Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở đông yên huyện quốc oai thành phố hà nội theo hướng tích hợp trong các môn học (Trang 54 - 62)

2.3. Thực trạng về đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh tại trƣờng

2.3.2. Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học cơ sở

2.3.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh và cộng đồng về vai trò và ý nghĩa giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở

Để đánh giá thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh và cộng đồng về vai trò, ý nghĩa của GDĐĐ cho học sinh THCS, tác giả đã xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến để các đối tượng khảo sát đánh giá trên các phương diện: sự quan tâm, nhận thức về vai trò, trách nhiệm, lý do phải tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng; nhận thức về mức độ ảnh hưởng của nhà trường, gia đình và cộng đồng đối với đạo đức của HS; nhận thức về sự phù hợp của các nội dung phối hợp.

Cụ thể, tác giả đã tiến hành khảo sát 210 người gồm: Các CBQL, GV, phụ huynh HS và các lực lượng cộng đồng thu được kết quả bảng 2.5 như sau:

Bảng 2.5. Nhận thức về vai trò và ý nghĩa của hoạt động GDĐĐ cho HS THCS TT Mức độ Số lƣợng (Phiếu) Tỉ lệ (%) 1. Rất quan trọng 182 91,00 2. Quan trọng 22 6,00 3. Bình thường 6 3,00 4. Không quan trọng 0 0 5. Hồn tồn khơng quan trọng 0 0 Tổng 210 100

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Qua khảo sát cho thấy có 182 người (chiếm 86,67%) nhận thức đúng về tầm quan trọng công tác GDĐĐ cho HS và họ cho rằng giáo dục đạo đức cho học sinh đóng vai trị rất quan trọng, có 6 người (chiếm 2,86%) cho rằng bình thường và khơng ai phủ nhận tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS. Điều đó chứng tỏ đa số các lực lượng giáo dục (CBQL, GV, phụ huynh HS và các lực lượng cộng đồng đều nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác quản lý GDĐĐ cho HS và quan tâm tới GDĐĐ cho HS THCS.

2.3.2.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức học sinh trường Trung học cơ sở Đông Yên, huyện Quốc Oai

Các mục tiêu giáo dục đạo đức học sinh trường Trung học cơ sở Đông Yên, huyện Quốc Oai đã đặt ra vào đầu các năm học, đầu các kỳ. Ban giám hiệu nhà trường chủ trì các cuộc họp và triển khai tới tất cả các cán bộ, giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm tầm quan trọng và vai trò của việc trang bị cho học sinh THCS về đạo đức của xã hội đối với cá nhân, các yêu cầu biểu thị dưới dạng các chuẩn mực đạo đức, các quy tắc đạo đức, các khái niệm đạo đức, các nguyên tắc đạo đức, các lý tưởng đạo đức... để giúp cho học sinh ý thức được ý nghĩa, tính đúng đắn, giá trị của các hành vi đạo đức phù hợp với các yêu cầu để ứng xử đúng đắn trong các tình huống đạo đức. Việc thực hiện được tiến hành trong cả năm học với cách thức tích hợp trong từng mơn học, nhất là các mơn học thuộc nhóm khoa học xã hội như:

Ngữ văn, ịch sử, địa lý, giáo dục cơng dân. Các hoạt động ngồi giờ của học sinh cũng luôn được lồng ghép việc giáo dục đạo đức cho các em.

Để đánh giá chính xác việc thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức cho HS THCS Đông Yên, tác giả đã tiến hành lấy ý kiến của 48 cán bộ giáo viên của trường và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.6. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu GDĐĐ cho HS trường THCS Đông Yên

STT Mức độ Số lƣợng (Phiếu) Tỷ lệ (%) 1 Rất tốt 35 72,90 2 Tốt 15 31,25 3 Khá 3 6,25 4 Trung bình 0 0 5 Kém 0 0 Tổng 48 100

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các cán bộ giáo viên đều đánh giá kết quả giáo dục đoạ đức cho học sinh tại trường là rất tốt và tốt, chỉ có 6,25 % (3 phiếu) đánh giá là khá.

Việc thực hiện các mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS Đơng n đã chuyển hóa những ngun tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành phẩm chất đạo đức nhân cách cho học sinh cả về kiến thức, thái độ tình cảm cũng như những hành vi và kỹ năng của học sinh, giúp học sinh hình thành ý thức tình cảm và niềm tin đạo đức, tạo lập được những thói quen hành vi đạo đức.

2.3.2.3. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục đạo đức học sinh trường Trung học cơ sở Đông Yên, huyện Quốc Oai

Để đánh giá đúng về thực trạng thực hiện nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS Đông Yên đã được triển khai trong thời gian qua, tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát các lực lượng giáo dục và các học sinh với tổng là 210 phiếu và thu được kết quả ở bảng 2.7 sau:

Bảng 2.7. Ý kiến đánh giá về việc thực hiện các nội dung GDĐĐ cho HS trường THCS Đông Yên

TT Nội dung GDĐĐ Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Khá Trung bình Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 GD cho HS các phẩm chất đạo đức truyền thống 180 85,71 18 8,57 12 5,71 0 0

2 Tuyên truyền, giáo dục cho HS các chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước

175 83,33 24 11,43 11 5,24 0 0

3 GD kỹ năng giao tiếp, văn hóa ứng xử và kỹ năng sống

195 92,86 12 5,71 3 1,43 0 0

4 GD ý thức tiết kiệm và

bảo vệ của công 160 76,19 33 15,71 17 8,10 0 0

5 GD nền nếp, ý thức kỷ

luật, tác phong và tư tưởng 202 96,19 7 3,33 1 0,48 0 0

6 GD truyền thống lịch sử

của quê hương đất nước 168 80,00 23 10,95 19 9,05 0 0

7 Tích hợp GD cho HS học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

179 85,24 21 10,00 10 4,76 0 0

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Nhìn vào bảng kết quả cho thấy phần lớn mọi người đều đánh giá việc thực hiện nội dung giáo dục đạo đức học sinh trường Trung học cơ sở Đơng n, huyện Quốc Oai là rất tốt, khơng có ai đánh giá ở mức độ trung bình hay yếu kém.

Trong các nội dung giáo dục đạo đức đưa ra trong phiếu khảo sát thì nội dung về giáo dục nền nếp, ý thức kỷ luật, tác phong và tư tưởng được 96,19%

những người được hỏi đánh giá là tốt và rất tốt, và chỉ có 1 người 0,48% đánh giá nội dung này ở mực độ trung bình. Kết quả cho thấy đã có nhiều HS có ý thức học tập rèn luyện và thực hiện tốt các nội quy của trường, lớp. Đây là những nội dung giáo dục xuyên suốt qua các cấp học và các môn học và đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành nhân cách của các em khi trưởng thành.

Các nội dung giáo dục cho HS các phẩm chất đạo đức truyền thống, tuyên truyền, giáo dục cho HS các chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, giáo dục cho HS học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cũng đều được cán bộ giáo viên trong trường, các bậc phụ huynh, các em học sinh và các lực lượng giáo dục cộng đồng đánh giá cao. Số người cho rằng các nội dung được thực hiện rất tốt đều chiếm hơn 80%. Điều này cho thấy trong những năm gần đây, trường THCS Đông Yên và các lực lượng giáo dục rất quan tâm đến các nội dung này. Kết quả cho thấy đã có nhiều HS có ý thức học tập rèn luyện và thực hiện tốt các nội quy của trường lớp, khơng vi phạm kỷ luật đến mức bị đình chỉ học,...

Cuối cùng, nhìn vào số liệu khảo sát, cho thấy nội dung Giáo dục ý thức tiết kiệm và bảo vệ của cơng được mọi người đánh có mức độ rất tốt là ít nhất trong các nội dung đưa ra khảo sát ý kiến. Tuy nhiên con số đánh giá là thực hiện tốt và rất tốt cũng chiếm đến đến 91,9%, chỉ có 8,1% đánh giá ở múc độ khá. Điều này cho thấy việc phối kết hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội trong việc tuyên truyền giáo dục cho HS trường THCS Đông Yên cần quan tâm nhiều hơn nữa đến nội dung giáo dục ý thức tiết kiệm và bảo vệ của công.

Phỏng vấn GV NTN – GV môn Ngữ văn, Giáo dục công dân, cho rằng nội dung giáo dục đạo đức được trường THCS Đơng n tích hợp trong các mơn học như: Ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục cơng dân và các hoạt động ngồi giờ như lao động, đi thực tế,… Các em học sinh của trường về cơ bản đã nhận thức được những hành vi đúng để làm theo và những cái sai để tránh. Tuy nhiên do đặc thù tâm lý lứa tuổi nên một số em đã có những hành động mang tính tự phát, thiếu khả năng kiềm chế dẫn đến những hành vi lệch chuẩn mực đạo đức. Điều này đòi hỏi Ban giám hiệu nhà trường cùng các cán bộ giáo viên cần phải đưa ra những nội dung giáo dục đạo đức mang tính cụ thể hơn, đa chiều hơn.

2.3.2.4. Thực trạng sử dụng phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức học sinh trường Trung học cơ sở Đông Yên, huyện Quốc Oai

Để đánh giá thực trạng sử dụng các phương pháp và hình thức GDĐĐ cho HS tại trường THCS Đơng n, tác giả đã thăm dị ý kiến của cán bộ giáo viên và học sinh. Phiếu hỏi được phát đến tìm hiểu vấn đề này, chúng tơi đã thăm dị ý kiến cán bộ, GV và HS, câu hỏi điều tra 143 người và thu được kết quả như bảng 2.8 sau:

Bảng 2.8. Các phương pháp, hình thức GDĐĐ cho HS tại trường THCS Đông Yên

TT Các hình thức Mức độ đánh giá Rất thường xun Thường xun Bình thường Khơng thường xun Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

1 GDĐĐ thông qua bài giảng

môn học giáo dục công dân 128 89,51 12 8,39 3 2,10 0 0,00

2 GDĐĐ thông qua bài giảng

môn học ngữ văn 57 39,86 42 29,37 36 25,17 8 5,59

3 GDĐĐ thông qua bài giảng

môn học lịch sử 62 43,36 41 28,67 37 25,87 3 2,10

4 GDĐĐ thông qua bài giảng

môn học dịa lý 38 26,57 25 17,48 69 48,25 11 7,69

5 GDĐĐ thông qua các hoạt

động XH, từthiện 45 31,47 32 22,38 57 39,86 9 6,29

6 Phê phán những hành vi

biểu hiệnxấu 60 41,96 59 41,26 21 14,69 3 2,10

7 Thông qua đội ngũ cán bộ lớp 18 12,59 55 38,46 42 29,37 28 19,58

8 Thông qua các hoạt động

của lớp, Đoàn, Đội 76 53,15 50 34,97 12 8,39 5 3,50

9

Sinh hoạt truyền thống nhân các ngày kỉ niệm, ngày lễ trong năm do nhà trường tổ chức

60 41,96 51 35,66 30 20,98 2 1,40

10

Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nền nếp của học sinh

120 83,92 20 13,99 3 2,10 0 0,00

11 Tổ chức nề nếp 117 81,82 21 14,69 5 3,50 0 0,00

Kết quả khảo sát ở bảng trên kết hợp với thực tiễn giảng dạy cho thấy các hình thức chủ yếu được trường trường THCS Đông Yên quan tâm GDĐĐ cho học sinh như sau

- GDĐĐ cho học sinh thông qua các môn học: Trong các môn học được khảo sát bao gồm: Giáo dục công dân, ngữ văn, lịch sử và địa lý thì chỉ có mơn học giáo dục cơng dân có tỷ lệ người đánh giá rất thường xuyên rất cao, lên tới 89,51%, chỏ có 2,1% đánh giá là bình thường và khơng có ai được khảo sát đánh giá không thường xuyên. Đây là một trong những hình thức được các HS và GD đánh giá ở mức độ rất thường xuyên và đạt được hiệu quả cao trong GDĐĐ cho HS tác động lớn đến đạo đức, nhân cách tạo cho HS có chính kiến về những vấn đề của cuộc sống một cách khoa học, nhân văn. Điều này cũng cho thấy giáo dục công dân là môn học rất hiệu quả trong việc GDĐĐ cho học sinh tại trường.

Tuy nhiên các mơn học khác thì vẫn có nhiều người cho rằng việc GDĐĐ tích hợp trong các mơn này cịn chưa nhiều. Môn ngữ văn và mơn lịch sử vẫn có khoảng 30% những người được hỏi đánh giá là việc GDĐĐ thông qua các mơn này là bình thường và khơng thường xun. Với mơn địa lý thì thơng qua phiếu khảo sát cho thấy, mơn này thì chỉ có 44,05% mọi người đánh giá là rất thường xuyên và thường xuyên.

Như vậy, thông qua bảng số liệu thu được cho thấy rằng việc GDĐĐ tại trường trường THCS Đông Yên đã đạt được những thành tựu nhất định. Nhưng một số phương pháp và hình thức GDĐĐ cịn chưa mang lại hiệu quả cao, các hình thức GDĐĐ cho HS chưa thực sự phù hợp và thiếu hấp dẫn đối với HS. Từ đó, vấn đề đặt ra là cần phải đổi mới hơn nữa những hình thức GDĐĐ thơng qua việc tích hợp trong các mơn học, thơng qua các hoạt động xã hội, đồng thời cần tăng cường tính GDĐĐ trong các hoạt động thể dục, thể thao, văn nghệ; các phong trào thi đua; các hoạt động mang tính cộng đồng… Thực tế, cho thấy, ở các trường THCS hiện nay các hình thức GDĐĐ cho HS cịn ngh o nàn, chưa hấp dẫn, thu hút HS, nặng tính hình thức, ít linh hoạt, chưa đan xen lồng ghép với nhau.

2.3.2.5. Thực trạng kiểm tra kết quả giáo dục đạo đức học sinh Trường THCS Đông Yên, huyện Quốc Oai

Để đánh giá việc thực hiện kiểm tra kết quả giáo dục đạo đức cho HS Trường THCS Đông Yên, tác giả đã tiến hành lấy ý kiến của 48 cán bộ giáo viên của trường và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.9. Đánh giá việc thực hiện kiểm tra kết quả GDĐĐ cho HS trường THCS Đông Yên

STT Mức độ Số lƣợng (Phiếu) Tỷ lệ (%) 1 Rất tốt 30 62,50 2 Tốt 12 25,00 3 Khá 6 12,50 4 Trung bình 0 0 5 Kém 0 0 Tổng 48 100

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Kết quả khảo sát cho thấy có đến 62,50% cán bộ giáo viên đánh giá hoạt động kiểm tra giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường THCS Đông Yên ở mức độ rất tốt, 25% đánh giá ở mức độ khá và khơng có phiếu trả lời nào đánh giá ở mức độ trung bình hay kém.

Quan bảng số liệu cũng cho thấy, hầu hết giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, giảng dạy các bộ mơn đúng, đủ thời lượng và nội dung chương trình. Khơng cắt xén chương trình, thường xun tích cực linh hoạt đổi mới phương pháp dạy học. Đối với môn giáo dục công dân, giáo viên thường xuyên tổ chức cho các em đóng vai xử lý các tình huống nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Đối với môn học lịch sử giáo viên cũng đã chuẩn bị bài chu đáo, nghiên cứu tìm hiểu tài liệu trước khi lên lớp, nhiệt tình hướng dẫn các em năm bắt được lịch sử địa phương và nước nhà.

Các em học sinh trong trường nhìn chung đều có ý thức tự tìm tịi, tự khám phá, tìm kiếm kiến thức một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, hình thành năng lực tự học. Qua bài học học sinh tự đánh giá nhau và tự đánh giá bản thân, phụ huynh đánh giá, giáo viên đánh giá. Chất lượng học tập được nâng lên.

Như vậy có thể thấy nhìn chung việc thực hiện kiểm tra kết quả GDĐĐ cho HS trường THCS Đông Yên được các cán bộ giáo viên nhà trường đánh giá tốt. Điều này góp phần khơng nhỏ cho việc nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS của trường.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở đông yên huyện quốc oai thành phố hà nội theo hướng tích hợp trong các môn học (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)