1.3. Các nội dung cơ bản của hoạt động quản trị nguồn nhân lực
1.3.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chú trọng việc nâng cao năng lực của nhân viên, đảm bảo cho nhân viên trong doanh nghiệp có các kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để hồn thành tốt cơng việc đƣợc giao và tạo điều kiện cho nhân viên đƣợc phát triển tối đa các năng lực cá nhân. Các doanh nghiệp áp dụng chƣơng trình hƣớng nghiệp và đào tạo cho nhân viên mới nhằm xác định năng lực thực tế của nhân viên và giúp nhân
viên làm quen với công việc của doanh nghiệp. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng thƣờng lập các kế hoạch đào tạo, huấn luyện và đào tạo lại nhân viên mỗi khi có sự thay đổi về nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc quy trình cơng nghệ, kỹ thuật. Nhóm chức năng đào tạo, phát triển thƣờng thực hiện các hoạt động nhƣ: hƣớng nghiệp, huấn luyện, đào tạo kỹ năng thực hành cho công nhân; bồi dƣỡng nâng cao trình độ lành nghề và cập nhật kiến thức quản lý, kỹ thuật công nghệ cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ.
- Quy trình đào tạo thƣờng có bốn bƣớc chính: +Phân tích nhu cầu đào tạo;
+ Phân tích chƣơng trình, tài liệu đào tạo; + Tiến hành đào tạo;
+ Đánh giá và kiểm tra. - Các hình thức đào tạo gồm:
+ Đào tạo ngoài cơng việc: là hình thức đào tạo trong đó ngƣời học đƣợc tách khỏi cơng việc thực tế.
+ Đào tạo trong cơng việc: là hình thức đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, trong đó ngƣời học sẽ học các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tế thực hiện công việc dƣới sự giám sát của ngƣời lao động lành nghề hơn. Hình thức này bao gồm các phƣơng pháp nhƣ: Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc, đào tạo theo kiểu học nghề, kèm cặp và chỉ bảo, luân chuyển, thuyên chuyển công việc.