Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2. Thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học – tiểu
2.2.1. Thực trạng về số lượng giáo viên
2.2.2.1. Số lượng GVTHBT được thống kê qua 5 năm (từ 2007-2012)
Số lượng giáo viên THBT từ năm 2007-2012 theo báo cáo chính thức của Phịng GD&ĐT
Bảng 2.5a: Thống kê số lượng tổng thể GVTHBT từ năm 2007-2012
Năm học TS Trường TH bán trú TSGV Số lớp Tỉ lệ GV/lớp 2007-2008 4 81 62 1,3 2008-2009 6 99 74 1,3 2009-2010 6 114 85 1,34 2010-2011 7 158 121 1,3 2011-2012 9 267 206 1,3
( Nguồn : Phòng Giáo dục và đào tạo Thị xã TDM)
Theo bảng khảo sát 2.5a cho chúng ta thấy, tỉ lệ GV THBT từ năm 2007 đến 2012 tỉ lệ gv/lớp dao động từ 1,3 – 1,34 gv/lớp. Riêng năm học 2009- 2010 tỉ lệ gv/lớp ở mức cao nhất 1,34 gv/lớp. Như vậy tỉ lệ giáo viên/lớp của trường THBT ở Thị xã Thủ Dầu Một còn thiếu so với quy định của Bộ GD&ĐT (tỉ lệ giáo viên/lớp đối với trường tiểu học 2 buổi và bán trú là 1,5).
Số lượng GVTHBT năm học 2011-2012 theo khách thể nghiên cứu
Qua khảo sát ý kiến về số lượng giáo viên hiện nay, kết quả được thể hiện ở bảng 2.5b và 2.5c sau đây:
Bảng 2.5b: Nhận xét về số lượng giáo viên của 73 CBQL
Khảo sát ý kiến về đội ngũ GV Số lượng CBQL Số lượng ý kiến %
Đủ 64 87,7
Thiếu 7 9,6
Thừa 2 2,7
Tổng 73 100
Bảng 2.5c: Nhận xét về số lượng giáo viên của 227 giáo viên
Khảo sát ý kiến về đội ngũ GV Số lượng GV Số lượng ý kiến % Đủ 178 78,4 Thiếu 42 18,5 Thừa 7 3,1 Tổng 227 100,0
Theo kết quả khảo sát của bảng 2.5b và 2.5c cho thấy 87,7% CBQL và 78,4 % ý kiến của GV cho rằng hiện nay số lượng GV là đủ. Chỉ có 9,6% CBQL và 18,5% GV cho rằng số lượng giáo viên là thiếu cũng như 2,7% CBQL và 3,1% GV cho rằng số lượng giáo viên hiện tại là thừa. Mặt khác khi phỏng vấn các chuyên viên của Phòng GDĐT Thị xã Thủ Dầu Một thì số lượng giáo viên đứng lớp là tương đối đủ nhưng giáo viên dự khuyết và giáo viên bộ môn (thể dục, họa, mỹ thuật, tin học, nhạc,...) hoặc những giáo viên dạy những bộ mơn năng khiếu thì thiếu nhiều.
Vì đa số giáo viên năng khiếu như nhạc, họa, ngoại ngữ tâm lý là thích dạy các trường THCS hoặc THPT. Tuy nhiên do cơ cấu của một số ít trường
vẫn có tình trạng thừa giáo viên dạy bộ mơn. Qua tìm hiểu thực trạng các trường THBT tại thị xã Thủ Dầu Một có một số giáo viên bộ môn do nhu cầu công tác hoặc dư giáo viên nên phải làm công tác kiêm nhiệm (chữ thập đỏ, y tế...) hoặc làm chéo ban (giáo viên làm công tác văn thư hoặc Tổng phụ trách Đội,...) dẫn đến tình trạng chất lượng cơng việc đơi lúc khơng thật sự tốt vì trái chun mơn.
2.2.1.2. Số lượng giáo viên tiểu học được thống kê qua 5 năm (từ
2007-2012)
Bảng 2.6a: Thống kê số lượng tổng thể GVTH từ năm 2007-2012
Năm học TS giáo viên Số lớp Tỉ lệ GV/lớp
2007-2008 542 414 1,3
2008-2009 563 419 1,3
2009-2010 614 462 1,3
2010-2011 603 484 1,2
2011-2012 666 503 1,3
( Nguồn : Phòng Giáo dục và đào tạo Thị xã TDM)
Do tình hình giáo dục tiểu học hiện nay ở Thị xã Thủ Dầu Một có hai hình thức : Trường tiểu học dạy – học 1 buổi/ ngày và Trường tiểu học dạy – học 2 buổi/ ngày và bán trú. (12 trường 1 buổi/ ngày; 9 trường 2 buổi, bán trú/ ngày). Theo bảng thống kê 2.6a, tổng thể GV/ lớp (kể cả giáo viên bán trú và bộ môn) ở Thị xã Thủ Dầu Một từ năm 2007-2008 đến 2011-2012 là 1,3 nhưng riêng năm học 2010-2011 tỉ lệ giảm xuống chỉ còn 1,2.
So với tỷ lệ chung, tỷ lệ bình quân đạt 1,2 – 1,3 giáo viên/ lớp đã vượt định mức 1,20 giáo viên/ lớp đối với các trường học một buổi, song so với yêu cầu dạy học hai buổi/ ngày và bán trú thì mới chỉ đạt được 86,7% nhu
cầu về số lượng giáo viên (theo điều lệ trường tiểu học có quy định đối với các trường học bán trú và 2 buổi/ngày tỉ lệ là 1,5 giáo viên/lớp).
Bảng 2.6b: Thống kê số lượng giáo viên dạy lớp từ năm 2007-2012
Năm học Số GVdạy lớp Số lớp Tỉ lệ GV/lớp 2007-2008 419 414 1,01 2008-2009 432 419 1,03 2009-2010 478 462 1,03 2010-2011 503 484 1,03 2011-2012 531 503 1,06
( Nguồn : Phòng Giáo dục và đào tạo Thị xã TDM)
Theo bảng thống kê 2.6b: Tỉ lệ bình qn giáo viên từ năm 2007-2010 có tăng lên nhưng khơng đáng kể: từ 1,01 đến 1,03. Tuy nhiên đến năm học 2011-2012 đã tăng từ 1,03 lên 1,06. Điều này cho thấy sự cố gắng và từng bước đáp ứng nhu cầu về số lượng giáo viên ở Thị xã Thủ Dầu Một. Tuy vậy cũng theo bảng thống kê trên cho thấy, mặc dù giáo viên trực tiếp đứng lớp là đủ nhưng khi có các trường hợp đột xuất xảy ra như: giáo viên bệnh, có việc gia đình hay nghỉ hộ sản thì khơng có giáo viên dự khuyết để thay thế.
Đây cũng là một thực tế hết sức khó khăn cho Ngành giáo dục Tiểu học ở Thị xã Thủ Dầu Một.
Hiện tại các nhà quản lý ở Thị xã Thủ Dầu Một đã từng bước ổn định về mặt số lượng của đội ngũ giáo viên tiểu học bán trú để dần đảm bảo đủ nhu cầu về số lượng giáo viên.