Thực trạng về quản lý công tác tuyển dụng đội ngũ giáo viên các trường

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trú ở thị xã thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 65)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2. Thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học – tiểu

2.2.4. Thực trạng về quản lý công tác tuyển dụng đội ngũ giáo viên các trường

các trường THBT

Theo kết quả nghiên cứu, lấy ý kiến về vấn đề tuyển dụng giáo viên ở Thị xã Thủ Dầu Một, có ý kiến khác nhau về tính hợp lý và khơng hợp lý. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.13a: Thống kê ý kiến về công tác tuyển dụng đội ngũ giáo viên các trường THBT

Nội dung Nhóm khảo sát Rất hợp lý Hợp lý Tương đối hợp lý

Không hợp lý Thầy ( Cô) cho biết ý

kiến về việc tuyển dụng giáo viên tại trường CBQL TS 7 48 18 0 % 9,6 65,8 24,7 0 GV TS 31 156 38 2 % 13,7 68,7 16,7 0,9

Kết quả khảo sát cho thấy đối với CBQL, có 9,6% ý kiến cho rằng cơng tác tuyển dụng đội ngũ giáo viên là rất hợp lý; 65,8 % ý kiến cho rằng công tác tuyển dụng đội ngũ giáo viên là hợp lý; 24,7% ý kiến cho rằng công tác tuyển dụng giáo viên là tương đối hợp lý. Đối với giáo viên, có 13,7% ý kiến cho rằng cơng tác tuyển dụng giáo viên là rất hợp lý; 68,7% ý kiến cho rằng công tác tuyển dụng đội ngũ giáo viên là hợp lý; 16,7 % ý kiến cho rằng công tác tuyển dụng giáo viên là tương đối hợp lý. Điều này cho chúng ta thấy, mặc dù có sự chênh lệch tỉ lệ về mức độ đánh giá công tác tuyển dụng giáo viên

nhưng nhìn chung tất cả ý kiến đều cho rằng công tác tuyển dụng đội ngũ giáo viên là hợp lý. Như vậy cho thấy tất cả khách thể nghiên cứu đều nắm được quy trình tuyển dụng của lãnh đạo cấp trên.

Bảng 2.13b: Bảng khảo sát về tính hiệu quả trong cơng tác tuyển dụng ĐNGV các trường THBT

Nội dung Nhóm khảo sát Rất

cao Cao

Trung

bình Thấp Rất thấp

Hiệu quả của việc tuyển dụng GV thích hợp với hoạt động của nhà trường CBQL TS 0 0 29 44 0 % 0 0 39,7 60,3 0 GV TS 1 2 91 122 11 % 0,5 0,9 40,1 53,7 4,8

Tuy nhiên qua phần khảo sát tính hiệu quả trong cơng tác tuyển dụng đội ngũ giáo viên đối với khách thể nghiên cứu cho thấy: 39,7% CBQL cho rằng hiệu quả đạt được là trung bình, cịn lại 60,3% CBQL cho là ở mức độ thấp. Đối với giáo viên được khảo sát: 0,5% có ý kiến là cơng tác tuyển dụng đội ngũ giáo viên đạt mức độ rất cao; 0,9 % cho rằng công tác tuyển dụng đạt hiệu quả cao; 40,1 % cho rằng hiệu quả đạt được là trung bình, 53,7% là thấp và 4,8% là rất thấp. Điều này cho thấy giữa CBQL và giáo viên có sự nhìn nhận sự việc tương đối khác nhau. Có thể những giáo viên trẻ, mới ra trường nhìn nhận vấn đề hiệu quả trong công tác tuyển dụng giáo viên thường thống và cảm tính hơn so với những giáo viên đã công tác nhiều năm.

Theo phỏng vấn chuyên viên phòng Tổ chức cán bộ Phòng GD&ĐT Thị xã Thủ Dầu Một về việc lập quy hoạch, dự báo nhu cầu về số lượng giáo viên: Tuy hàng năm Phòng GD&ĐT Thị xã Thủ Dầu Một và các trường đều có kế hoạch định hướng cho việc quy hoạch, tuyển dụng nhưng việc thực hiện gần như chưa đạt yêu cầu. Lý do phụ thuộc nhiều vào điều kiện khách quan

như: cơ chế, chính sách, kinh phí và sự phối hợp chưa tốt với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng,...

2.2.5. Thực trạng quản lý công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên các trường THBT

Bảng 2.14a: Thực trạng hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV

các trường THBT theo kết quả nghiên cứu

( 1: Rất cao; 2: Cao; 3: Trung bình; 4: Thấp; 5: Rất thấp)

Nội dung Mức độ CBQL GV

Hiệu quả của việc bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên trẻ

1 1 1,4 16 7

2 55 75,3 145 63,9

3 17 23,3 59 26

4 0 0 7 3,1

5 0 0 0 0

Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên trẻ phụ trách các mặt hoạt động đa dạng của nhà trường

1 1 1,4 14 6,2

2 47 64,4 122 53,7 3 20 27,4 75 33,0

4 4 5,5 13 5,7

5 1 1,4 3 1,3

Việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên góp phần xây dựng

được phong trào tự học, tự bồi dưỡng cho tập thể giáo viên

1 2 2,7 13 5,7

2 56 76,7 177 78,0 3 15 20,5 37 16,3

4 0 0 0 0

5 0 0 0 0

Việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đã góp phần nâng

cao trình độ giáo viên

1 2 2,7 11 4,8

2 62 84,9 185 81,5 3 9 12,3 31 13,7

4 0 0 0 0

5 0 0 0 0

Việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên được thực hiện theo

kế hoạch 1 1 1,4 10 4,4 2 62 84,9 184 81,1 3 9 12,3 33 14,5 4 1 1,4 0 0 5 0 0 0 0

Việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên phù hợp với nhu cầu bồi dưỡng của từng giáo viên

1 2 2,8 11 4,8 2 55 75,3 172 75,8 3 16 21,9 42 18,6 4 0 0 1 0,4 5 0 0 1 0,4 Bảng 2.14b. Thực trạng về chế độ, chính sách hiện nay đối với giáo viên THBT đi học bồi dưỡng

(1: Rất hợp lý; 2: Hợp lý; 3: Tương đối hợp lý; 4: Không hợp lý)

Nội dung Mức độ CBQL GV

Thầy (Cô) cho biết ý kiến về chế độ, chính sách hiện nay đối với

giáo viên đi học bồi dưỡng

1 5 6,8 22 9,7

2 31 2,5 107 47,1 3 36 49,3 81 35,7

4 1 1,4 17 7,5

Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên. Những năm qua, nhà trường đã tích cực động viên khuyến khích tất cả cán bộ - giáo viên đều phải tự học, tự rèn học tập để nâng cao trình độ chun mơn và kiến thức đảm bảo truyền đạt và tổ chức tiết dạy tốt hơn, đạt hiệu quả hơn. Qua bảng thống kê cho thấy Phòng GD&ĐT Thị xã Thủ Dầu Một cùng nhà trường đã có kế hoạch cụ thể, phù hợp với nhu cầu của nhà trường và của từng cá nhân cũng như đã có những chính sách hợp lý để tạo điều kiện tốt để khuyến khích giáo viên nâng cao trình độ của bản thân. Hầu hết CBQL và GV cho rằng Phịng GD&ĐT và nhà trường đã có chính sách, chế độ hợp lý đối với các giáo viên đi học bồi dưỡng, chỉ có 1,4% CBQL và 7,5% GV cho rằng chế độ, chính sách hiện nay đối với giáo viên đi học bồi dưỡng là chưa hợp lý. Điều này phản ánh được sự quan tâm của nhà trường đối với công tác đào tạo bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có các lớp chuẩn hóa, nâng chuẩn theo hình thức học tại chức, chuyên tu, bồi dưỡng thường xuyên. Về việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thông qua các hoạt động chuyên môn chủ yếu là bồi dưỡng thường xuyên trong hè.

Muốn nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, cơng tác đào tạo bồi dưỡng phải lấy tự học làm chủ yếu. Mỗi giáo viên lựa chọn một chủ đề mà họ muốn được học một cách độc lập. Nhà trường khuyến khích từng giáo viên lập kế hoạch học tập một cách kỹ lưỡng gồm các nội dung: các mục tiêu học tập cần phải đạt; các kiến thức và kỹ năng cần nắm vững; các hoạt động học tập sẽ thực hiện; cách đánh giá kết quả đạt được; thời gian hoàn thành. Nhà trường hỗ trợ thời gian, kinh phí,... Kiểm tra, đánh giá, động viên và khen thưởng kịp thời.

2.2.6. Thực trạng quản lý về công tác sử dụng đội ngũ giáo viên các trường THBT

Theo kết quả phỏng vấn, quan sát và điều tra, hiện nay việc sử dụng đội ngũ giáo viên tiểu học bán trú ở Thị xã Thủ Dầu Một tương đối hợp lý và có hiệu quả theo thực tế địa phương, điều đó được thể hiện:

- Về việc phân công giảng dạy đúng với chuyên môn được đào tạo của giáo viên. Hầu hết giáo viên được phân công đúng với chuyên môn đào tạo. Tuy nhiên vẫn cịn một số ít trường hợp cịn phân cơng kiêm nhiệm hoặc phân công dạy chéo các mơn năng khiếu mà nhà trường cịn thiếu, hoặc khối lượng công việc không đồng đều giữa các giáo viên. Trong phân công giáo viên bộ môn do đặc thù từng mơn, từng trường mà có trường hợp dư hoặc thiếu GV, một số GV dạy dư giờ nhiều, một số khác lại dạy quá ít tiết.

- Về việc phân công giảng dạy trong từng khối lớp có sự xen kẽ giữa giáo viên khá, giỏi và giáo viên trung bình, yếu tạo điều kiện để giáo viên khá, giỏi kèm những giáo viên chưa có kinh nghiệm, giáo viên cịn yếu.

Thơng qua việc thực hiện này giáo viên các trường có điều kiện học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong giảng dạy, qua đó nâng cao được trình độ tay nghề. Đồng thời việc chú ý đúng mức đến khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh đã được thực hiện ở hầu hết các trường trong Thị xã và thực tế đã phát huy được hiệu quả. Tuy nhiên ở một vài điểm trường mới thành lập, chưa có giáo viên cốt cán, đa phần đều là giáo viên trẻ, mới ra trường; mặt dù rất năng nổ và có sự sáng tạo của tuổi trẻ nhưng kinh nghiệm như nhau nên việc thực hiện học tập kinh nghiệm lẫn nhau cũng còn nhiều hạn chế và hiệu quả chưa cao.

- Về việc phân cơng nhiệm vụ có xem xét kết hợp giữa năng lực và sở trường, hồn cảnh gia đình và nguyện vọng của giáo viên bằng cách Hiệu trưởng các trường trước khi phân cơng chun mơn đã có thu nhận thơng tin về nguyện vọng của giáo viên và ý kiến chuyên môn của các tổ trưởng. Thực tiễn, Hiệu trưởng các trường đã phân công giảng dạy cho giáo viên dựa trên căn cứ năng lực của giáo viên, đồng thời có chú ý đến các yếu tố khác như nguyện vọng, hoàn cảnh bản thân và gia đình.

- Việc phân công hướng dẫn và giúp đỡ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên mới được các trường đặc biệt chú trọng, xem đây là nhiệm vụ hàng đầu, nhằm từng bước xây dựng đội ngũ giáo viên trẻ đủ sức kế thừa đội ngũ giáo viên đến tuổi nghỉ hưu, đảm bào hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngành.

- Về thâm niên công tác:

Bảng 2.15: Bảng khảo sát thâm niên công tác của GV các trường THBT

Đối tượng khảo sát TS Dưới 5 năm Từ 6-10 năm Từ 11-15 năm Từ 16-20 năm Trên 21 năm TS % TS % TS % TS % TS % CBQL 73 0 0 4 5,5 24 32,9 17 23,3 28 38,3

GV 227 23 10,1 58 25,6 70 30,8 36 15,9 40 17,6

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy: đối với cán bộ quản lý phần lớn giáo viên có thâm niên trên 16 năm chiếm 61,6%. Tỉ lệ thâm niên của GV rãi đều cho các lứa tuổi, GV có thâm niên từ 6-10 năm chiếm 25,6%; GV có thâm niên từ 11-15 năm chiếm 30,8%, cao hơn so với những thâm niên khác.

Những CBQL và GV có thâm niên cao sẽ có những mặt tích cực là có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, trầm tĩnh, nhận xét vấn đề thấu đáo trong suy nghĩ và giảng dạy, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những hạn chế là do tuổi tác cao làm cho các GV này ngại hoặc ỳ trong việc vận dụng phương pháp dạy học hiện đại, sử dụng giáo án điện tử, cũng như tiếp cận công nghệ thông tin do đã quen trong việc giảng dạy bằng phương pháp truyền thống. Những GV trẻ tuy chưa có kinh nghiệm nhiều trong giảng dạy nhưng họ có những ưu điểm là năng nổ, nhiệt tình, sáng tạo trong giảng dạy. Luôn đi đầu trong việc vận dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Phần lớn các GV trẻ chịu khó, tìm tịi nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm từ những giáo viên đi trước, đã có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như trong cuộc sống.

Do vậy Ban giám hiện nhà trường cần xem xét để phân công những giáo viên có thâm niên cao kết hợp với những giáo viên trẻ, mới ra trường cùng một khối lớp để có thể người có kinh nghiệm sẽ chỉ bảo, hướng dẫn thêm cho người mới ra trường những kinh nghiệm mình có được, và những giáo viên trẻ năng nổ, nhiệt tình có thêm cơ hội học hỏi, bên cạnh đó tiếp thêm “lửa” cho những giáo viên lớn tuổi. Những giáo viên trẻ sẽ giúp những giáo viên lớn tuổi cịn hạn chế trong việc ứng dụng cơng nghiệp thông tin vào giảng dạy.

2.2.7. Nhận xét chung về thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trú ở Thị xã Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương các trường tiểu học bán trú ở Thị xã Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương

2.2.7.1. Những thành tựu về cơng tác quản lý đội ngũ giáo viên THBT

Thời gian qua với sự chỉ đạo và quan tâm sâu sát của lãnh đạo Tỉnh Bình Dương, của UBND Thị xã Thủ Dầu Một, cũng như sự cố gắng và năng động của Ngành, đến nay giáo dục nói chung, đội ngũ giáo viên tiểu học bán trú của Thị xã Thủ Dầu Một nói riêng đã thu được những thành tự đáng khích lệ:

- Đội ngũ giáo viên tiểu học bán trú hiện nay có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có uy tín đối với học sinh. Đa số giáo viên đã bước đầu tiếp cận được Phương pháp dạy học tích cực, ứng dụng cơng nghệ thơng tin, sử dụng giáo án điện tử và đầu tư viết sáng kiến kinh nghiệm.

- Cán bộ quản lý các trường có phẩm chất chính trị vững vàng, có trình độ chun mơn và nghiệp vụ cao, giàu kinh nghiệm trong quản lý. Có bản lĩnh, quyết đốn và năng động, phát huy tích cực vai trị lãnh đạo, chỉ đạo. Góp phần đưa hoạt động của các trường từng bước ổn định và phát triển.

- Về số lượng giáo viên đến năm học 2011-2012 đã từng bước cải thiện được cơ bản về số lượng giáo viên so với nhu cầu của các trường tiểu học bán trú trong Thị xã Thủ Dầu một. Đã giảm dần áp lực thiếu giáo viên.

- Độ tuổi bình quân của giáo viên tương đối đều và đội ngũ trẻ tương đối cao. Trong đó thâm niên của giáo viên dưới 15 năm chiếm 66,2%. Do đó đội ngũ này sẽ thể hiện được sức bật và tính năng động, sáng tạo trong công tác giảng dạy và các cơng tác khác trong nhà trường.

- Trình độ đào tạo đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng lên. Năm học 2007 – 2008, giáo viên có trình độ 12+1 là 0,2%, trình độ 9+3 là 2,9%, trình độ 12+2 là 41%, trình độ CĐSP - 12+3 là 27,2%, ĐHSP là 28,7%. Tuy nhiên đến năm học 2011 – 2012 số lượng giáo viên có trình độ 12+1 là khơng cịn,

trình độ 9+3 là 2,1%, trình độ 12+2 là 19,7%, trình độ CĐSP - 12+3 là 37,2%, ĐHSP là 41%. Như vậy trong 5 năm qua số lượng giáo viên có trình độ ĐHSP là tăng cao nhất, từ 28,7% lên 41%. Đây là tín hiệu đáng phấn khởi và đáng khích lệ.

- Số lượng giáo viên được đánh giá về CMNV đạt loại tốt cũng càng ngày càng tăng lên, bên cạnh đó tỉ lệ giáo viên được xếp loại trung bình lại giảm, đó cũng nhờ vào sự quan tâm, sâu sát của lãnh đạo Phòng GD&ĐT cùng Ban Giám Hiệu các trường.

- Về công tác quy hoạch và tuyển dụng giáo viên đã được thực hiện ngày một tốt hơn. Phịng GD&ĐT tích cực tham mưu, đề xuất với Sở GD&ĐT, Ủy ban nhân dân Thị xã Thủ Dầu Một nhiều biện pháp cụ thể nhằm giải quyết tình trạng thiếu giáo viên hiện nay.

- Việc sử dụng đội ngũ giáo viên trong ngành giáo dục Thị xã Thủ Dầu Một hiện nay tương đối hợp lý và có hiệu quả.

2.2.7.2. Những mặt cịn hạn chế về cơng tác quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học bán trú

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ trên, cơng tác quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học bán trú ở Thị xã Thủ Dầu Một vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục:

- Số lượng giáo viên tiểu học bán trú hiện tại còn đang thiếu, tỉ lệ GV/lớp chưa đạt chuẩn so với quy định. Hiện tại số lượng giáo viên tiểu học – THBT

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trú ở thị xã thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)