá trị, tiêu chuẩn đạo đức, triết lý kinh doanh, phương thức quản lý, chính sách… được các thành viên chấp nhận, tuân theo. Muốn phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường và xu hướng 4.0 trong đó tập trung lấy khách hàng làm trung tâm hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì được nền văn hóa đặc trưng cho mình, phù hợp với đặc điểm văn hoá dân tộc, với xu hướng phát triển của thế giới.

5.1. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Bài giảng văn hóa doanh nghiệp (Trang 175 - 180)