Tiêu chí đánh giá hoạt động QLNL trong ngân hàng

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội – chi nhánh quận 8 – thành phố hồ chi minh (Trang 38 - 41)

1.2. Cơ sở lý luận chung về QLNL trong NHTM

1.2.6. Tiêu chí đánh giá hoạt động QLNL trong ngân hàng

Kết quả QLNL:

30

quan trọng trong năng lực sản xuất của DN. Hiệu quả sử dụng lao động biểu hiện ở năng suất lao động, mức sinh lời của lao động và hiệu suất tiền lƣơng. Kết quả QLNL đƣợc đánh giá định lƣợng theo 3 chỉ tiêu:

Một là, Lợi ích kinh tế sử dụng nhân lực: Chỉ tiêu này đƣợc phản ánh ở các tỷ số

sau

- Doanh số/nhân viên. Tỷ số này xác định mức độ đóng góp trung bình của một nhân viên cho doanh số của DN. Tỷ số này cao chỉ ra năng suất lao động cao thuận lợi cho DN trong quá trình tạo ra của cải vật chất. Tỷ số này thấp nghĩa là quá trình làm việc khơng thuận lợi nhƣ: chi phí nguyên vật liệu và dịch vụ mua vào cao hoặc tăng lãng phí thời gian, sử dụng nhân lực chƣa hiệu quả.

- Lợi nhuận/nhân viên. Tỷ số này xác định lợi nhuận trung bình của một nhân viên mang lại cho DN. Chỉ số mức sinh lời bình quân của một lao động cho biết mỗi lao động đƣợc sử dụng trong DN tao ra đƣợc bao nhiêu lợi nhuận trong một thời kỳ nhất định. Tỷ số này cao có nghĩa ngƣời lao động khả năng tạo lợi nhuận và có thu nhập cao hơn, tỷ số này thấp có ý nghĩa ngƣợc lại.

- Lợi nhuận/chi phí tiền lƣơng. Tỷ số này xác định tỷ suất lợi nhuận trung bình tạo ra trên một đồng chi phí tiền lƣơng cho ngƣời lao động. Tỷ số hiệu suất tiền lƣơng cho biết chỉ ra một đồng tiền lƣơng đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho DN. Hiệu suất tiền lƣơng tăng lên khi năng suất lao động tăng với nhịp độ cao hơn nhịp độ tăng tiền lƣơng.

- Giá trị gia tăng (doanh số trừ đi tổng giá trị vật chất)/ tổng chi phí về nhân lực (lƣơng, thƣởng, đào tạo bồi dƣỡng, phúc lợi…) xác định tỷ suất giá trị gia tăng đƣợc tạo ra từ một đồng chi phí liên quan đến yếu tố con ngƣời. Xét ở góc độ nhà quản lý, thƣờng mong muốn chỉ tiêu này đạt giá trị cao vì khả năng tạo ra thu nhập từ một đồng chi phí lao động cao, làm tăng khả năng cạnh tranh về giá. Tuy nhiên ở khía cạnh khác, nếu tỷ số này cao phản ánh việc phân chia thành quả đạt đƣợc cho ngƣời lao động không công bằng và nếu tỷ số này thấp thể hiện chi phí lao động cao, khơng cân xứng với giá trị gia tăng đƣợc tạo ra.

31

là mục đích, vừa là động lực của ngƣời lao động. Chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trên ba phƣơng diện: Thứ nhất, đây là chỉ tiêu quan trọng nhất của hệ thống thông tin thị trƣờng lao động. Thứ hai, thông tin về mức thu nhập từ việc làm phục vụ việc đánh giá mức sống và các điều kiện làm việc của ngƣời lao động. Thứ ba, phục vụ việc lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, xây dựng các chính sách về thu nhập và tài chính, điều chỉnh lƣơng tối thiểu và trả công lao động, ấn định nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội và các phúc lợi khác.

Thu nhập bình quân của ngƣời lao động thấp sẽ ảnh hƣởng sâu sắc đến đời sống, nhiệt tình và hiệu quả làm việc của ngƣời lao động. Thu nhập cao sẽ là động lực thúc đẩy ngƣời lao động làm việc hăng say hơn từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngân hàng. Chỉ tiêu bình quân thu nhập của ngƣời lao động phản ánh rất rõ hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Bình quân thu nhập càng cao, nghĩa là hiệu quả sử dụng lao động cũng cao.

Ba là chỉ tiêu về trình độ của ngƣời lao động:

Tr nh độ văn hóa chung của ngƣời lao động đƣợc biểu hiện thông qua các nội dung

nhƣ: trình độ tiểu học; trình độ phổ thơng cơ sở (cấp II); trình độ phổ thơng trung học (cấp III); trình độ đại học và trên đại học.. Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lƣợng nguồn nhân lực. Trình độ văn hóa cao tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn.

Chỉ tiêu về tr nh độ chun mơn lao động: Trình độ chun mơn là sự hiểu biết sâu

về một chuyên mơn nào đó và khả năng thực hành về chun mơn đó, nó biểu hiện trình độ đƣợc đào tạo ở các trƣờng trung học và cao đẳng, các đại học và sau đại học, có khả năng nắm vững một cơng việc thuộc chun mơn nhất định. Trình độ chuyên môn của ngƣời lao động trong ngân hàng đƣợc đo bằng: Tỷ lệ cán bộ trung cấp; tỷ lệ cán bộ cao đẳng, đại học; tỷ lệ cán bộ trên đại học..

Tỷ lệ về trình độ chun mơn lao động càng cao thì thể hiện hiệu quả QLNL càng cao. Ngân hàng có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ cán bộ hàng năm và nâng cao đƣợc chất lƣợng đội ngũ nhân viên nói chung.

32

Mức độ chuyên nghiệp trong cơng việc

Trình độ, năng lực của ngƣời lao động khơng chỉ biểu hiện ở bằng cấp, mà quan trọng hơn là sự thể hiện tính chất chuyên nghiệp trong thực hiện công việc đƣợc giao. Mức độ chuyên nghiệp trong công việc phản ánh sự nỗ lực của ngƣời lao động theo yêu cầu của nhà quản lý, do vậy, mức độ thành thạo và chuyên nghiệp trong công việc biểu hiện chất lƣợng quản lý nhân sự trong ngân hàng. Đây cũng là yêu cầu của ngân hàng hiện đại, cho phép tạo ra văn hóa hoạt động trong ngân hàng và cho năng suất lao động cao.

Sự hài lòng, thỏa mãn của nhân viên trong ngân hàng:

Chỉ tiêu này thể hiện thông qua tỷ lệ thuyên chuyển, nghỉ việc và mức độ nhận định của nhân viên về mức độ hài lòng của họ đối với DN, công việc, môi trƣờng làm việc, cơ hội đào tạo bồi dƣỡng, thăng tiến, lƣơng thƣởng…

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội – chi nhánh quận 8 – thành phố hồ chi minh (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)