Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.2. Đề xuất một số giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học bán trú ở Thị
3.2.2. Giải pháp 2: Tăng cường việc quy hoạch, tuyển dụng, bố trí, sử dụng độ
dụng đội ngũ giáo viên tiểu học bán trú
Mục đích: Giải pháp này nhằm giúp dự báo đủ nhu cầu giáo viên, lựa chọn và tuyển dụng được những giáo viên đảm bảo chất lượng và bố trí sử dụng đúng năng lực của họ nhằm phát huy hết khả năng, năng lực, điểm mạnh của từng giáo viên và phù hợp với yêu cầu của nhà trường.
Nội dung:
3.2.2.1. Về quy hoạch đội ngũ giáo viên tiểu học bán trú
Trong nghị quyết TW3 khó VIII đã khẳng định: “ Muốn xây dựng và phát triển đội ngũ trước hết phải định hình được đội ngũ đó. Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp”.
Điều 65 Luật cán bộ công chức quy định nội dung quản lý cán bộ, công chức bao gồm: “Xây dựng kế hoạch, quy hoạch cán bộ, công chức”.
Nội dung xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên: dự báo nhu cầu, kế hoạch phát triển, tiêu chuẩn hóa đội ngũ.
Trên cơ sở thực trạng và số liệu điều tra của từng trường và dựa vào tình hình thực tế của Thị xã Thủ Dầu Một, căn cứ vào hướng dẫn của Sở GD&ĐT, Phòng GD & ĐT cùng các trường tiến hành xây dựng quy hoạch, kế hoạch tuyển chọn giáo viên theo từng năm và kế hoạch dài hạn đến năm 2015. Quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch tuyển chọn giáo viên tiểu học bán trú phải quán triệt quan điểm:
+ Đảm bảo sự lãnh đạo của cấp trên.
+ Đảm bảo tính khách quan, cơng bằng. + Đảm bảo nguyên tắc kế thừa và phát triển.
Căn cứ vào Thông tư số 35/2006/TTLT/BGDĐT – BNV ngày 23/8/2006 của Bộ GD&ĐT và Bộ nội vụ về việc hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở GD phổ thông công lập.
+ Biên chế giáo viên: Phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường TH cần rà soát định mức và các chức danh giáo viên để đảm bảo đủ định mức, đúng chức danh như sau:
- Xem bình qn mỗi lớp đã được bố trí định mức bao nhiêu giáo viên để xác định số biên chế thừa, thiếu. (đảm bảo tỉ lệ 1,5 GV/lớp).
- Có giáo viên chuyên trách làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh chưa? (Mỗi trường 1 giáo viên)
- Số lượng giáo viên làm công tác thư viện, thiết bị đã đủ định mức chưa? (Công tác thư viện và thiết bị: trường hạng 1 được bố trí 2 biên chế; trường hạng 2, hạng 3 được bố trí 1 biên chế).
3.2.2.2. Về tuyển dụng, sử dụng giáo viên và đào tạo bồi dưỡng
Nội dung quản lý việc tuyển dụng và sử dụng giáo viên bao gồm: + Lập kế hoạch tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên.
+ Xây dựng quy chế tuyển dụng gồm chuẩn tuyển dụng, quy trình và nguyên tắc tuyển dụng.
+ Tổ chức tuyển dụng theo quy chế và chuẩn.
+ Bố trí và sử dụng giáo viên tiểu học được tuyển dụng.
+ Đánh giá và bố trí lại hoặc sàng lọc một số giáo viên yêu kém.
Trong công tác tuyển chọn và sử dụng giáo viên phải chú ý rà sốt, bố trí hợp lý theo nhu cầu của từng trường.
- Tuyển dụng, sử dụng - phân công đội ngũ giáo viên tiểu học bán trú phải đúng chuẩn quy định của Bộ giáo dục – đào tạo ( Theo QĐ số
62/2007/QĐ-BGDĐT ngày 26/10/2007); vừa đảm bảo tính khoa học, vừa đảm bảo tính cơng bằng, khách quan.
Nội dung quản lý đào tạo bồi dưỡng:
Nội dung chủ yếu là quản lý đào tạo, nâng cấp đội ngũ giáo viên THBT. + Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo dài hạn, ngắn hạn để nâng cấp trình độ giáo viên trên cơ sở phân công hợp lý, tạo điều kiện để giáo viên tham gia các chương trình đào tạo của Bộ, Sở, Ngành.
+ Tăng cường nhận thức cho giáo viên tự giác học tập trang bị kiến thức tin học, ngoại ngữ, nghiên cứu ứng dụng tin học trong giảng dạy, cập nhật thông tin qua mạng để nâng cao chất lượng bài soạn.
Về tuyển dụng:
+ Tiếp nhận giáo viên được đào tạo từ các trường sư phạm. Hiện nay đào tạo giáo viên mới thường do các trường sư phạm đảm trách. Vì thế các cấp quản lý giáo dục địa phương cần có sự liên kết với các trường sư phạm để bố trí giáo viên phù hợp yêu cầu thực tế.
+ Tiếp nhận giáo viên từ Tỉnh khác chuyển về địa phương thông qua việc thuyên chuyển giáo viên hàng năm.
+ Về hình thức tuyển dụng giáo viên hiện nay tại Tỉnh Bình Dương chỉ có một hình thức là xét tuyển do Sở GD&ĐT tổ chức. Với thẩm quyền, chức năng của Phòng GD&ĐT chủ yếu thực hiện việc tuyển dụng với hình thức hợp đồng giáo viên hành chánh, phục vụ, bảo vệ, cấp dưỡng.
Về sử dụng đội ngũ giáo viên:
+ Sử dụng đội ngũ giáo viên phải phù hợp với trình độ đào tạo và năng lực chuyên môn.
+ Đa dạng hóa các hình thức phân cơng giảng dạy: Có thể phân công giáo viên chuyên dạy một khối lớp trong nhiều năm hoặc dạy mỗi năm một khối lớp. Mỗi hình thức phân cơng đều có mặt mạnh và mặt yếu. Hiệu trưởng cần
xem xét cụ thể lực lượng đội ngũ (số lượng và trình độ tay nghề) mà lựa chọn hình thức phù hợp.
+ Định ra chuẩn phân công sao cho phù hợp với thực lực đội ngũ của trường mình, phù hợp với trình độ học sinh của từng khối, từng lớp. Mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
+ Yêu cầu giảng dạy: Chuẩn này xuất phát từ nhận thức rằng căn cứ vào cơng việc để chọn người thích hợp, hết sức tránh tình trạng ngược lại.
+ Năng lực và sở trường: Xét về năng lực, mỗi giáo viên trước hết phải thể hiện năng lực của chính mình, nếu có giáo viên nào khơng có năng lực giảng dạy thì nên kiên quyết chuyển sang việc khác. Xét về sở trường: năng lực đã đạt đến trình độ cao, kỹ năng tinh thông và gần đạt tới mức kỹ xảo ,nếu giao đúng việc thì kết quả sẽ đạt tốt.
+ Thâm niên nghề nghiệp: Đối với nghề dạy học thì thâm niên có ý nghĩa đặt biệt quan trọng. Thâm niên nghề nghiệp thông báo cho người quản lý biết vốn liếng nghề nghiệp mà người giáo viên đã tích lũy được. Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng với những người thực sự yêu nghề và tận tụy với nghề.
+ Nguồn đào tạo: đội ngũ giáo viên khá đông và nguồn đào tạo rất đa dạng, công tác bồi dưỡng thường xuyên chưa thật sự có hiệu quả. Vì vậy một số giáo viên cịn lúng túng khi dạy theo chương trình mới. Trong việc phân công giảng dạy cho giáo viên, hiệu trưởng cần thấy rõ điều này để tạo một bước chuẩn bị cho giáo viên, giúp họ tiếp cận chương trình và giảng dạy tự tin hơn.
+ Hồn cảnh gia đình và nguyện vọng cá nhân: đây là nội dung cuối cùng mà hiệu trưởng cần lưu ý. Hiệu trưởng nên để cho giáo viên có nguyện vọng đăng ký với tổ trưởng, tổ trưởng trình với phó hiệu trưởng phụ trách chuyên mơn; phó hiệu trưởng tổng hợp trình với hiệu trưởng quyết định. Tuy nhiên hiệu trưởng cần xem xét từng trường hợp cụ thể để giải quyết so cho hợp lý,