Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở theo

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở đông yên huyện quốc oai thành phố hà nội theo hướng tích hợp trong các môn học (Trang 27 - 29)

1.3. Lý luận về giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng trung học cơ sở theo

1.3.3. Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở theo

hợp các môn học

Mục tiêu GDĐĐ trong nhà trường THCS theo hướng tích hợp trong các mơn học là nhằm thông qua nội dung các mơn học giúp học sinh có nhận thức thêm về

đạo đức nhân văn, cách ứng xử, văn hóa xã hội, tri thức về cuộc sống, giao tiếp ứng xử, học tập, lao động, hoạt động xã hội. Đặc biệt thơng qua các hình thức truyền tải nội dung học tập từ các mơn học đó để hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn, tình cảm, niềm tin đạo đức trong sáng đối với bản thân, mọi người xung quanh, hình thành thói quen tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội, chấp hành quy định của pháp luật, nỗ lực học tập rèn luyện, tích cực cống hiến sức lực, trí tuệ vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Cụ thể, mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS theo hướng tích hợp trong các mơn học là:

- Nhằm trang bị cho các em học sinh bậc THCS về yêu cầu đạo đức của xã hội đối với cá nhân, các yêu cầu có thể được biểu thị dưới dạng các chuẩn mực đạo đức hay các quy tắc đạo đức, các lý tưởng đạo đức, ... để giúp cho học sinh ý thức được ý nghĩa và tính đúng đắn cũng như giá trị của các hành vi đạo đức phù hợp với các yêu cầu, giúp các em có cách ứng xử đúng đắn.

- Hình thành cho học sinh kinh nghiệm đạo đức, thói quen đạo đức thơng qua việc tổ chức cho các em tập dượt trong các hoạt động học tập, lao động, công tác xã hội, sinh hoạt tập thể, ... . Thói quen hành vi đạo đức chỉ được hình thành và trở nên bền vững thơng qua hoạt động, mối quan hệ đa dạng với những người khác, trẻ em tự khẳng định, tự tin, đó là điều quan trọng trong việc ứng xử đạo đức.

- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức, thái độ, hành vi đối với phẩm giá của con người trong quan hệ đối với người khác thơng qua các tình huống từ trong các nội dung của các môn học.

Để đạt mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS là chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành phẩm chất đạo đức nhân cách cho học sinh, hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn trong giao tiếp, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấp hành các qui định của pháp luậ, thì ngoài việc giáo dục đạo đức theo cách thức truyền thống thì giáo dục đạo đức cịn được tích hợp thơng qua các mơn học. Cụ thể như sau:

+ Về kiến thức: Giúp học sinh trường THCS củng cố và hình thành các chuẩn mực hành vi mang tính pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, với mọi người, với công việc, với cộng đồng, với đất nước, với môi trường tự nhiên và hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó.

+ Về thái độ tình cảm: Giúp cho học sinh trường trung học cơ sở có thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân; có trách nhiệm với hành động của mình; u thương, tơn trọng con người; mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, khơng đồng tình với cái ác, cái xấu. Giúp các em có thể tự hồn thiện nhân cách của bản thân, biết tôn trọng những giá trị đạo đức truyền thống và những qui định của nhà trường cũng như của pháp luật và xã hội.

+ Về hành vi: Giúp cho học sinh bậc THCS tham gia tích cực hơn vào các hoạt động phát huy truyền thống tương thân, tương ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ của bản thân; có ý chí và nghị lực để thực hiện những lý tưởng, quan điểm, những yêu cầu đạo đức và pháp luật, đồng thời cũng giúp các em không vi phạm những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức.

+ Về kỹ năng: Học sinh hình thành được kỹ năng nhận xét và đánh giá hành vi của bản thân cũng như những người xung quanh theo các chuẩn mực đạo đức đã học; giúp các em có được kỹ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong các mối quan hệ của cuộc sống.

Nói tóm lại, mục tiêu của hoạt động giáo dục đạo đức thông qua các môn học nhằm giúp cho học sinh trường THCS hình thành và phát triển ý thức tình cảm niềm tin đạo đức, tạo lập được những thói quen hành vi đạo đức tốt cho mỗi cá nhân thông qua các nội dung của mơn học trong chương trình giáo dục.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở đông yên huyện quốc oai thành phố hà nội theo hướng tích hợp trong các môn học (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)