Phân tích q trình ra quyết định đạo đức bằng Algorithm

Một phần của tài liệu Bài giảng văn hóa doanh nghiệp (Trang 171 - 175)

CHƯƠNG 4 : ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

4.3. Phương pháp phân tích và xây dựng đạo đức kinh doanh

4.3.1.2. Phân tích q trình ra quyết định đạo đức bằng Algorithm

Khái niệm:

Để ra một quyết định có giá trị về mặt đạo đức trong bối cảnh kinh doanh ngày nay địi hỏi một cơng cụ hữu hiệu và dễ sử dụng. Algorithm đạo đức chính là cơng cụ đó. Algorithm là một hệ thống các bước đi với một quy tắc, nguyên tắc, trật tự tạo thành chuỗi thao tác logic hợp lý để giải bài toán sáng tạo. Algorithm là con đường nghiên cứu tuần tự, theo kế hoạch đã vạch ra trước, là công cụ hữu hiệu và dễ sử dụng nhằm du nhập tính chính xác của tốn học vào phương pháp suy luận trong các lĩnh vực nhất định. Algorithm đạo đức là một hệ thống các bước đi với một quy tắc, trật tự nhất định để hướng dẫn, chỉ ra những quan điểm và giải pháp có giá trị về mặt đạo đức. Algorithm đạo đức là một công cụ cần thiết giúp các nhà quản trị nhận diện được các giải pháp đạo đức tối ưu trong hoạt động kinh doanh. Nó là một cơng cụ cần thiết giúp các nhà quản trị nhận rõ hơn các tiến trình quyết định đã gây ra những khó khăn về mặt đạo đức, giúp họ tiên đốn để né tránh các tình huống nan giải về đạo đức có thể xảy ra.

Vận dụng Algorithm vào phân tích hành vi đạo đức

Trong nghiên cứu hành vi đạo đức, Algorithm gồm một tập hợp có hệ thống những câu hỏi logic được sử dụng làm cơ sở cho việc xác định những nhân tố cơ bản hình thành nên hành vi, quyết định sự khác nhau về hành vi đạo đức của các cá nhân khác nhau trong các hoàn cảnh khác nhau. Những câu hỏi logic này được xây dựng trên cơ sở các vấn đề căn bản làm nền tảng cho algorithm đạo đức sau:

- Có rất nhiều đáp án cho một vấn đề đạo đức kinh doanh. Các vấn đề đạo đức hiếm khi đưa đến một đáp án duy nhất khơng gây tranh cãi. Vì thế các khía cạnh đạo đức của việc quản trị được đánh giá thông qua biện pháp quản trị nhiều hơn là căn cứ vào thành quả quản trị.

- Mọi hành động đều gây ra hậu quả.

- Giá trị đạo đức tuỳ thuộc quan điểm của đối tượng quan tâm.

Muốn sử dụng Algorithm, người ta phải xem xét 4 khía cạnh quan trọng thuộc hành động của công ty: Mục tiêu, biện pháp, động cơ và hậu quả. Đây cũng chính là 4 yếu tố tác động tương hỗ chủ yếu trong hành động.

(1) Mục tiêu: Doanh nghiệp muốn đạt được điều gì? (2) Biện pháp: Làm thế nào để theo đuổi mục tiêu?

(3) Động cơ: Điều gì thơi thúc doanh nghiệp đạt mục tiêu?

(4) Hậu quả: Doanh nghiệp có thể lường trước những hậu quả nào? Sau đây là nội dung cụ thể của từng yếu tố:

* Mục tiêu:

Mục tiêu là những tiêu đích mà mỗi cá nhân hay tổ chức mong muốn đạt được. Nó trả lời cho câu hỏi “cần phải làm gì?”.

Khi xác định mục tiêu, cần trả lời các câu hỏi sau: - Doanh nghiệp có nhiều mục tiêu khơng?

- Các mục tiêu có hài hịa với nhau khơng? - Đối tượng nào được quan tâm hàng đầu?

Mục tiêu có thể là định tính, có thể là định lượng và được phân cấp thành các cấp độ khác nhau (mục tiêu tổng quát/mục tiêu chung hay mục tiêu tác nghiệp).

Mục tiêu tổng quát (động lực thúc đẩy): Mong muốn cuối cùng cần đạt được, được xác định bởi:

- Động cơ, quan điểm, triết lý đạo đức của người ra quyết định; - Mục tiêu chiến lược, sứ mệnh của tổ chức, cơng ty.

Mục tiêu tác nghiệp (mục đích): Mong muốn cần đạt được sau một hoạt động cụ thể để thể hiện mục tiêu tổng quát, được xác định bởi:

- Mục tiêu tổng quát;

- Lĩnh vực, quyền lực, phạm vi quyền hạn của người ra quyết định.

Doanh nghiệp có rất nhiều mục tiêu như mục tiêu tài chính, mục tiêu về sản lượng, năng suất, mục tiêu về công nghệ, việc làm… Vô số các mục tiêu như thế có hài hịa với nhau không, các đối tượng được quan tâm là ai. Đó chính là những câu hỏi cần được giải đáp trong kinh doanh.

* Biện pháp

Biện pháp chỉ các công cụ, các cách thức được sử dụng để hỗ trợ cho việc thực hiện một mục tiêu nào đó. Biện pháp trả lời cho câu hỏi “làm như thế nào?”. Biện pháp gồm hai nội dung: Phương pháp hành động và sử dụng các công cụ hành động. Lựa chọn biện pháp là lựa chọn cách thức hành động và công cụ hỗ trợ. Trong thực tế, chọn cách thức hành động cho từng trường hợp cụ thể khơng hề đơn giản, vì khơng chỉ b ị ràng buộc bởi các mục tiêu mà còn ràng buộc lẫn nhau. Cần phải nhấn mạnh cả mục tiêu (What: cái gì?) và các thức hành động (How: như thế nào?).

Khi lựa chọn biện pháp, cần trả lời các câu hỏi sau:

- Các đối tượng quan tâm có tán thành các biện pháp hành động của doanh nghiệp không?

- Các biện pháp có đáp ứng hoặc tối đa hóa các mục tiêu đề ra khơng? - Các biện pháp có cần thiết để đạt mục tiêu khơng hay tương đối khơng quan trọng hoặc đơn thuần khơng dính líu gì đến mục tiêu của bạn?

* Động cơ

Động cơ là sức mạnh nội tại thôi thúc và hướng hành vi của con người tới việc đạt được những mục tiêu nhất định.

Động cơ trả lời cho câu hỏi: “Tại sao? Vì lý do gì?” Động cơ là nguyên nhân gốc rễ của hành vi, động cơ thúc đẩy thể hiện qua thỏa mãn các nhu cầu. Động cơ bao gồm những giá trị riêng tư và tác phong lãnh đạo của một số người để ra quyết định then chốt. Chúng ta thường phải suy đốn để tìm hiểu động cơ hành động của các quản trị viên. Các động cơ này luôn luôn không công khai và dễ thấy như các bản tuyên bố sứ mệnh hoặc các báo cáo tài chính. Bởi vì các động cơ xâm lấn đến cả đời sống riêng tư của các quản trị viên, nên sẽ là nguy hiểm nếu chúng ta suy đoán quá liều lĩnh về chúng.

Động cơ là yếu tố khó lần ra manh mối nhất. Ngay cả động cơ nội tại thúc đẩy bản thân một người cịn khó tìm hiểu huống chi tìm hiểu người khác. Nó bắt rễ từ sự giáo dục của gia đình, của nền văn hố và tơn giáo. Tuy nhiên vẫn phải xác định động cơ để hiểu hành vi con người từ đó tìm cách thoả mãn tốt nhất những mong muốn của con người. Xác định động cơ thực chất là xác định mối liên hệ nhân quả giữa các yếu tố một cách hệ thống để tìm ra bản chất của vấn đề.

* Hậu quả

Việc xây dựng mục tiêu kinh doanh và chọn lựa biện pháp thích hợp dưới sự chi phối của các động cơ cuối cùng sẽ gây ra một hoặc nhiều hậu quả. Tiên đoán hậu quả là bước cuối cùng và quan trọng nhất của Algorithm đạo đức.

Các hậu quả thường không lường trước được trước khi giải pháp đạo đức được tiến hành. Vì thế những người ra quyết định đạo đức cần phải tiên đốn các hậu quả ngồi ý muốn có thể xảy ra cũng như tìm hiểu và giải quyết các hậu quả khi chúng bất ngờ xảy đến. Khi tiên đoán hậu quả, cần trả lời các câu hỏi sau:

- Các hậu quả lường trước sẽ xảy ra trong ngắn hạn hay dài hạn?

- Các hậu quả lường trước sẽ có ảnh hưởng gì đến các đối tượng quan tâm của doanh nghiệp?

- Có thể có các yếu tố bất ngờ khơng?

Algorithm là cơng cụ rất hữu ích khi được dùng để phân tích các quyết định sắp được lựa chọn. Hãy bắt đầu với yếu tố mục tiêu. Về mặt kinh doanh các doanh nghiệp thường chọn các mục tiêu giống nhau như tồn tại, kiếm lời, chiếm lĩnh một thị phần nào đó hay đóng góp kinh tế cho xã hội bằng cách tạo ra công ăn việc làm, chế tạo sản phẩm hay cung ứng dịch vụ. Về mặt đạo đức, sự lựa chọn tùy thuộc phạm vi của doanh nghiệp. Tuy nhiên doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với các hậu quả sau cùng của sự lựa chọn ấy. Đối với yếu tố biện pháp, doanh nghiệp phải thực hiện nhiều chọn lựa cho cả 2 khía cạnh của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có sẵn lịng hy sinh doanh lợi để đạt được mục tiêu đạo đức khơng? Có các biện pháp chọn lựa khác ít rủi ro về mặt đạo đức khơng?

thường khó nhận diện chính xác nên phải thận trọng khi nhận xét về động cơ thúc đẩy hành động của người khác. Các biện pháp hành động thường là nhân tố chủ yếu gây ra các hậu quả. Khi xem xét hậu quả cần trả lời các câu hỏi: Điều gì đã xảy ra? Doanh nghiệp có lâm vào một tình huống nan giải về đạo đức hay có hành động phi đạo đức khơng? Từ cách nhìn của ai? Động cơ chi phối cả mục tiêu lẫn biện pháp chọn lựa để hành động và quy định cách thức mà người khác sẽ đánh giá khi hậu quả của hành động đã biểu lộ ra. Thay đổi một trong bốn yếu tố sẽ khiến cho tất cả các yếu tố khác thay đổi theo. Có thể sử dụng Algorithm đạo đức để phân tích và giải thích các hành vi trong mọi quan hệ của doanh nghiệp như hành vi cáo giác, hành vi bảo vệ bí mật thương mại, hành vi quảng cáo...

Một phần của tài liệu Bài giảng văn hóa doanh nghiệp (Trang 171 - 175)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)