Về tên gọi của luật phá sản

Một phần của tài liệu Thực hiện việc ra quyết định mở thủ tục phá sản trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 84)

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về việc ra quyết

3.2.1. Về tên gọi của luật phá sản

Theo tƣ tƣởng lập pháp hiện đại, đa số các quốc gia trên thế giới đã nhìn nhận và ghi nhận sự thay đổi tên gọi “LPS” đã chuyển thành “Luật về giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán”. Ở Việt Nam hiện nay, về tƣ tƣởng lập pháp thì việc xây dựng LPS cũng khơng ngồi mục đích giúp cho con nợ một con đƣờng thoát nợ (phục hồi kinh doanh), giải quyết giúp cho con nợ thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh tốn là chính; chứ không phải đặt mục tiêu là thanh lý tài sản DN con nợ là chính; về bản chất xét ở góc độ chủ nợ là một thủ tục địi nợ tập thể (nguyên tắc vẫn là để đòi đƣợc nhiều hơn nợ cho các chủ nợ - Do đó phục hồi kinh doanh vẫn điều tốt hơn cho các chủ nợ), vì vậy thiết nghĩ nên thay đổi tên gọi của LPS cho đúng với mục tiêu lập pháp đã đề ra, chính là “Luật về giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán” [38].

3.2.2. Về tiêu chí xác định doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn

Qua tổng kết thực tiễn áp dụng LPS 2014, trên thực tế, việc các DN có khoản nợ quá hạn 03 tháng là rất phổ biến. Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng này. Đó có thể là sự khó khăn, mất cân đối tài chính tạm thời của DN mắc nợ, nhƣng cũng có trƣờng hợp do các bên có tranh chấp về chính khoản nợ đó, hoặc do DN cố tình khơng chịu thanh tốn nợ nhằm mục đích chiếm dụng vốn của chủ nợ. Lẽ ra, các khoản nợ này cần đƣợc giải quyết bằng con đƣờng tố tụng dân sự nhƣng trong nhiều trƣờng hợp, chủ nợ lại yêu cầu mở TTPS để gây sức ép trả nợ đối với DN hoặc cố tình làm nhƣ vậy nhằm gây thiệt hại đến uy tín và hoạt động kinh doanh của DN, thậm chí đây lại trở thành nguyên nhân chính dẫn đến làm ăn thua lỗ sau đó và phải phá sản “thật”.

Để khắc phục tình trạng này, tác giả cho rằng nên sửa đổi tiêu chí xác định DN mất khả năng thanh toán cần phải định lƣợng lại thời gian mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và số nợ đến hạn mất khả năng thanh toán đối với các chủ nợ khơng phải là Ngƣời lao động. Có thể giữ nguyên căn cứ này cho trƣờng hợp chủ thể nộp đơn yêu cầu mở TTPS là Ngƣời lao động.

+ Đối với thời gian mất khả năng thanh tốn nợ đến hạn: theo tác giả thì thời gian tối thiểu để yêu cầu mở TTPS phải là 12 tháng (01 năm).

+ Đối với định lƣợng là số nợ mất khả năng thanh tốn: theo tác giả thì mức quy định này phụ thuộc vào nền kinh tế của chúng ta, có thể làm bài tốn khảo sát trƣớc khi đƣa một mức nợ nhất định làm cơ sở yêu cầu mở TTPS.

3.2.3. Về chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Cần phải bổ sung thêm chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở TTPS nhằm bảo đảm sự bình đẳng, quyền, lợi ích hợp giữa các chủ nợ, cụ thể nên quy định bổ sung thêm các chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở TTPS, nhƣ sau:

+ Chủ nợ có đảm bảo có quyền nộp đơn yêu cầu mở TTPS trong trƣờng hợp tài sản bảo đảm khơng cịn tồn tại, tài sản bảo đảm là quyền địi nợ khơng phát sinh trong thực tế.

+ Chủ nợ có bảo đảm có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở TTPS đối với DN, HTX trong trƣờng hợp việc xử lý tài sản bảo đảm tác động đến sự tồn tại của DN.

+ Có thể xem xét bên thứ 3 trong quan hệ bảo lãnh, thế chấp bằng tài sản của họ cho DN-HTX mất khả năng thanh tốn vay nợ có đảm bảo, là Chủ

nợ phát sinh ngay sau khi mở TTPS. Bởi, trong thời gian thực hiện TTPS họ

phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, thực hiện thanh lý tài sản thế chấp để thanh tốn nợ có đảm bảo cho DN, HTX mất khả năng thanh tốn. Nhƣ vậy, có thể đảm bảo quyền lợi của họ trong việc

3.2.4. Về nội dung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và tài liệu kèm theo đơn yêu cầu đơn yêu cầu

Trên thực tế ngƣời yêu cầu mở TTPS chƣa hiểu rõ khái niệm pháp lý đối với cụm từ “Căn cứ mở TTPS”, vì vậy để thuận tiện hơn trong quan niệm và cách hiểu của ngƣời yêu cầu mở TTPS, theo tác giả cần phải điều chỉnh cụm từ “Căn cứ mở TTPS” thành cụm từ “Tình trạng mất khả năng thanh toán”.

Về tài liệu kèm theo theo những đánh giá phân tích đã nêu ở chƣơng 2, tác giả có ý kiến để nghị chỉnh sửa cụ thể:

+ Đối với tài liệu là “Bản giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng

mất khả năng thanh toán; báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khôi phục DN, HTX mà vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán;”, nên bổ sung thêm mẫu biểu cụ thể đối với Bản giải trình và Báo cáo

để thuận tiện trong việc thẩm phán xem xét thụ lý đơn yêu cầu mở TTPS. + Đối với tài liệu là: “Bảng kê chi tiết tài sản, địa điểm có tài sản của

DN, HTX;”, theo tác giả nên sửa thành cụm từ: “Bảng kê chi tiết tài sản, địa điểm có tài sản của DN, HTX theo sổ sách kế toán tại thời điểm yêu cầu mở TTPS;”. Nhằm tránh tình trạng, thiếu sót ngồi ý muốn của ngƣời nộp đơn.

+ Đối với tài liệu là: “Kết quả thẩm định giá, định giá giá trị tài sản

cịn lại (nếu có).”, theo ý kiến tác giả thì khơng nên quy định nhƣ thế này, bởi

lúc này DN, HTX đã khơng cịn chi phí để định giá và kết quả định giá này chỉ tốn thêm chi phí khơng cần thiết. Có thể sửa đổi thành: “Giá trị tài sản còn lại theo sổ sách kế toán tại thời điểm yêu cầu mở TTPS.”.

3.2.5. Về thẩm quyền giải quyết phá sản của Toà án nhân dân

- Tại điểm b, điều 8 LPS, có quy định thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh trong trƣờng hợp “DN, HTX mất khả năng thanh tốn có chi

nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau”, theo tác giả cần sửa lại cụm từ này nhƣ sau: “DN, HTX mất khả năng thanh tốn có chi nhánh, địa điểm kinh doanh ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau”, bởi địa điểm kinh doanh thì có chức

năng kinh doanh, cịn Văn phịng đại diện thì khơng có chức năng kinh doanh. - Về thẩm quyền theo Nghị quyết Số: 03/2016/NQ-HĐTP ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Hội đồng thẩm phán TAND Tối Cao hƣớng dẫn:

thay đổi nơi cƣ trú, địa chỉ của ngƣời tham gia TTPS hoặc xuất hiện tình tiết mới làm cho vụ việc phá sản thuộc một trong các trƣờng hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 của LPS và hƣớng dẫn tại khoản 1 Điều này thì TAND cấp huyện vẫn tiếp tục giải quyết.

Theo tác giả trƣờng hợp này phải chuyển lên TAND cấp tỉnh thụ lý xem mở TTPS thì mới hợp lý, vì vậy phải sửa đổi hƣớng dẫn này nhƣ sau:

“Trường hợp TAND cấp huyện đã thụ lý đơn yêu cầu mở TTPS đúng

thẩm quyền nhưng trong quá trình giải quyết phá sản có sự thay đổi nơi cư trú, địa chỉ của người tham gia TTPS hoặc xuất hiện tình tiết mới làm cho vụ việc phá sản thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 của

LPS và hướng dẫn tại khoản 1 Điều này thì căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều

32 của LPS làm văn bản đề nghị gửi kèm đơn yêu cầu mở TTPS, tài liệu, chứng cứ cho TAND cấp tỉnh có thẩm quyền xem xét thụ lý, giải quyết; đồng thời, thông báo bằng văn bản cho ngƣời nộp đơn yêu cầu mở TTPS và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp”.

3.2.6. Về tạm ứng chi phí phá sản

- Về tài khoản để quản lý vụ việc phá sản: Thì nên có quy định tại LPS là mỗi vụ phá sản thì Tịa án sẽ mở một tài khoản riêng biệt để quản lý số tiền của vụ việc, về chủ tài khoản để thuận tiện trong công việc và phân định trách nhiệm cà nhân thì do Thẩm phán phụ trách vụ phá sản làm chủ tài khoản.

- Về mức tạm ứng chi phí phá sản thì nên quy định các tính cụ thể, nhằm tránh việc mỗi ngƣời mỗi quan điểm khác nhau về cách tính tạm ứng chi phí phá sản, thật ra tác giả cũng chƣa thể nghĩ ra cách tính nhƣ thế nào là phù hợp. Vì vậy, cần tham khảo thêm kinh nghiệm quốc tế để xây dựng quy định về căn cứ tạm ứng chi phí phá sản.

3.2.7. Về một số nội dung khác trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản phá sản

Luật này theo hƣớng rút ngắn thời gian giải quyết vụ việc phá sản, Luật đã quy định một số thời hạn tƣơng đối ngắn, không phù hợp với thực tiễn giải quyết nên cần đƣợc nghiên cứu, sửa đổi, nhƣ:

+ Quy định kéo dài hơn về thời hạn gửi và thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở TTPS, quyết định mở hoặc không mở TTPS đối với những trƣờng hợp cần thực hiện uỷ thác tƣ pháp; trƣờng hợp DN cố tình khơng cung cấp danh sách chủ nợ, ngƣời mắc nợ hoặc mất dữ liệu, sổ sách, ... Bởi lẽ, thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Toà án nhân dân ra quyết định (Điều 40 và 43 LPS 2014) là không thể thực hiện đối với những trƣờng hợp này.

+ Quy định gia hạn thời hạn ra quyết định mở hoặc không mở TTPS đối với trƣờng hợp vụ việc phá sản diễn ra phức tạp, có số lƣợng lớn ngƣời tham gia phá sản,...

- Tƣ duy lập pháp hiện nay thiên về việc giải thoát cho con nợ, định hƣớng phục hồi kinh doanh cho con nợ là chính, bởi vậy trong việc cơng bố thông tin đối với quyết định mở TTPS là rất quan trọng, không phải chỉ công bố đến ngƣời tham gia TTPS mà cịn cơng bố đến những cá nhân, tổ chức để nằm bắt thông tin nhằm đƣa giải phải tái cấu trúc lại DN, HTX mất khả năng thanh tốn, vì vậy cần thiết phải bổ sung quy định về nội dung cần công bố thông tin (lập mẫu nội dung công bố thông tin), cụ thể nhƣ sau:

+ Thông tin về người liên hệ: Ví dụ như Thẩm phán A..

+ Thông tin về pháp lý của DN, HTX mất khả năng thanh toán: Giấy đăng ký DN; Người đại diện theo pháp luật; Địa chỉ trụ sở chính; Vốn Điều lệ; Ngành nghề kinh doanh chính.

+ Thơng tin về số lượng lao động bình quân trong 01 năm trước khi có quyết định mở TTPS.

+ Thơng tin về hoạt động SXKD: Sản phẩm, Doanh thu 03 năm trước khi mở TTPS.

+ Thông tin về khoản nợ mất khả năng thanh toán: Số chủ nợ, Tổng số nợ có đảm bảo và khơng có đảm bảo.

+ Thông tin về người mắc nợ: Số người mắc nợ, Tổng số nợ.

- Đối với những vụ việc mà Quản tài viên, DN quản lý thanh lý tài sản từ chối tham gia khi Tịa án chỉ định, thiết nghĩ cần có quy định bổ sung Quản tài viên, DN quản lý thanh lý tài sản chỉ đƣợc từ chối trong một số trƣờng hợp đặc biệt, nếu khơng có nội dung này thì TTPS sẽ khơng xảy ra mặc dù Tòa án

đã ra quyết định mở TTPS.

3.3. Một số giải pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả việc ra quyết định mở thủ tục phá sản tại Việt Nam hiện nay nói chung và trên địa bàn tỉnh mở thủ tục phá sản tại Việt Nam hiện nay nói chung và trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp nói riêng

3.3.1. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật phá sản

Để PLPS và những quy định về mở TTPS đƣợc thực thi có hiệu quả trong thực tiễn thì vấn đề nhận thức pháp luật của xã hội cũng nhƣ giới kinh doanh là hết sức quan trọng. Nguyên nhân cơ bản khiến việc thực thi LPS gặp nhiều khó khăn là do những chủ thể có liên quan đến phá sản DN chƣa nhận thức đúng và đầy đủ về mở TTPS, do cơng tác tun truyền, phổ biến PLPS cịn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Bởi vậy, cần tăng cƣờng tuyên truyền, phổ biến nội dung của LPS năm 2014, đặc biệt là những quy định pháp luật về mở TTPS đến những ngƣời làm công tác áp dụng pháp luật (Thẩm phán, quản tài viên/DN quản lý, thanh lý tài sản, kiểm sát viên, Chấp hành viên thi hành án dân sự), các luật sƣ và đặc biệt là các DN để cho những đối tƣợng này nắm vững những quy định của PLPS, hiểu đúng và rõ ràng hơn về PLPS để từ đó tuân thủ PLPS nghiêm túc hơn.

Việc triển khai tuyên truyền pháp luật hiện nay chƣa thật sự hiệu quả, bởi các lý do: Chƣa tập hợp đƣợc đội ngũ báo cáo viên đủ năng lực thật sự để triển khai (còn nhiều nguyên nhân khác nhau, nhƣng chủ yếu vẫn là chƣa

có va chạm thực tiễn nhiều); Nhà nƣớc vẫn chƣa tập trung tạo một chƣơng trình hành động cụ thể nhằm quán triệt tinh thần, mục đích của LPS trên cả nƣớc (đặc biệt là khi khảo sát cho thấy thể hiện trên 90% doanh nhân chƣa hiểu rõ đƣợc bản chất, mục tiêu của PLPS); Các doanh nhân hiện nay khi rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn chƣa nghĩ ra đƣợc giải pháp là phải áp dụng ngay việc mở TTPS theo LPS để tạo ra nhiều cơ hội phục hồi kinh doanh hơn cho DN mình.

3.3.2. Tăng cường năng lực và trình độ đội ngũ cán bộ tham gia giải quyết phá sản

• Đối với ngành Tồ án

Trong quá trình giải quyết phá sản, ngoài những yêu cầu về trình độ pháp lý, ngƣời thẩm phán cịn phải có trình độ hiểu biết về nhiều lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực tài chính - kế tốn. Vì vậy, cần tăng cƣờng bồi dƣỡng, nâng cao trình độ thẩm phán giải quyết phá sản:

Các Toà án phối hợp với Bộ Tƣ pháp tập huấn, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ thẩm phán là những ngƣời giữ vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết phá sản, đáp ứng những yêu cầu mới đặt ra.

Toà án nhân dân tối cao cần thƣờng xuyên, định kỳ tổ chức các hội thảo chuyên đề, khóa đào tạo nhằm bồi dƣỡng và nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của thẩm phán, Thƣ ký tòa án trong việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, kịp thời tổng kết, hƣớng dẫn các Tòa án địa phƣơng giải quyết những vƣớng mắc nảy sinh. Điều này đặc biệt quan trọng, vì LPS năm 2014 đã mở rộng thẩm quyền giải quyết phá sản cho Tòa án cấp huyện. Trong tƣơng lai, cần hƣớng tới đào tạo các thẩm phán chuyên trách về phá sản [16, tr. 711-712].

Toà án nhân dân tối cao cũng phải thƣờng xuyên theo dõi quá trình thực thi PLPS, đồng thời tổng kết kinh nghiệm và kịp thời hƣớng dẫn giải quyết những vƣớng mắc nảy sinh trong quá trình giải quyết phá sản cũng nhƣ trong việc quản lý và xử lý tài sản phá sản cho các Toà án nhân dân địa phƣơng.

• Đối với cơ quan thi hành án dân sự

Hiện nay, trình độ của đội ngũ Chấp hành viên của nƣớc ta còn rất nhiều bất cập, do đó, cần có quy chế cụ thể trong công tác tuyển chọn các Chấp hành viên có đạo đức nghề nghiệp và đủ năng lực tổ chức thi hành quyết định tuyên bố phá sản.

• Đối với quản tài viên, DN quản lý thanh lý tài sản

Nhanh chóng ban hành quy trình đào tạo quản tài viên để tăng cƣờng tính chun nghiệp, chính xác, nhanh chóng và hiệu quả trong quản lý và xử lý tài sản phá sản, phù hợp với các chuẩn mực pháp lý quốc tế về quản trị phá sản.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, cần chú ý đến phƣơng án,

Một phần của tài liệu Thực hiện việc ra quyết định mở thủ tục phá sản trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 84)