Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.4. Nội dung công tác quản lý đội ngũ giáo viên trường tiểu học bán trú
trú
1.4.1. Quản lý về số lượng giáo viên
Phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng theo quy định của Điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/8/2007 của Bộ giáo dục &đào tạo và định mức theo thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 giữa Bộ GD&ĐT về việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên kế cận để sẳn sàng bổ sung, thay thế kịp thời những trường hợp có giáo viên chuyển cơng tác, nghỉ hưu, sức khỏe yếu hoặc khả năng khơng cịn đảm đương được nhiệm vụ được giao,…
1.4.2. Quản lý về cơ cấu đội ngũ giáo viên [4, tr 274]
Cơ cấu đội ngũ giáo viên phải đảm bảo sự đồng bộ trên các sự tương thích :
- Cơ cấu về giới
- Cơ cấu về phân ngành chuyên môn
Trong giai đoạn hiện nay, cần bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên trẻ có khả năng tiếp thu và vận dụng KHCN vào cơng tác giảng dạy, đồng thời phải đảm bảo tính kế thừa, sự hợp lý về cơ cấu, phù hợp trong phân công phụ trách các mặt hoạt động của nhà trường, phù hợp với năng lực và điều kiện công tác, phù hợp với cơ chế quản lý điều hành.
1.4.3. Quản lý về trình độ đào tạo - chun mơn nghiệp vụ đội ngũ giáo viên
Theo Quyết định số 62/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 26/10/2007 quy định về trình độ đội ngũ giáo viên: Đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định hiện hành tương ứng với ngạch giáo viên dự tuyển. Cụ thể:
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học;
b) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở;
c) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thơng.
d) Ngồi trình độ đào tạo, người giáo viên tiểu học cần phải bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ ở 3 lĩnh vực:
+ Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống. + Kiến thức.
+ Kỹ năng sư phạm.
Khi quản lý về trình độ cần quan tâm đến cơng tác thanh, kiểm tra, đánh giá giáo viên. Công tác thanh, kiểm tra hoạt động của giáo viên tiểu học nhằm đánh giá, tư vấn, thúc đẩy đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên, đặc biệt là giáo viên dạy chương trình mới để có căn cứ bố trí lại những người khơng đáp ứng được u cầu của chương trình.
Trước đây, thanh tra giáo viên là hoạt động kiểm tra tuân thủ các quy định của Bộ giáo dục và đào tạo; ngày nay đã trở thành hoạt động kiểm tra- đánh giá, hổ trợ. Nghĩa là việc đánh giá nhằm mục tiêu đào tạo, giúp đỡ giáo viên phát triển năng lực của mình.
Nội dung đánh giá trước đây chỉ hạn chế trong khuôn khổ quan sát hoạt động của giáo viên thông qua dự giờ dạy trên lớp. Ngày nay không hạn chế trên phạm vi đó mà cịn xem xét việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục khác, nhất là sự hoạt động đóng góp của tập thể sư phạm, đảm bảo sự phối hợp của giáo viên với những người liên quan.
Thanh tra giáo viên có mục tiêu là cải thiện chất lượng giảng dạy và nhằm 2 yêu cầu quan trọng như nhau: Quản lý sự nghiệp, đảm bảo việc giảng
dạy của giáo viên đúng theo chương trình quy định của Bộ GD&ĐT, phục vụ mục tiêu đào tạo; phát hiện tiềm năng của giáo viên - tăng khả năng nghề nghiệp của họ, giúp giáo viên phát triển hết khả năng của mình.
1.4.4. Quản lý về tuyển dụng đội ngũ giáo viên
“Tuyển dụng là cơng việc xét chọn người thích hợp và nhận vào làm việc”.
‘‘Tuyển dụng là một quy trình gồm một tập hợp các hoạt động biến nguồn vào thành nguồn ra’’ [22, tr 12]
Tuyển dụng là một q trình phân tích, thu hút, lực chọn, quyết định tiếp nhận một cá nhân vào một vị trí tổ chức.[6, tr 90]
Quy trình này gắn liền với các thông tin về yêu cầu và mô tả công việc, đơn xin việc của ứng viên, sự cân nhắc lựa chọn ứng viên và cuối cùng là quyết định ứng viên phù hợp để đưa vào bộ máy hoạt động của nhà trường.
Nhiệm vụ của tuyển dụng đội ngũ giáo viên là xúc tiến các hoạt động nhằm thu hút các ứng viên thích hợp cho nhà trường. ‘‘Các yêu cầu về công bằng và dân chủ trong việc lựa chọn giáo viên ngày càng được chú trọng, làm cho quy trình lựa chọn giáo viên ngày càng trở nên chặt chẽ, hợp lý hơn”.
1.4.5. Quản lý về đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Quản lý việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là hai quá trình tác động đến đội ngũ giáo viên nhằm trang bị mới hoặc trang bị thêm kiến thức, kỹ năng cho họ với mục đích hồn thiện, nâng cao khả năng hoạt động nghề nghiệp và các hoạt động thực tiễn khác trong một lĩnh vực nhất định.
Đào tạo (training) bao gồm các hoạt động nhằm mục đích nâng cao năng lực chuyên môn hay kỹ năng sư phạm của giáo viên trong hoạt động nghề nghiệp.
‘‘Đào tạo là một loạt các hoạt động được tổ chức có hệ thống để trang bị cho người lao động nhận thức, kỹ năng tay nghề và động lực thực hiện công việc’’.[17, tr 388]
Đào tạo giúp trang bị cho giáo viên những nhận thức và kỹ năng thực tiễn, nó giúp cho giáo viên thực hiện tốt hơn các cơng việc hiện tại. Ích lợi của công tác – bồi dưỡng không chỉ dừng lại ở chổ trang bị cho giáo viên các kỹ năng nghề nghiệp hiện tại mà còn phát triển họ lên một nấc cao hơn để đảm nhận trọng trách trong tương lai.
Việc đào tạo – bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cần đáp ứng các yêu cầu sau :
- Phải xem đây là yêu cầu có tính chiến lược ; phải xây dựng được phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong tập thể giáo viên ;
- Cần thống nhất giữa bồi dưỡng chính trị, tư tưởng, chuyên môn, nghiệp vụ và các nhiệm vụ đặt ra trong thực tiễn ;
- Chú ý trình độ của cơng tác đào tạo - bồi dưỡng, có tính đến thành tựu mới nhất của khoa học và kinh nghiệm thực tiễn ;
- Phải có kế hoạch đảm bảo tính liên tục, có hệ thống và trách nhiệm nâng cao trình độ ngiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trong suốt thời kỳ hoạt động sư phạm ;
- Chú ý đến trình độ đào tạo, nhu cầu bồi dưỡng của từng giáo viên. Từ đó xác định nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp. Có thể phối hợp bồi dưỡng với đào tạo ngắn hạn với dài hạn, tập trung với bán tập trung và tại chức ; phi chính quy với chính quy ; giáo viên nòng cốt với giáo viên dự nguồn, dần dần tiến tới chính quy và hiện đại ; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng với sàng lọc và bổ nhiệm giáo viên.
1.4.6. Quản lý về sử dụng đội ngũ giáo viên
Phân công công tác :
Phân công công tác là giao trách nhiệm cho một giáo viên nào đó thực hiện hoặc đảm trách một cơng việc có mục đích cụ thể, rõ ràng, trong thời gian nhất định. Người phân cơng phải có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra đơn đốc, kịp thời uốn nắn những sai lệch nhằm giúp giáo viên được phân cơng hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Quản lý các mặt hoạt động và thực hiện nhiệm vụ của giáo viên : Hiệu trưởng có quyền quản lý trực tiếp các mặt hoạt động của giáo viên. Đầu năm học, hiệu trưởng phân công chuyên môn cho tất cả các cán bộ - giáo viên – công nhân viên trong nhà trường và yêu cầu mọi người xây dựng kế hoạch hoạt động của mình dựa trên các nhiệm vụ đã được phân công.
Hàng năm hiệu trưởng tổ chức đánh giá phân loại khả năng giảng dạy và những công tác khác của giáo viên trong nhà trường dựa trên kết quả hoạt động, NCKH, học tập nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ và ý kiến đánh giá của tổ bộ môn.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC BÁN TRÚ Ở THỊ XÃ THỦ DẦU MỘT
– TỈNH BÌNH DƯƠNG