Giải pháp 5: Tạo môi trường thuận lợi, cải tiến về chế độ chính sách giáo

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trú ở thị xã thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 93 - 95)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Đề xuất một số giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học bán trú ở Thị

3.2.5. Giải pháp 5: Tạo môi trường thuận lợi, cải tiến về chế độ chính sách giáo

sách giáo viên cho phù hợp

Mục đích: Tạo được động lực cho giáo viên để các giáo viên hăng say, phấn đấu, nhiệt tình hơn trong cơng tác cũng như trong việc nâng cao trình độ, chun mơn nghiệp vụ, dạy chữ, dạy người.

Chế độ và chính sách tốt, hợp lý là tạo nội lực cho phát triển nói chung trong đó có sự nghiệp giáo dục. Từ đó chất lượng đội ngũ giáo viên cũng được nâng lên.

Việc quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học bán trú không chỉ đơn thuần theo kế hoạch mà phải có định hướng lâu dài trong tương lai và q trình đó phải được liên tục phát triển. Để làm được vấn đề nêu trên, các cấp quản lý giáo dục phải xây dựng một chính sách, chiến lược quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học bán trú mang tính đón đầu trên cơ sở mục tiêu, xu hướng phát triển của nhà trường.

Nội dung của giải pháp:

Về phía địa phương:

+ Trong các nguồn lực, ngân sách giữ vai trò chủ đạo và được sử dụng ưu tiên cho đào tạo bồi dưỡng giáo viên. Địa phương cần phải tích cực khai thác các nguồn lực ngồi ngân sách để thực hiện chính sách đối với giáo viên, chú trọng quản lý thực hiện chính sách về lao động, tiền lương và các phụ cấp, chăm lo về đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ giáo viên.

+ Vận dụng điều kiện thực tế của địa phương, đẩy mạnh việc thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực, các lực lượng xã hội, các thành phần kinh tế chăm lo cho đội ngũ giáo viên tiểu học bán trú.

Về phía nhà trường:

+ Tạo môi trường xã hội thuận lợi cho sự thăng tiến của giáo viên: Tăng cường đầu tư phát triển đội ngũ, trang bị cơ sở vật chất phục vụ dạy học hiệu quả, thực hiện các chế độ chính sách đãi ngộ đối với giáo viên.

+ Để có giáo viên giỏi đã khó, song biết sử dụng và giữ được giáo viên giỏi lại càng khó hơn. Do đó cần có chính sách thu hút và giữ chân những giáo viên giỏi. Cần có quan điểm và chiến lược phù hợp trong việc giữ chân giáo viên giỏi, chứ khơng thể dựa vào tinh thần tình nguyện của giáo viên.

+ Cần quan tâm hơn đến đời sống tinh thần của giáo viên: Chú ý phân công công việc hợp lý, tạo điều kiện cho giáo viên cảm thấy an tâm trong công tác, thực sự ổn định và có hướng phát triển trong tương lai.

+ Thực hiện các chính sách cho giáo viên như hỗ trợ vay vốn để cải thiện đời sống gia đình, hỗ trợ kinh phí tham gia các lớp học, có chế độ ưu tiên cho con em giáo viên,...

+ Tạo cơ hội để tự phát triển, cho phép kế hoạch làm việc linh hoạt để giáo viên có thể tập trung vào giảng dạy và nghiên cứu đút rút SKKN.

Ngoài ra , cần tạo các sân chơi thể thao, văn nghệ, câu lạc bộ, tổ chức các chuyến dã ngoại,...

Cũng cần tạo những cuộc đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo và giáo viên để lắng nghe những ý kiến của họ hoặc có thể từ các cuộc họp tổ rồi gửi ý kiến lên lãnh đạo bằng văn bản.

Phịng GD&ĐT cần có kế hoạch trình các cấp quản lý chọn những giáo viên cốt cán, tiêu biểu đưa đi tham quan học tập trong và ngoài nước để giáo viên được mở mang kiến thức, có cơ hội giao lưu học hỏi trao dổi kinh nghiệm trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu từ đó nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của bản thân nói riêng và của ngành nói chung.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trú ở thị xã thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)