Bối cảnh thời đại

Một phần của tài liệu Năng suất lao động tại khối văn phòng công ty cổ phần thương mai dịch vụ cổng vàng (Trang 81 - 84)

3.1.5 .Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

4.1. Bối cảnh và định hướng phát triển Công ty

4.1.1. Bối cảnh thời đại

4.1.1.1. Bối cảnh nền kinh tế

Thời gian qua, NSLĐ của Việt Nam tiếp tục cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng NSLĐ cao trong khu vực ASEAN. NSLĐ ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế.

Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã khiến mức tăng trưởng của nhiều nền kinh tế trên toàn cầu bị suy giảm mạnh chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ qua. Dù các nền kinh tế đã có sự phục hồi mạnh mẽ trong quý III/2020, tuy nhiên con đường trở lại bình thường vẫn còn mong manh khi vắcxin ngừa Covid-19 đã được phân phối tại nhiều quốc gia, nhưng số ca mắc mới vẫn gia tăng vào dịp cuối năm, đặc biệt khi xuất hiện biến thể của Covid-19. Hầu hết các tổ chức quốc tế đều có chung nhận định, kinh tế tồn cầu khó có thể phục hồi trong ngắn hạn mà sẽ phải mất nhiều năm.

Cũng theo tổng cục Thống kê, GDP năm 2020 tăng 2.91% (quý I tăng 3,68%; quý II 0,39%; quý III tăng 2,69%; quý IV 4,48%), tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2021 nhưng trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhón cao nhất thế giới.

Cụ thể, năng suất lao động bình quân đạt mức 117,94 triệu đồng, tương đương khoảng 5.081 USD/lao động. Trong giai đoạn 2011 - 2020, tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam là 5,1%, cao hơn mức trung bình của ASEAN, chỉ đứng sau Campuchia.. Nhờ đó, Việt Nam đã thu hẹp được khoảng cách tương đối với các

nước ASEAN có trình độ phát triển cao hơn. Tuy nhiên, mức NSLĐ của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực. ..mnĐiều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn trong thời gian tới để có thể bắt kịp mức NSLĐ của các nước.

73

Số liệu thống kê cho thấy, ngành dịch vụ ăn uống (FnB) có NSLĐ khá thấp so với các ngành sản xuất, phân phối điện, ga, nước nóng, khí đốt; hoạt động kinh doanh bất động sản; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…

Các ngành xây dựng; công nghiệp chế biến, chế tạo; vận tải, kho bãi; bán buôn, bán lẻ; dịch vụ lưu trú nhìn chung NSLĐ thấp. Nơng, lâm nghiệp và thủy sản là ngành có NSLĐ thấp nhất trong các ngành kinh tế.

Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế về quy mô nhưng NSLĐ của khu vực này chưa thể hiện rõ vai trò chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng nhanh.

Từ đầu năm đến hết tháng 3, Tổng cục Thống kê ghi nhận mức tăng trưởng âm 11,4% trong đóng góp của ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống vào khu vực dịch vụ; tương ứng giảm 0,53% điểm phần trăm trong tổng sản phẩm trong nước (GDP). Doanh thu của hai hoạt động kinh doanh này trong quý I ước tính đạt 126,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,1% tổng mức và giảm 9,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 11,3%); riêng tháng 3/2020 doanh thu giảm 26,8% so với tháng 3/2019. Sự suy giảm doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống quý I năm nay so với cùng kỳ năm trước giảm ở hầu hết các địa phương, nhất là các tỉnh, thành có hoạt động du lịch phát triển, như: Khánh Hịa giảm nhiều nhất 38,2%; thành phố Hồ Chí Minh giảm 30,3%; Đà Nẵng giảm 23,7%; Thanh Hóa giảm 20,4%; Hà Nội giảm 20,2%; Cần Thơ giảm 17%; Lâm Đồng giảm 16,8%; Quảng Bình giảm 14,5%; Quảng Ninh giảm 12,4%; Hải Phịng giảm 8,9…cho thấy NSLĐ của Việt Nam ở mức rất thấp so

với các nước trong khu vực.

NSLĐ trên mỗi giờ làm việc của Việt Nam đạt khá thấp so với một số nước trong khu vực ASEAN những cũng đã từng ngày cải thiện trong những năm gần đây.

Nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, thốt khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình và đang đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tuy nhiên, đến nay nền kinh tế vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức và còn khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực. Việt Nam được

74

đánh giá cao nhờ sự ổn định về chính trị và xã hội, có sức hấp dẫn đối với thương nhân và đầu tư nước ngồi, qua đó tạo thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn, thiết bị, công nghệ sản xuất, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, lao động có kỹ năng chun mơn cao từ những nước phát triển. Tuy nhiên, trước những khó khăn về sự tụt hậu công nghệ so với các nước, quy mơ doanh nghiệp nhỏ, vốn đầu tư ít, việc hợp tác cịn yếu và thiếu, lực lượng lao động đông nhưng chất lượng không cao, giải pháp chung được đưa ra đối với các doanh nghiệp ngành cơng nghiệp của Việt Nam đó là cần tạo mơi trường cho doanh nghiệp phát triển về quy mơ, khuyến khích phát triển khoa học cơng nghệ, phát triển nguồn nhân lực cung ứng cho thị trường; ứng dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế và công cụ cải tiến năng suất chất lượng tiên tiến, hiện đại.

Đối với ngành dịch vụ ăn uống (FnB), Việt Nam khuyến khích đầu tư phát triển, mở rộng chi nhánh và thay đổi hành vi ăn uống, tạo ra một nếp sống hiện đại và văn minh hơn; trong đó, khuyến khích phát triển khoa học và cơng nghệ được coi là giải pháp tối ưu cho ngành.

4.1.1.2. Bối cảnh Ngành Dịch vụ ăn uống FnB

Trước tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, cùng với những khó khăn chung của nền kinh tế, hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cũng đang lâm vào tình cảnh hết sức ảm đạm, chỗ cố chờ đợi, nơi đã phải dừng hẳn hoạt động vì khơng cịn đủ năng lực cầm cự kéo dài.

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung, mảng kinh doanh dịch vụ ăn uống F&B có tốc độ phát triển khá nhanh.Đây là sự vận động tất yếu của đời sống công nghiệp, khi việc sử dụng thời gian làm việc được quy ước, thời gian dành cho chuyện bếp núc gia đình ngày càng hạn hẹp.

Tuy nhiên trong 3 năm trở lại đây, nhất là thời gian từ đầu năm 2020 khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, phân ngành kinh tế dịch vụ ăn uống F&B ln trong tình trạng bất ổn, phần lớn phải ngưng trệ hoạt động để phục vụ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh.

75

giá lợn thịt cũng khiến phân ngành này vấp phải khá nhiều khó khăn, khiến doanh thu và lợi nhuận sụt giảm.

Khơng chỉ các nhà hàng có quy mơ lớn bị ảnh hưởng tiêu cực vì giá đầu vào, mà các mơ hình kinh doanh nhỏ lẻ cũng bị cuốn vào vịng xốy. Chẳng hạn giá tăng khi thu nhập của người lao động vẫn vậy, dẫn đến chủ các nhà hàng thì lãi ít và khách hàng cũng phải đi ăn… ít hơn.

Cơn bão tăng giá khan hàng vừa tạm lắng xuống thì lại xảy ra hậu quả tác động của đại dịch Covid-19, đây thực sự là cú nốc-ao đối với nhiều người, nhiều doanh nghiệp làm nghề dịch vụ ăn uống. Tính từ đầu năm đến nay, dịch Covid-19 đã có ít nhất 5 đợt vây hãm và tấn công vào thị trường thành phố, và lần nào cũng vậy, dịch vụ ăn uống đa dạng hình ln nằm trong nhóm đầu tiên phải hạn chế hoặc ngưng trệ hoạt động trong các giải pháp phòng, chống dịch. Cho thấy, dịch vụ ăn uống đang gặp khó đơn, khó kép, trong thời gian cục bộ trước mắt sẽ tiếp tục trong tình cảnh ảm đạm, bởi dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến khó lường, đồng thời cũng là yếu tố tác động nặng nề nhất tính đến thời điểm hiện tại.

Những khó khăn thách thức trên đặt ra bài toán lớn cho ngành F&B trong việc nâng cao năng suất lao động, tăng tính cạnh tranh và phát triển của Ngành.

Một phần của tài liệu Năng suất lao động tại khối văn phòng công ty cổ phần thương mai dịch vụ cổng vàng (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)