CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung và quy trình nghiên cứu
2.1.2. Quy trình nghiên cứu
2.1.2.1. Xác định đề tài nghiên cứu
NHCSXH - Chi nhánh Lào Cai cùng với cả hệ thống NHCSXH đã từng bƣớc cải tiến quy trình, chính sách. Tuy nhiên, để có hoạt động tín dụng lành mạnh, bền vững hơn cần có những thay đổi, cải cách trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng phù hợp với tình hình mới, khoa học hơn, tiến gần hơn với các chuẩn mực quốc tế, từ đó có những đóng góp để nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng cho Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Lào Cai.
2.1.2.2. Xây dựng đề cương nghiên cứu
Trên cơ sở nội dung đặt ra trong quá trình dự kiến nghiên cứu, tác giả đã tham khảo, xây dựng đề cƣơng nghiên cứu trong đó đi sâu vào việc xác định vấn đề cốt lõi để thực hiện đề cƣơng nghiên cứu đó là:
1. Lý do chọn đề tài, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3. Các nguồn tài liệu và các phƣơng pháp nghiên cứu 4. Dự kiến dàn ý cơng trình nghiên cứu
50 5. Thu thập và xử lý thông tin sơ cấp, thứ cấp 6. Định hƣớng, giải pháp cho vấn đề nghiên cứu
2.1.2.3. Phân tích, kiểm tra đánh giá kết quả phân tích
Kiểm tra kết quả nghiên cứu bằng cách tổ chức lặp lại thực nghiệm hay dùng các phƣơng pháp hác với phƣơng pháp đã sử dụng ban đầu. Các phƣơng pháp kiểm tra lẫn nhau giúp ta khẳng định tính chân thực của các kết luận. Thực nghiệm là chứng minh một giả thuyết, chứng minh một luận điểm khoa học cho nên tổ chức thực nghiệm phải tiến hành một cách thận trọng, nghiêm túc và nhiều khi thực nghiệm đƣợc tiến hành nhiều lần, ở nhiều địa bàn hác nhau để kết quả nghiên cứu đạt đến mức khách quan nhất.
Trên cơ sở đề cƣơng của luận văn và tài liệu thu thập đƣợc tác giả nghiên cứu từng phần, trong đó đi sâu vào việc xây dựng khung lý thuyết, đánh giá thực trạng cũng nhƣ xây dựng các giải pháp sơ bộ về quản lý rủi ro tín dụng tại NHCSXH - Chi nhánh Lào Cai. Sau khi tiếp thu ý kiến của ngƣời hƣớng dẫn khoa học, tác giả hồn thiện tồn bộ cơng trình nghiên cứu thể hiện bằng văn bản đúng với các yêu cầu về nội dung và hình thức trình bày báo cáo tổng kết đề tài, luận văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Viết bản đề cƣơng báo cáo tổng kết tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài, luận văn nhƣng cô đọng và rút ngắn hơn. Chuẩn bị các tài liệu minh hoạ cho báo cáo. Chuẩn bị các câu trả lời căn cứ theo tinh thần các nhận xét của phản biện và của những ngƣời trong và ngoài hội đồng chấm luận văn.