Kinh nghiệm Hàn Quốc

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cáp và vật liệu mạng (Trang 33 - 34)

Trong khoảng hơn hai thập kỷ trở lại đây, Hàn Quốc có nền kinh tế liên tục tăng trưởng ở tốc độ cao. Từ năm 1962 đến 1992, GDP đã tăng từ 2,3 tỷ USD đến 294,5 tỷ USD, GDP bình quân đầu người tăng từ 87 USD lên 6.749 USD. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu kinh tế, nguyên nhân của sự thành công này, ngoài việc áp dụng chiến lược phát triển hướng ngoại với xuất khẩu là động lực, còn là kết qủa của chính sách về xây dựng một bộ máy hành chính gọn nhẹ và hữu hiệu. Chính phủ vừa có thể quản lý tập trung, giảm số lượng cán bộ, vừa tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý cấp địa phương có cơ cấu và yêu cầu tương ứng, tránh chồng chéo.

Hệ thống công vụ của Hàn Quốc dựa trên quan niệm về “công quyền” và gắn chặt với nguyên tắc “công trạng”, tức là tạo lập cho công chức các quyền hạn để thực thi nhiệm vụ và được đánh giá, đãi ngộ qua “công trạng”, để thực hiện điều đó Chính phủ Hàn Quốc đã phân định quyền hạn, xác lập các chức danh công tác, thiết lập vững chắc nguyên tắc “công trạng”, loại bỏ dần chế độ bổng lộc, thực thi chế độ thi tuyển rất nghiêm ngặt, theo dõi và ghi lại quá trình công tác của công chức trong từng giai đoạn, coi đó là một chứng chỉ nghề nghiệp.

Hàn Quốc rất coi trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu của việc đào tạo là nâng cao kiến thức và kỹ năng để thực hiện tốt nhiệm vụ nhằm đạt hiệu quả tối ưu trong công việc, động viên họ yên tâm công tác. Tất cả công chức đều được động viên tham gia một hình thức đào tạo nhân cách và tích cực để phát triển toàn diện, nhằm đề cao trách nhiệm và nhiệm vụ của họ với tư cách là một thành viên công vụ.

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cáp và vật liệu mạng (Trang 33 - 34)