Những nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở đông yên huyện quốc oai thành phố hà nội theo hướng tích hợp trong các môn học (Trang 82 - 83)

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Để có thể đưa ra những biện pháp thiết thực và hiệu quả cho hoạt động quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường THCS Đơng n- Quốc Oai, thì một trong những nguyên tắc quan trọng nhất đó là phải đảm bảo đúng mục tiêu giáo dục. Vì vậy, khi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ theo hướng tích hợp trong các môn học và các hoạt động ngồi giờ thì phải xuất phát và hướng đến mục tiêu giáo dục đã được quy định tại Luật giáo dục 2005 và chương trình giáo dục phổ thơng 2018.

Các biện pháp đưa ra phải dựa trên những nghiên cứu lí luận về quản lý GDĐĐ, đồng thời kế thừa những biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ theo hướng tích hợp trong các mơn học đã được cơ sở giáo dục khác nghiên cứu và áp dụng. Từ đó, điều chỉnh và bổ sung sao cho phù hợp với điều kiện, hồn cảnh của trường THCS Đơng Yên- Quốc Oai.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ và hệ thống

Các giải pháp đưa ra phải đồng bộ, phải tác động vào các yếu tố của quá trình quản lý GDĐĐ cho học sinh. Quá trình quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó bao gồm các yếu tố chủ quan và khách quan. Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp quản lý GDĐĐ cho học sinh phải có tính thống nhất, có tính khoa học, tính đồng bộ nhằm phát huy tốt những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố đó.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và tính hả thi, hiệu quả

Nguyên tắc này đòi hỏi, khi đưa ra các giải pháp quản lý GDĐĐ cho học sinh trường Trung học cơ sở Đông Yên- Quốc Oai theo hướng tích hợp trong các

mơn học, phải thực hiện được và đảm bảo hiệu quả cao. Hiệu quả của công tác quản lý GDĐĐ cho HS được xét trên quy chế đánh giá, xếp loại HS và các chuẩn mực đạo đức của XH. Thước đo hiệu quả chính là những học sinh tốt nghiệp có đầy đủ các phẩm chất, năng lực theo mục tiêu giáo dục phổ thông mà Luật giáo dục đã quy định.

Muốn vậy GDĐĐ phải phù hợp với nhu cầu, hứng thú, tình cảm của từng độ tuổi. Phải chú ý đến việc hướng dẫn các hoạt động chủ đạo phù hợp với các đối tượng giáo dục.

Trong quá trình xây dựng các giải pháp quản lý GDĐĐ cho học sinh thì hệ thống các nguyên tắc nêu trên phải được quán triệt thực hiện một cách nghiêm túc để có thể đạt được hiệu quả cao nhất khi đưa vào vận dụng trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở đông yên huyện quốc oai thành phố hà nội theo hướng tích hợp trong các môn học (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)