Các chủ trương, chính sách, quy định của Nhà nước và của Bộ

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở đông yên huyện quốc oai thành phố hà nội theo hướng tích hợp trong các môn học (Trang 38)

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

1.5.1. Các chủ trương, chính sách, quy định của Nhà nước và của Bộ

Chủ trương, chính sách và cơ chế quản lý của nhà nước đối với loại hình trường trung học cơ sở là yếu tố khách quan có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giáo dục ở trường THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Hệ thống văn bản pháp quy về giáo dục THCS bao gồm các thông tư về việc tổ chức và hoạt động ở trường trung học cơ sở, các quy chế quản lý hoạt động, quản lý đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, quy chế về giáo dục đạo đức ở trường THCS và các thông tư hướng dẫn về một số vấn đề về tài chính, sử dụng tài chính ở trường THCS. Tất cả các văn bản quy chế, thông tư này đều mang tính pháp lý để các trường THCS tổ chức và thực hiện.

Các văn bản pháp lý của nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo có tác động, ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình giáo dục đạo đức ở trường trung học cơ sở. Thiếu các văn bản đó hoặc hiểu chưa đúng sẽ dẫn đến việc tổ chức hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng ở trường trung học cơ sở đi không đúng hướng.

1.5.2. Điều iện inh tế văn hóa, xã hội trong giai đoạn hiện nay

Đây là yếu tố có tác động lớn đến hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THCS. Sự ủng hộ và mối quan hệ gắn kết của các cấp chính quyền địa phương với trường THCS; trình độ dân trí của cộng đồng dân cư là các yếu tố khách quan trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của trường trung học cơ sở, trong đó có giáo dục đạo đức cho học sinh. Đặc biệt, bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay có tác động rất lớn đến thay đổi quan niệm giá trị và hành vi đạo đức của học sinh.

Đặc trưng của giai đoạn hiện nay là sự phát triển mạnh mẽ cơng nghệ thơng tin vào các lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quản lý giáo dục đạo đức ở trường THCS vì Internet đang tác động đến nhận thức, lối sống và hành vi đạo đức của học sinh cả về mặt tích cực lẫn về mặt tiêu cực

1.5.3. Trình độ đào tạo, năng lực và chất lượng của đội ngũ cán bộ, giáo viên

Ban lãnh đạo nhà trường bao gồm hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng gọi chung là Ban giám hiệu . BGH có vai trị quan trọng trong hoạt động GDĐĐ của học sinh, là người trực tiếp quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDĐĐ cho học sinh từ khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện đến khâu kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động GDĐĐ học sinh. BGH cần chủ động tổ chức phối hợp với các LLGD trong và ngoài nhà trường để GDĐĐ cho HS một cách hiệu quả nhất.

Do vậy, năng lực của các thành viên trong BGH là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả quá trình quản lý hoạt động GDĐĐ trong NT. Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng phải là người có phẩm chất đạo đức, có uy tín, có chuyên môn vững vàng, năng động, sáng tạo trong giao tiếp và công tác quản lý. Họ cần xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ, quyết đốn trong đó Hiệu trưởng phải là linh hồn, là trung tâm của sự đồn kết nhất trí của tập thể sư phạm, thu hút và phát huy tài năng, trí tuệ của cán bộ giáo viên tham gia vào hoạt động.

Chất lượng đội ngũ giáo viên

Trong giai đoạn hiện nay, đội ngũ giáo viên dạy ở trường THCS đều có trình độ tốt nghiệp từ cao đẳng sư phạm trở lên. Giáo viên đều được đào tạo kiến thức về giáo dục học, nghiệp vụ sư phạm, được tiếp xúc làm quen với các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp mới hiện nay, đội ngũ giáo viên đã nhận thức được đúng vai trị và trách nhiệm của mình. Do đó họ ln tích cực trau dồi kiến thức chun mơn và nghiệp vụ sư phạm, tích cực học tập về cơng nghệ thông tin, biết khai thác nguồn tài nguyên phục vụ dạy học trên mạng Internet và sách báo, họ yêu nghề, yêu học sinh, n tâm với cơng việc được giao, gắn bó với trường lớp.

Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp: là người trực tiếp giáo dục các em, là người có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của học sinh. Vì vậy, trước hết người giáo viên chủ nhiệm phải là người nắm vững đặc điểm tâm sinh lí của học sinh, nắm được đặc điểm tính cách và hồn cảnh gia đình của mỗi học sinh; trên cơ sở đó, có những biện pháp tác động phù hợp đối với từng đối tượng học sinh trong lớp mình phụ trách.

Giáo viên chủ nhiệm cũng là người quản lý tồn diện HS của lớp mình phụ trách, GVCN là cầu nối giữa BGH với các tổ chức khác trong nhà trường, họ cũng là người cố vấn trong việc tổ chức các hoạt động tự quản, hoạt động ngoại khoá của lớp, đồng thời là người đứng ra phối hợp các lực lượng xã hội như cha mẹ học sinh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên,.. nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của trường.

Xuất phát từ thực trạng công tác chủ nhiệm của trường trong giai đoạn hiện nay, việc đưa ra các biện pháp giúp GVCN định hướng đổi mới công tác chủ nhiệm cho phù hợp với tình hình thực tế của trường và địa phương là rất cần thiết đối với công tác giáo dục đạo đức học sinh trong giai đoạn hiện nay

Thời nào cũng vậy, việc “dạy chữ, dạy người” là những yêu cầu cần phải được thực hiện liên tục và xuyên suốt trong tư tưởng của mỗi thầy cô. Chỉ khi nào đội ngũ giáo viên nhận thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với việc dạy học và giáo dục đạo đức cho học sinh trong mỗi giờ học thì cơng tác giáo dục đạo đức mới đạt hiệu quả như mong muốn.

1.5.4. Đ c điểm t m sinh lý của học sinh trung học cơ sở

Đây là yếu tố rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh. Vì muốn quá trình quản lý đạt được mục tiêu thì chủ thể quản lý phải hiểu được tâm sinh lý lứa tuổi của đối tượng quản lý.

ứa tuổi học sinh trường trung học cơ sở bao gồm những em ở độ tuổi từ 11, 12 tuổi đến 14, 15 tuổi. Đó là những em đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường trung học cơ sở. Học sinh ở lứa tuổi này phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều về mặt cơ thể. Các em phát triển rất nhanh. Trọng lượng cơ thể và các hệ xương phát triển nhanh, tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh, thường dẫn đến rối loạn của hệ thần kinh. Ở lứa tuổi này, hành vi của các em dễ có tính tự phát, tính cách của các em thường có những biểu hiện thất thường, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như “thời kỳ quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”,...

Lứa tuổi THCS có sự thay đổi lớn về cả thể chất và tinh thần. Các em có sự khác biệt trong mọi mặt phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức,... Nhưng do cịn nhỏ tuổi, kinh nghiệm sống ít ỏi, suy nghĩ của các em chưa đủ chín để các

em trở thành người lớn, khiến cho các em có những cách ứng xử và hành động không phù hợp với những áp lực tiêu cực hay sự lôi kéo của bạn b chưa ngoan hay từ một số người xấu trong cộng đồng như sa vào các tệ nạn xã hội. Cho nên các nhà quản lý, các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở cần phải chú ý tới những đặc điểm đó của học sinh cả về mặt tích cực lẫn mặt hạn chế, nhược điểm để hướng dẫn, giáo dục các em học sinh không để học sinh rơi vào sư phát triển tự phát.

1.5.5. Sự tích cực, hưởng ứng của cộng đồng

Trong q trình phát triển nhân cách tồn diện của học sinh, không thể thiếu sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường – gia đình và xã hội, sự phối hợp này tạo ra môi trường thuận lợi, sức mạnh tổng hợp để giáo dục đạo đức cho các em.

Nhà trường, gia đình và xã hội phải thống nhất mục tiêu giáo dục đạo đức cho học, từ đó, thống nhất về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho các em. Nhà trường chủ động làm rõ để các bậc cha mẹ HS thấy được những khả năng, ưu thế của giáo dục gia đình, giúp họ nhận thức một cách sâu sắc trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc giáo dục đạo đức. Gia đình tạo mơi trường thuận lợi cho việc giáo dục toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất đối với con cái, đồng thời phối hợp cùng nhà trường để nâng cao hiệu quả giáo dục. Nhà trường phối hợp với cộng đồng xã hội để quản lí và giáo dục học sinh, nắm tình hình HS, những nguồn thơng tin tin cậy nơi HS cư trú, từ đó giúp GV đánh giá đúng học sinh và tìm ra những biện giúp các em hoàn thiện nhân cách. Nhà trường phối hợp với cộng đồng giáo dục truyền thống dân tộc, bản sắc văn hóa địa phương, tình u quê hương đất nước.

Để sự phối hợp giữa nhà trường – gia đình và xã hội ngày càng thực chất, hiệu quả, hằng năm cần đánh giá rút kinh nghiệm, khắc phục hạn chế, phát huy những mặt tích cực. Kết hợp giáo dục nhà trường – gia đình – xã hội khơng chỉ có giá trị về khoa học giáo dục mà cịn có ý nghĩa chính trị, ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong quá trình xây dựng con người mới trong giai đoạn hiện nay.

1.5.6. Các yếu tố khác

Mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp GDĐĐ

giáo dục, r n luyện đạo đức cho học sinh THCS. Nếu không bám sát mục tiêu giáo dục ở bậc THCS và không xác định được yêu cầu của việc giáo dục đạo đức cho học sinh thì các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Trong điều 27 của Luật Giáo dục năm 2005 có nêu rõ: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Yêu cầu về nội dung và phương pháp giáo dục phổ thơng nói chung và của THCS nói riêng được đặt ra như sau:

- Về nội dung giáo dục: Cấn bảo đảm tính phổ thơng, cơ bản và tồn diện, hướng nghiệp, có hệ thống; cần gắn với thực tiễn cuộc sống và phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, đáp ứng đúng mục tiêu ở mỗi cấp học.

- Về phương pháp giáo dục: Giáo dục phổ thơng phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của các em HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp và từng môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào trong thực tiễn; tác động đến tình cảm, có thể đem lại niềm vui và hứng thú học tập cho học sinh.

Yếu tố môi trường văn hố trong nhà trường

Mơi trường văn hố có tác động lớn đến nhận thức, tình cảm, ý chí, thái độ của cả thầy cơ và các em học sinh. Trong nhà trường, mơi trường văn hố thể hiện ở khơng khí trong lành, cảnh quan sư phạm sạch đẹp, nề nếp, kỉ luật nghiêm túc; thầy, cô giáo mẫu mực, trang phục học đường... Mơi trường văn hố tốt sẽ giúp người dạy say mê với nghề, sáng tạo trong giảng dạy; giúp người học hứng thú trong học tập, tích cực chủ động tìm kiếm kiến thức, kỹ năng mới,...

Yếu tố điều kiện cơ sở vật chất, tài lực - vật lực trong nhà trường.

Cơ sở vật chất kỹ thuật, các phương tiện, thiết bị phục vụ cho dạy và học trong trường đầy đủ, hiện đại. Hệ thống chương trình khoa học, cập nhật; sách giáo khoa, tài liệu đọc thêm, sách tham khảo phong phú, ... là yếu tố có tính hỗ trợ cao

trong cơng tác GDĐĐ cho học sinh.

Tiểu kết chƣơng 1

Giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng trong nội dung giáo dục tồn diện cho học sinh. Đối với việc hình thành các phẩm chất đạo đức phù hợp với chuẩn mực và yêu cầu của xã hội là vấn đề mang tính cốt lõi. Có thể nói giáo dục đạo đức cho học sinh là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục nói chung trong nhà trường. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì khâu then chốt phải là nâng cao chất lượng quản lý GDĐĐ cho học sinh đặc biệt là học sinh các trường THCS.

Trong quá trình quản lý GDĐĐ cho HS theo hướng tích hợp trong các mơn học, những người làm cơng tác quản lý giáo dục phải hiểu sâu sắc tâm lý lứa tuổi, hồn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế xã hội, đặc biệt là nắm chắc lý luận của khoa Q GD, đánh giá một cách đúng mực thực trạng quản lý GDĐĐ trong nhà trường để từ đó lập kế hoạch, chỉ đạo triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh. Trong quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh phải tác động đến cả tập thể sư phạm và tập thể học sinh và sự tham gia đóng góp của lực lượng xã hội góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Đối với trường THCS, để quản lý tốt hoạt động GDĐĐ thì cần các nhà quản lý phải có đạo đức nghề nghiệp, có kiến thức, có kỹ năng và biết cách xây dựng nội dung, chương trình, hình thức và phương pháp GDĐĐ trong các môn học một cách hiệu quả và hợp lý nhất.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

CHO HỌC SINH TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÔNG YÊN, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI, THEO HƢỚNG

TÍCH HỢP TRONG CÁC MƠN HỌC

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, văn hoá và giáo dục của huyện Quốc Oai- Hà Nội huyện Quốc Oai- Hà Nội

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Quốc Oai nằm ở phía tây của Thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 30km. Phía đơng giáp Hồi Đức, phía nam giáp Chương Mỹ, phía tây giáp ương Sơn Hịa Bình, phía bắc giáp Thạch Thất. Có đường Đại Lộ Thăng ong và đường 21 đi qua.

Tồn huyện có 21 xã, thị trấn, với diện tích 147km2, có 48.500 hộ và 21.0381

người; có 95/95 thơn, tổ dân phố văn hố; có 13 dân tộc đang sinh sống và học tập trên địa bàn huyện, có 02 xã miền núi đó là Phú Mãn, Đơng Xn.

Huyện Quốc Oai được hình thành từ rất sớm trong lịch sử, là quê hương giàu truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng; Nhân dân trong huyện có những đóng góp to lớn trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, xây dựng quê hương đất nước.

Theo định hướng quy hoạch và phát triển của Thủ đô, huyện Quốc Oai sẽ phát triển thành khu đô thị, du lịch. Với những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, huyện Quốc Oai phấn đấu để trở thành huyện công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ - du lịch phát triển. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường ven đô. Phát triển văn hoá - xã hội tương xứng với phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở đông yên huyện quốc oai thành phố hà nội theo hướng tích hợp trong các môn học (Trang 38)