Nghĩa của việc ra quyết định mở thủ tục phá sản

Một phần của tài liệu Thực hiện việc ra quyết định mở thủ tục phá sản trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 26 - 31)

1.2. Một số vấn đề lý luận về việc ra quyết định mở thủ tục phá sản

1.2.2. nghĩa của việc ra quyết định mở thủ tục phá sản

1.2.2.1. Nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ

Một “con nợ chết” sẽ kéo theo hàng loạt chủ nợ có thể đứng trƣớc nguy cơ mất trắng tài sản và lâm vào tình trạng bi đát về tài chính, và hơn hết, các chủ nợ khi cho vay đều không mong muốn con nợ của mình “chết” hoặc “sống” nhƣng khơng có khả năng trả nợ. Vì vậy, việc bảo vệ quyền và lợi ích cho chủ thể (con nợ) bị ảnh hƣởng lớn nhất trƣớc nguy cơ một DN bị mất khả năng thanh tốn là điều vơ cùng cần thiết.

Khi DN, HTX bị phá sản thì chủ nợ nào cũng muốn lấy đƣợc càng nhiều càng tốt tài sản còn lại của DN, HTX bị phá sản. Nhƣ vậy, nếu khơng

có Luật để đƣa vấn đề phân chia tài sản của con nợ theo một trật tự nhất định, nhằm bảo đảm sự công bằng và khách quan mà cứ để mạnh ai ngƣời nấy lấy một cách vơ tổ chức thì sẽ gây ra tình trạng lộn xộn, mất trật tự, gây ra mâu thuẫn giữa chủ nợ với con nợ, giữa chủ nợ với nhau [38].

Bảo vệ quyền lợi cho chủ nợ trƣớc tiên là bảo vệ các quyền về tài sản của các chủ nợ. Khi DN, HTX mắc nợ không trả đƣợc nợ cho các chủ nợ thì chủ nợ có quyền u cầu Tịa án mở thủ tục phá sản DN, HTX để bán tồn bộ tài sản cịn lại của DN, HTX để trả cho các chủ nợ. LPS cịn đảm bảo sự bình đẳng của các chủ nợ trong việc địi nợ. Khơng một chủ nợ nào đƣợc quyền đòi nợ một cách riêng lẻ. Không một chủ nợ nào đƣợc con nợ trả nợ cho mình trong khi các chủ nợ khác chƣa đƣợc trả nợ. Tất cả các chủ nợ đều phải đợi đến khi Tòa án tuyên bố DN, HTX phá sản và cùng nhau chia số tài sản còn lại theo tỷ lệ (trừ những chủ nợ có một sự đảm bảo đặc biệt cho món nợ của mình nhƣ có tài sản cầm cố, thế chấp).

Việc ra quyết định mở TTPS bảo vệ quyền lợi cho các chủ nợ thể hiện rõ nét nhất là sau khi đã có Quyết định mở TTPS thì con nợ khơng thể thực hiện quyền đòi nợ riêng lẻ, ảnh hƣởng đến các chủ nợ khác; các giao dịch của con nợ không đảm bảo nguyên tắc chung sẽ bị Tịa án tun bơ hiệu để đảm bảo một phần quyền lợi của các chủ nợ đã bị mất ….

Trong trƣờng hợp DN thực hiện thành công phƣơng án phục hồi đã đƣợc Hội nghị chủ nợ thơng qua thì các chủ nợ sẽ đƣợc thanh tốn các khoản nợ theo nội dung đã đề ra trong phƣơng án phục hồi.

1.2.2.2. Nhằm bảo vệ quyền lợi của con nợ, tạo cơ hội cho con nợ rút khỏi thương trường một cách có trật tự

Ngày nay, quan niệm về việc kinh doanh đã đƣợc thay đổi, ngƣời ta khơng cịn coi phá sản là một tội phạm và ngƣời gây ra sự phá sản là một phạm nhân, quy định pháp luật đối với con nợ đã đƣợc xây dựng theo hƣớng tích cực, có lợi cho con nợ.

Do sự biến động khơng lƣờng của thị trƣờng và các yếu tố khách quan khác nên tình trạng kinh doanh thua lỗ, khơng trả đƣợc nợ đến hạn đều có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với bất kỳ nhà kinh doanh nào. Một DN, HTX bị phá sản có thể kéo theo nhiều hậu quả xấu đối với xã hội, mà trƣớc hết là đối với các chủ nợ và bản thân con nợ. Chính vì vậy, khi DN, HTX mất khả năng thanh tốn thì vấn đề đầu tiên mà pháp luật quan tâm giải quyết không phải là việc tuyên bố DN, HTX phá sản ngay và phân chia tài sản của nó cho các chủ nợ mà là việc phải tìm mọi cách để giúp đỡ con nợ thốt khỏi tình trạng khó khăn này. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ đƣợc chủ nợ chính là bảo vệ con nợ. Có thể thấy, khi các chủ nợ cảm thấy quyền lợi của mình đƣợc pháp luật bảo vệ chặt chẽ hơn, họ sẽ mạnh dạn hơn trong việc tiếp tục hỗ trợ con nợ tái cấu trúc lại DN để họ có thể thu hồi đƣợc nhiều hơn khoản nợ so với việc bán thanh lý DN, giúp quá trình phục hồi SXKD của DN mất khả năng thanh tốn đƣợc thành cơng. Q trình phục hồi này họ có thể giám sát đƣợc thơng qua nhiều hình thức khác nhau mà pháp luật quy định, trong đó quyền giám sát của các chủ nợ có thể xem là tuyệt đối, con nợ cũng từ đây thoát khỏi cảnh nợ nần, cảnh mất khả năng thanh toán.

Việc ra quyết định mở TTPS bảo vệ quyền lợi cho các con nợ thể hiện rõ nét nhất là sau khi đã có Quyết định mở TTPS thì chủ nợ khơng thể tiến hành xâu xé con nợ, họ đòi nợ phải theo trật tự nhất định, mọi khoản nợ đều đƣợc minh bạch hóa, các chủ nợ nhìn thấy hết đƣợc viễn cảnh của con nợ … dẫn đến các chủ nợ sẽ có những giải pháp nhất định giúp hỗ trợ con nợ trong q trình phục hồi (nếu có), hoặc trong q trình thanh lý tài sản thu lại đƣợc nhiều lợi ích nhất có thể đƣợc.

Trong trƣờng hợp, con nợ đã cố gắng bằng mọi cách để phục hồi kinh doanh nhƣng khơng thành cơng, thì họ có thể an tâm rút khỏi kinh doanh một cách có trật tự theo các quy định pháp luật, bên cạnh đó về mặt tâm lý họ

đƣợc giải phóng khỏi tình trạng cảm thấy mình có tội lỗi với các chủ nợ. Điều đó giải thích rằng pháp luật của đa số các nƣớc đều quy định nhiều hình thức phục hồi khác nhau để DN lâm vào tình trạng phá sản lựa chọn, áp dụng.

1.2.2.3. Nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động

Khi mở TTPS thì những ngƣời lao động là đối tƣợng phải chịu hậu quả trực tiếp. Họ sẽ bị mất việc làm, mất nguồn thu nhập để đảm bảo đời sống cho bản thân và gia đình. Cơ chế phục hồi hoạt động SXKD của DN đƣợc đặt ra là cơ hội để cứu DN, HTX thốt khỏi tình trạng phá sản cũng chính cứu ngƣời lao động thoát khỏi nguy cơ mất việc làm. Bên cạnh đó, sự bảo vệ của LPS đối với ngƣời làm công thể hiện ở chỗ pháp luật cho phép ngƣời lao động đƣợc quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản hoặc phản đối yêu cầu tuyên bố phá sản; quyền đƣợc tham gia quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản; quyền đƣợc ƣu tiên thanh toán nợ lƣơng trƣớc các khoản nợ khác của DN, ….

Ra quyết định mở TTPS đảm bảo cho ngƣời lao động hiểu rõ hơn về nơi mình đang làm việc, hiểu rõ bản chất của con nợ, hiểu rõ hơn các chủ nợ … từ đó ngƣời lao động có thể đƣa ra những giải pháp nhằm cứu con nợ cũng nhƣ tự cứu lấy chính cơng việc làm của mình, thơng qua cơ chế quản lý của Tịa án có thẩm quyền và các thiết chế khác sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản.

Ngƣời lao động trong DN mất khả năng thanh tốn chính là một trong những nguồn lực quan trọng để duy trì và phát triển DN. LPS cho ngƣời lao động đƣợc tham gia trong quá trình giải quyết yêu cầu TBPS, là một trong những yếu tố quan trọng, bởi họ chính là những ngƣời trực tiếp tham gia vào quá trình cơ cấu lại DN, tham gia trực tiếp vào phƣơng án phục hồi SXKD. Việc phục hồi SXKD có thành cơng hay khơng thì yếu tố Ngƣời lao động là yếu tố then chốt, bởi phục hồi SXKD thì họ có cơ hội tiếp tục làm việc, tiếp tục đƣợc thanh toán lƣơng và đặc biệt là họ góp phần vào việc ổn định lại DN và nền kinh tế nói chung.

1.2.2.4. Góp phần cơ cấu lại nền kinh tế, ổn định xã hội, lành mạnh hố mơi trường đầu tư, kinh doanh

Ra quyết định mở TTPS có thể xem là một cách thức giải quyết mang ý nghĩa tích cực cho tồn bộ nền kinh tế nói chung.

Thứ nhất, quyết định mở TTPS giúp cho các DN, HTX mắc nợ có cơ

hội trình bày đƣợc phƣơng án phục hồi SXKD của mình trƣớc tất cả các chủ nợ dƣới sự giám sát của Tòa án và Quản tài viên các phƣơng án kinh doanh trong giai đoạn khó khăn của DN mất khả năng thanh toán đƣợc thể hiện minh bạch, cơng khai và đây chính là tiền để giúp cho các chủ nợ thấy đƣợc rằng khoản thu nợ của mình sẽ đƣợc thu lúc nào, nhằm có kế hoạch cho dịng tiền của đơn vị mình trong thời gian tới, cũng nhƣ thấy rõ đƣợc dòng tiền của DN mất khả năng thanh tốn, từ đó có thể góp phần vào việc cơ cấu lại SXKD cho DN kể cả con nợ và chủ nợ.

Thứ hai, từ phƣơng án phục hồi SXKD của DN mất khả năng thanh toán,

nếu đƣợc thực thi sẽ đem lại hiệu quả nhƣ ổn định công ăn việc làm cho ngƣời lao động trong DN, ổn định về mặt xã hội cho DN cũng nhƣ nền kinh tế.

Thứ ba, cũng thông qua việc quyết định mở TTPS thì những DN làm ăn

thua lỗ, không lập đƣợc phƣơng án phục hồi SXKD sẽ bị loại ra khỏi thị trƣờng một cách nhanh chóng, nguồn lực lao động sẽ đƣợc những DN khác sử dụng nhằm làm cho nền kinh tế khơng bị trì trệ.

Thứ tư, quyết định mở TTPS cũng nhằm mang tính phịng ngừa cho các

DN họ phải thận trọng hơn trong việc đƣa ra các quyết định kinh doanh, nhằm tránh đi những quyết định kinh doanh không phù hợp, giảm thiểu những rủi ro xảy ra trong kinh doanh tối đa.

Thứ năm, những quy định rõ ràng và minh bạch trong TTPS góp phần

làm giới đầu tƣ yên tâm đầu tƣ vào kinh doanh, vì họ hiểu rằng có thể đƣợc pháp luật bảo vệ và họ có thể lƣờng trƣớc những rủi ro. Các DN thì mạnh dạn

đầu tƣ mở rộng kinh doanh vì PLPS nói chung và cơ chế phá sản nói riêng cho phép họ có thể “rút lui có trật tự” mà vẫn bảo đảm đƣợc quyền lợi hợp pháp của mình nếu khơng may gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh.

Nhƣ vậy có thể khẳng định, việc quyết định mở TTPS càng nhiều thì các phƣơng án phục hồi kinh doanh ra đời càng nhiều, giúp cho nền kinh tế có thể có sự chọn lựa hợp lý các phƣơng án kinh doanh hiệu quả, giúp cho càng nhiều DN mất khả năng thanh tốn có cơ hội thốt nợ, góp phần làm giảm quy mơ những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khơng hiệu quả, góp phần cơ cấu lại nền kinh tế hiệu quả hơn, các nguồn đầu tƣ đƣợc phân bố hợp lý hơn, làm cho môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh hấp dẫn hơn, lành mạnh hơn, minh bạch hơn.

Một phần của tài liệu Thực hiện việc ra quyết định mở thủ tục phá sản trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)