Kết quả đã đạt được

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần tập đoàn cotana (Trang 88 - 90)

CHƯƠNG 2 : QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá chung về đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần tập đoàn Cotana

3.4.1. Kết quả đã đạt được

Trong những năm vừa qua với sự nỗ lực của ban lãnh đạo và tồn bộ đội ngũ cơng nhân viên, đào tạo NNL của cơng ty cổ phần tập đồn Cotana đã đạt được những kết quả đáng khích lệ

3.4.1.1. Công tác xác định nhu cầu đào tạo

Đào tạo NNL ngày càng được chú trọng đặc biệt là về chất lượng của các khoá học ngày càng được nâng cao từ khâu xác định nhu cầu phải sát với thực tế, mục tiêu rõ ràng và phù hợp với tình hình của cơng ty.

Đào tạo NNL những năm gần đây được người lao động dần quan tâm và ủng hộ hơn. Trước đây với tâm lý ngại đi học thì hiện nay họ đã chủ động xin đi đào tạo để nâng cao nghiệp vụ chun mơn, nâng cao trình độ ngoại ngữ….

3.4.1.2. Cơng tác xây dựng kế hoạch đào tạo

Công tác tổ chức và thực hiện khá tốt bởi có sự tham gia góp ý của lãnh đạo các bộ phận và được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bộ phận phụ trách đào tạo của công ty.

Mục tiêu đào tạo: Dựa vào việc đánh giá nhu cầu đào tạo, công ty sẽ xác định khiếm khuyết trong sáng kiến đào tạo hiện tại và kỹ năng của cán bộ, công nhân viên. Những điểm này được đi sâu phân tích để trở thành mục tiêu đào tạo của công ty. Với cơng ty, mục tiêu sau cùng chính là kéo gần khoảng cách về hiệu suất hiện tại và mục tiêu mong muốn. Với cán bộ, công nhân viên, tất cả đều được nâng cao về kỹ năng và trình độ, đảm bảo mang lại hiệu quả cao trong công việc.

Lựa chọn đối tượng đào tạo: Đây được xem là một bước quan trọng trong quy trình xây dựng chương trình đào tạo, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của cơng

ty. Chi phí dành cho chương trình đào tạo khá tốn kém, do đó cơng ty phải lựa chọn đúng đối tượng tham gia. Để lựa chọn đúng đối tượng, trước tiên phải chọn những cơng nhân viên nằm trong danh sách có nhu cầu đào tạo. Sau đó, đánh giá về khả năng tiếp thu và học tập của họ. Và cuối cùng là dự đoán về khả năng thay đổi hành vi nghề nghiệp. Chỉ khi nào kết hợp đủ 3 yếu tố trên và thấy khả quan thì mới xem là lựa chọn đúng người.

Nội dung chương trình đào tạo: Các tài liệu, chương trình học tập được soạn thảo phù hợp với tình hình sản xuất của cơng ty và với trình độ của NLĐ và vị trí cơng việc.

Với đối tượng là cán bộ nhân viên văn phòng

Các chương trình đào tạo được xây dựng chủ yếu là nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật, kinh doanh, tiếng anh văn phịng, tiếng Trung….Hình thức giảng dậy chủ yếu là lý thuyết, học trên sách vở, chưa có nhiều trải nghiệm thực tế để vận dụng thực hành.

Với đối tượng là công nhân sản xuất

Các chương trình đào tạo hàng năm chủ yếu là đào tạo nâng cao tay nghề, đào tạo vận hành máy móc, trang thiết bị mới, an tồn lao động…

Nguồn kinh phí cho hoạt động đào tạo cũng ngày càng được quan tâm, được huy động từ nhiều nguồn. Tuy nhiên việc sử dụng nguồn kinh phí cũng ln phải theo nguyên tắc tiết kiệm và phân bổ hợp lý để đạt được kết quả cao. Việc dự tính chi phí đào tạo là việc làm cần thiết mà công ty luôn thực hiện nghiêm ngặt. Điều này giúp công ty cân đối ngân sách, tránh gặp phải các vấn đề phát sinh khi triển khai, và đạt được kết quả tốt nhất.

Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo luôn được Ban lãnh đạo công ty quan tâm, đầu tư. Mặc dù khơng có được cơ sở vật chất hiện đại như nhiều công ty khác nhưng Ban lãnh đạo công ty luôn đáp ứng đầy đủ những trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác đào tạo.

3.4.1.3. Công tác tổ chức đào tạo

Kế hoạch đào tạo nội bộ sau khi hoàn thành cần được đưa vào triển khai. Người phụ trách công tác đào tạo cần truyền thông nội bộ để đội ngũ nhân sự tham gia tích

cực vào chương trình, đảm bảo đo lường chính xác nhất tính hiệu quả sau khi kết thúc đào tạo.

Bên cạnh đó, cần đảm bảo tối đa chất lượng chương trình khi triển khai bám sát với kế hoạch đào tạo đã vạch ra. Đây chính là cơ sở nền tảng để đánh giá tính hiệu quả, cải tiến chương trình đào tạo cho các đợt tiếp theo.

Phương pháp đào tạo luôn được công ty cân nhắc lựa chọn phù hợp với yêu cầu đào tạo dựa trên nhu cầu đào tạo, chương trình đào tạo và kinh phí đào tạo.

Giáo viên giảng dậy: Trước khi cho giảng viên đứng lớp, công ty tiến hành đào tạo giảng viên truyền đạt cho giảng viên hiểu mục tiêu của khóa học, đối tượng tham gia để họ có phương pháp giảng dạy phù hợp nhất.

3.4.1.4. Đánh giá công tác đào tạo

Sau nhiều năm thực hiện công tác đào tạo cho thấy người lao động có ý thức hơn, trách nhiệm với bản thân và hoạt động đào tạo của công ty hơn. Minh chứng rõ ràng là tần suất tham gia các khoá đào tạo của NLĐ tăng lên rõ rệt.

Các phương pháp được lựa chọn để đào tạo cho người lao động trong công ty cũng được đổi mới liên tục. Công ty tiếp cận với nhiều phương pháp tiên tiến trên thế giới từ các buổi hội thảo, hội nghị để huy động ý kiến, sự sáng tạo trong chính nội bộ cơng ty. Điều đó rất hiệu quả vì gắn liền với tình hình SXKD của cơng ty.

Qua đó cũng thấy được chất lượng NNL được nâng cao qua từng năm. Mặc dù trình độ của cơng ty chưa cao so với mặt bằng chung, đại đa số rơi vào bộ phận cơng nhân tại cơng trường song trình độ của người lao động cũng được nâng cao đáng kể. Đội ngũ cán bộ nhân viên văn phịng thì trình độ từng bước được hồn thiện nâng cao đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Sau khi đào tạo, người lao động đã thực hiện các nhiệm vụ được giao tốt hơn, kiến thức được nâng cao, kỹ năng được hồn thiện, đây chính là cơ sở để cơng ty phát triển các hoạt động của mình nhanh và bền vững.

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần tập đoàn cotana (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)