Chương III sơ lược các mục tiêu chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty VINACAP.
Căn cứ vào các mục tiêu chiến lược phát triển kinh doanh đề ra các mục tiêu chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Công ty VINACAP.
Và từ đó căn cứ vào thực trạng quản trị nguồn nhân lực trong các năm qua nhằm tìm ra các nhóm giải pháp trong việc quản lý nguồn nhân lực tại Công ty VINACAP, Các nhóm giải pháp gồm:
- Nhóm giải pháp thu hút nguồn nhân lực
- Nhóm giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. - Nhóm giải pháp tạo động lực và duy trì nguồn nhân lực.
KẾT LUẬN
Trong các nguồn lực của một doanh nghiệp thì nguồn nhân lực có điểm đặc biệt là nó hiện diện ở tất cả các khâu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp và nó quyết định đến hiệu quả mang lại của các nguồn lực khác.
Trong quá trình hình thành và phát triển, Công ty VINACAP đã đạt được những thành tích đáng kể, nộp Ngân sách Nhà nước, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu
cầu của nhân dân và là công cụ đắc lực phục vụ cho Đảng và Nhà nước. Tuy vậy, Công ty VINACAP vẫn còn một số tồn tại về công tác quản trị nguồn nhân lực...
Sau khi phân tích kỹ lưỡng thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Công ty VINACAP, bản luận văn đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty. Trong đó lưu ý các giải pháp sau:
- Phân tích công việc một cách cụ thể, xây dựng các bản mô tả công việc và tiêu chuẩn công việc, làm cơ sở cho các hoạt động quản trị nguồn nhân lực.
- Thường xuyên hoạch định nguồn nhân lực nhằm đánh giá đúng tình hình hiện tại, dự báo cho tương lai để hỗ trợ cho các giải pháp quản trị nguồn nhân lực đi đúng hướng.
- Đánh giá nhân viên một cách bài bản nhằm khuyến khích nhân viên và làm cơ sở để phát triển nhân viên theo đúng hướng mục tiêu, chiến lược của Công ty.
- Cải tiến chế độ đãi ngộ để nó trở thành một công cụ mạnh mẽ kích thích động viên nhân viên làm việc và giữ chân được những nhân viên giỏi, khuyến khích được lao động sáng tạo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
. 1. Bản cáo bạch Công ty cổ phần Cáp và Vật liệu Mạng (2008-2010), 75 trang. 2. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (2008,2009,2010), 5 trang. 3. Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần Cáp và Vật liệu Mạng (2010), 46 trang.
4. Lê Anh Cường, Phương pháp và kỹ năng quản lý nhân sự, NXB Lao động xã hội.
5.TS. Trần Kim Dung (2005), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê. 6. Dan Wanter (1998), Thế kỷ XXI phương thức quản lý vượt trên cả người
Nhật và người Trung Quốc, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội.
6.TS. Nguyễn Thanh Hội (2002), Quản trị nhân sự, NXB Thống kê. 7. PGS.TS. Lê Thanh Hà (2003), Giáo trình Tâm lý và nghệ thuật lãnh đạo. 8.TS. Nguyễn Thanh Hội, Quản trị nguồn nhân lực, Viện quản trị doanh nghiệp.
9. TS. Nguyễn Thanh Hội, Quản trị học, NXB Thông kê.
10. PTS. Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm (1996) Phát triển nguồn nhân lực kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta, NXB Chính trị quốc gia.
11. MBA Nguyễn Hữu Lam (1996), Nghệ thuật lãnh đạo, NXB Giáo dục. 12. George T.Milkovich- John W. Boudreau (2002), Quản trị nguồn nhân lực,
NXB Thống kê.
13. Biên dịch Trần Thị Bích Nga, Phạm Ngọc Sáu (2006), Tuyển dụng và đãi
ngộ người tài (Cẩm nang kinh doanh – HARVARD), NXB Tổng hợp TP. HCM.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 01: BẢNG CÂU HỎI ĐỂ MÔ TẢ CÔNG VIỆC
Ngày ....tháng ...năm...
- Công ty:...-Bộ phận:...
- Chức danh và cấp bậc công việc hiện tại:
1. Hãy mô tả nhiệm vụ trong công việc của anh (chị)
2. Những bổn phận khác ít quan trọng hơn trong công việc của anh (chị) 3. Hãy liệt kê máy móc thiết bị anh (chị) đang sử dụng
Trung học Đại học Cao đẳng Trên đại học
Hãy liệt kê các khoá học đặc biệt, những môn học hay lớp đào tạo cần thiết chưa đựoc học
5. Những kinh nghiệm trước đây trong công việc tương tự cần có và kinh nghiệm cần tích luỹ trong thời gian bao lâu?
Không cần kinh nghiệm trong công việc trước đây Cần có kinh nghiệm tích luỹ dưới 3 tháng
Cần có kinh nghiệm tích luỹ 3 tháng- 1 năm Cần có kinh nghiệm tích luỹ 1 năm – 3 năm Cần có kinh nghiệm tích luỹ 3 năm – 5 năm Cần có kinh nghiệm tích luỹ trên 5 năm 6. Thời gian cần thiết để làm quen với công việc
2 tuần lễ 6 tháng 1 tháng 1 năm 3 tháng Trên 1 năm 7. Công việc này cần giám sát ở mức độ nào?
Thường xuyên
Vài lần trong ngày để báo coá Thỉnh thoảng
Kiểm tra có hạn chế
Ít hoặc không cần có sự giám sát 8. Mục tiêu cần đạt được của công việc.
- Lỗi đó được kiểm tra hoặc phát hiện như thế nào? - Ảnh hưởng của lỗi đó nếu không phát hiện ra?
9. Thần kinh, thì giác có yêu cầu coa hơn mức bình thường không? Rất cao Thỉnh thoảng yêu cầu
Cần tập trung cao Bình thường
10.Sự hoạt động của cơ bắp, vận động toàn thân, tư thế làm việc: ngồi, đứng, khom lưng,đi lại liên tục và khả năng gây mệt mỏi. (Đánh giá % thời gian của mỗi loại). 11. hãy nêu những điều kiện làm việc có ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng công việc (tiếng ồn, rung, ẩm ướt, nóng, ngoài trời, trên cao,may rủi, nguy hiểm): - Số lần làm việc đêm trong tháng
12. Đánh giá những trách nhiệm nào mà anh (chị) phải đảm trách?
Chỉ dẫn Xếp đặt vị trí công việc cho nhân viên Giao nhiệm vụ Hoạt động về vấn đề nhân sự
Kiểm tra Chọn lựa nhân viên
Thuyên chuyển ,đề nghị phê chuẩn Kỷ luật, đề nghị phê chuẩn
Phối hợp các hoạt động Cho nghỉ việc- đề nghị phê chuẩn Quản lý lương bổ
13. Hãy liệt kê những công việc dưới sự kiểm tra, giám sát của anh (chị)?
PHỤ LỤC 02 :QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH NGUỒN NHÂN LỰC
Quy trình hoạch định nguồn nhân lực được tiến hành theo 5 bước sau:
STT Các bước Nội dung
1 Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực
Phải biết được mục tiêu doanh nghiệp cần đạt được là gì, kế hoạch hoạt động và phạm vi sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, xác định nhu cầu nhân lực cho doanh nghiệp: cần bao nhiêu người, trình độ chuyên môn, kỹ năng, phẩm chất gì...
2 Phân tích thực trạng nguồn nhân lực
Phân tích những ưu điểm, nhược điểm của nguồn nhân lực hiện có trong doanh nghiệp. Xét về phía nhân viên, phải đánh giá được cơ cấu, trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm, thái độ làm việc, trách nhiệm và quyền hạn của mỗi nhân viên. Xét về phía doanh nghiệp, phải xem xét các chính sách quản lý nguồn nhân lực, mục tiêu, kế hoạch hoạt động, môi trường làm việc..của doanh nghiệp.
3
Quyết định tăng hay giảm nhân lực
So sánh dự báo nhu cầu nhân lực trong tương lai với thực trạng nguồn nhân lực hiện có trong doanh nghiệp. Từ đây, xác định nhân lực của doanh nghiệp thừa hay thiếu, từ đó đưa ra các giải pháp tăng hoặc giảm nhân lực. 4 Lập kế hoạch thực hiện
Phải lập được một bản kế hoạch thực hiện rõ ràng, phù hợp với doanh nghiệp. Bản kế hoạch cần xác định các vấn đề: tuyển dụng nhân viên, sắp xếp lại nhân sự các phòng ban như thế nào hay đào tạo nhân viên ra sao...? 5 Đánh giá thực hiện kế hoạch Xem xét quá trình thực hiện có gì sai lệch với
mục tiêu đề ra không và có nảy sinh vấn đề gì mới không. Từ đó, tìm nguyên
PHỤC LỤC 03
HỆ SỐ CHỨC DANH CÔNG VIỆC VÀ HỆ SỐ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC 1. Đối với nhóm quản lý:
2. Đối với nhóm chuyên môn nghiệp vụ:
TT Chức danh công việc Hệ số lương
1 Giám đốc 5,00
2 Phó Giám đốc 3,30
3 Trưởng đơn vị, phụ trác kế toán 2,50
Chức danh Hệ số chức danh công việc
Mức 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Quản trị hệ thống mạng, Quảng trị hệ thốn dịch vụ, Quản trị cơ sở dữ liệu, Đầu tư phát triển, tổ chức đào tạo, Kế toán tổng hợp, Kinh tế tài nguyên, Kế hoạch, Tổng hợp, tư vấn hỗ trợ khách hàng, Thống kê, Kế toán chi tiết, Kỹ thuật viên khai thác mạng, Kế toán viên trung cấp; Quảng trị hành chính.
0,5 0,75 1,00 1,25 1,50 1,75 2,00 2,25 2,75 3,00
3. Đối với nhân viên phục vụ:
Chức danh Hệ số chức danh công việc
Mức 1 2 3 4 5 6
Văn thư, Lái xe, bảo vệ, phục vụ
0,5 0,75 1,00 1,25 1,50 1,75
PHỤC LỤC 04
HỆ SỐ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC 1. Bảng điểm:
Chỉ tiêu
Khối lượng công việc thực hiện trong tháng theo yêu cầu
Không hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành vượt mức
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Chất lượng công việc thực hiện trong tháng theo yêu cầu
Không đảm bảo Đảm bảo Hoàn thành có sáng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Chấp hành quy chế, quy trinh, quy định, quy định nghiệp vụ Vi phạm Chấp hành nghiêm túc 1 2 3 4 Chấp hành nội quy lao động, tinh thần thái độ làm việc
Vi phạm Chấp hành nghiêm túc
1 2 3 4 5
Hệ số hoàn thành công việc được tính như sau: + Hệ số : 1,30 (tổng điểm từ 28 đến 30) + Hệ số : 1,15 (tổng điểm từ 25 đến 27) + Hệ số : 1,1 (tổng điểm từ 22 đến 24) + Hệ số : 0,85 (tổng điểm từ 19 đến 21) + Hệ số : 0,70 (tổng điểm từ 15 đến 18) + Hệ số : 0,50 (tổng điểm dưới 15)
2. Hướng dẫn chấm điểm xác định hệ số hoàn thành công việc 2.1 Khối lượng thực hiện công việc trong tháng theo yêu cầu:
2.1.1 Hoàn thành vượt mức
a) Hoàn thành vượt mức chương trình, nội dung công tác được lãnh đạo giao: 8 điểm.
b) Thưc hiện tốt điểm a và căn cứ chức năng nhiệm vụ yêu cầu thực tế để đề xuất và đăng ký chương trình nội dụng công tác và ngoài nội dung được lãnh đạo giao: 9 điểm.
c) Đạt yêu cầu điểm b nhưng ở mức xuất sắc có tính sangs tạo: 10 điểm.
2.1.2 Hoàn thành khối lượng công việc
a) Hoàn thành khối lượng công việc được giao ở mức trung bình: 5 điểm. b) Hoàn thành khối lượng công việc được giao ở mức khá: 6 điểm.
c) Hoàn thành khối lượng công việc được giao ở mức xuất sắc: 7 điểm.
2.1.3 Không hoàn thành:
a) Không hoàn thành khối lượng công việc được giao (không thường xuyên): 4 điểm.
b) Liên tục hoàn thành khối lượng công việc được giao tùy theo mức độ để chấm từ 1-3- điểm.
2.2.1 Hoàn thành có sáng kiến:
a) Có sáng kiến để hoàn thành công việc đạt chất lượng và hiểu quả cao: 8 điểm b) Thực hiện tốt điểm a, có sáng kiến cải tiến làm lợi cho tập thể hoặc giải quyết những công việc phực tạp tháo gỡ khó khăn cho đơn vị: 9 điểm.
c) Đạt yêu cầu điểm b nhưng ở mức xuất sắc: 10 điểm
2.2.2 Đảm bảo chất lượng công việc
a) Đảm bảo chất lượng công việc ở mức trung bình: 5 điểm b) Đảm bảo chất lượng công việc ở mức khá: 6 điểm
c) Đảm bảo chất lượng ở mức xuất sắc: 7 điểm
2.2.3 Không đảm bảo chất lượng công việc:
a) Có sai xót ảnh hưởng chất lượng công việc: 4 điểm.
b) Thường xuyên không đảm bảo được yêu cầu của chất lượng công việc tùy theo mức độ để chấm từ 1-3 điểm.
2.3 Chấp hành quy chế, quy trình, quy định nghiệp vụ:
2.3.1 Chấp hành nghiêm túc quy trình, quy định:
Tuân thủ đầy đủ và nghiêm túc các quy trình, quy định nghiệp vụ: 5 điểm.
2.3.2 Vi phạm quy định, quy trình nghiệp vụ:
a) Vi phạm quy định, quy trình nghiệp vụ không ảnh hưởng đến chất lượng công việc: 4 điểm.
b) Vi phạm quy đinh, quy trình nghiệp vụ làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc, tùy theo mức độ để chấm từ 1-3 điểm.
2.4 Chấp hành nội quy lao động, tinh thần thái độ làm việc:
2.4.1 Chấp hành nghiêm túc:
Chấp hành đầy đủ và nghiêm túc các quy định, nội quy, quy chế làm việc, có tình thần trách nhiệm cao trong công việc: 5 điểm.
2.4.2 Vi phạm nội quy lao động
a) Vi phạm có tính nhất thời: 4 điểm
b) Thường xuyên vi phạm hoặc vi phạm gây thiệt hại cho đơn vị tùy theo mức độ vi phạm và mức độ thiệt hại để chấm từ 1-3 điểm.