Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở của việc đề xuất các giải pháp
3.1.1. Chiến lược và định hướng phát triển kinh tế, giáo dục của Thị xã Thủ
xã Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương
3.1.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế của Thị xã Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương
Theo văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X (2010-2015), Đảng bộ Thị xã Thủ Dầu Một đã xác định mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là “Phát triển Thị xã Thủ Dầu Một thành trung tâm đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội, khoa học - kỹ thuật của Bình Dương và của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bảo đảm phát triển bền vững, hài hịa giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, bảo vệ môi trường. Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường và đảm bảo giữ vững quốc phịng – an ninh chính trị, trật tự và an tồn xã hội trên địa bàn”.
- Huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Thủ Dầu Một, phấn đấu thực hiện theo các tiêu chí đơ thị loại I văn minh, hiện đại vào năm 2015. Tập trung đầu tư xây dựng mới (thành phố mới) vừa cải tạo nâng cấp đơ thị hiện hữu, tạo tiền đề góp phần xây dựng thành phố Bình Dương trong tương lai.
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ. Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; chú
trọng phát triển dịch vụ nhà ở, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và chăm sóc sức khoẻ.
- Phát triển kinh tế đảm bảo yếu tố bền vững, thực hiện tốt các giải pháp để tăng nhanh tốc độ phát triển dịch vụ. Chú trọng đổi mới công nghệ trong sản xuất cơng nghiệp. Xây dựng Bình Dương thành một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, toàn diện đảm bảo mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Tăng cường các hoạt động văn hóa, khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc, bảo vệ mơi trường sinh thái, đảm bảo quốc phịng an ninh.
3.1.1.2. Định hướng phát triển giáo dục tiểu học bán trú ở Thị xã Thủ Dầu Một– Tỉnh Bình Dương
Theo văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X (2010-2015), Đảng bộ Thị xã Thủ Dầu Một đã định hướng phát triển giáo dục 5 năm (2010-2015) như sau:
Mục tiêu chung:
Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ chuẩn hóa và hiện đại hóa. Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đủ số lượng, hợp lý về cơ cấu, đạt chuẩn 100%, nâng dần tỷ lệ giáo viên trên chuẩn theo từng năm. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất trường học, xây dựng xã hội học tập, mở rộng hình thức liên kết trong giáo dục và đào tạo, phát huy vai trò của Hội khuyến học và các Trung tâm học tập cộng đồng, động viên kịp thời các gương điển hình trong học tập, sử dụng hiệu quả “ Quỹ khuyến học” địa bàn. Phấn đấu thực hiện đạt các chỉ tiêu đề ra trong lĩnh vực giáo dục, giữ vững và nâng cao chất lượng đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục bậc tiểu học, trung học cơ sở và phổ cập bậc trung học.
- Thực hiện công bằng trong giáo dục nhằm phát huy tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục, đồng thời tạo điều kiện để mọi người dân được hưởng thụ thành quả giáo dục ở mức độ ngày càng cao.
- Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội cho mọi thành viên trong xã hội được học tập, học tập suốt đời, góp phần nâng cao trình độ phổ thông, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, tri thức và khả năng thích ứng với cuộc sống.
- Từng bước hồn thiện chính sách đổi mới cơ chế quản lý giáo dục theo hướng đa dạng hố các loại hình giáo dục, phát triển mạnh các cơ sở giáo dục ngồi cơng lập; mở rộng liên kết, hợp tác, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước để phát triển hợp lý cơ sở giáo dục phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và yêu cầu đặc điểm của giáo dục Thị xã.
+ Từng bước chuyển cơ sở giáo dục công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế tài chính và thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm thường xuyên nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục, bảo đảm quyền lợi và cơ hội tiếp cận bình đẳng của người học.
+ Có lộ trình thích hợp chuyển các cơ sở giáo dục cơng lập sang loại hình bán trú và 2 buổi/ngày.
- Cùng với chủ trương chung của Tỉnh, Ngành giáo dục thị xã cũng đặt mục tiêu phát triển hoàn chỉnh hệ thống giáo dục nhằm nâng cao nguồn nhân lực cho địa phương. Phấn đấu đến năm 2015, mạng lưới trường, lớp từ mầm non đến THCS rãi đều khắp các xã, phường.
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chỉ đạo điều hành của chính quyền và sự phối hợp giữa các ban, ngành, đồn thể từ thị đến cơ sở trong cơng tác phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và xây dựng CSVC,
xây dựng đội ngũ CB-GV-CNV nói riêng; quan tâm, hỗ trợ cho các trường có điều kiện tốt để thực hiện nhiệm vụ.
Mục tiêu cụ thể :
Giáo dục phổ thông : phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ lầu hố, phịng học kiên cố ngành học phổ thông đạt 90%, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia toàn thị xã đạt từ 80 % trở lên.
- Tiểu học:
+ Đến năm 2015 đảm bảo đủ phòng học cho học sinh học 02 buổi/ngày; đạt 100% trường công lập học bán trú, 2 buổi/ngày vào năm 2015.
+ Số phòng học kiên cố, đúng quy cách đạt 85% năm 2015. + Số trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 85% năm 2015.
+ Tỷ lệ học sinh đi học trong độ tuổi đạt 99,5% năm 2015. Tỷ lệ học sinh ngồi cơng lập chiếm 1% - 1,5% năm 2015.
Về công tác xây dựng đội ngũ :
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch cán bộ, tiếp tục thực hiện chủ trương luân chuyển CBQL, củng cố đội ngũ CBQL-GV cho các nhà trường.
- 100% CBQL được bồi dưỡng về quản lý và lý luận chính trị; trình độ chuẩn hố của giáo viên các cấp học đạt 100%, trong đó : tỷ lệ bình qn giáo viên đạt trình độ trên chuẩn các cấp học (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) trên 50%.