Các hành vi của con nợ bị kiểm soát

Một phần của tài liệu Thực hiện việc ra quyết định mở thủ tục phá sản trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 40 - 41)

1.4. Hệ quả pháp lý của quyết định mở thủ tục phá sản

1.4.3. Các hành vi của con nợ bị kiểm soát

Cũng từ ngun tắc bảo tồn và tối đa hóa giá trị tài sản còn lại của DN phá sản, nên PLPS nói chung thiết lập ngun tắc kiểm sốt tồn bộ các hành vi của con nợ đối với quyền quản trị sản nghiệp của mình. Việc kiểm sốt này thƣờng đƣợc giao cho Tòa án, Ngƣời quản lý tài sản phá sản và các chủ nợ.

Thông thƣờng, PLPS quy định tập trung kiểm soát cơ bản các hành vi nhƣ sau:

- Xem xét tính hợp pháp của một số giao dịch đã đƣợc thực hiện trong một khoảng thời gian xác định trƣớc khi TTPS đƣợc mở. Thơng thƣờng đó là những giao dịch liên quan đến tài sản của con nợ đƣợc thực hiện nhằm làm giảm giá trị sản nghiệp khơng chính đáng, khơng nhằm mục đích sản xuất kinh doanh. Tịa án có thể tun bố các giao dịch đó bị vơ hiệu để phục hồi nguyên trạng tài sản của con nợ.

- Cấm con nợ thực hiện một số hành vi nhất định nhƣ: hành vi có mục đích cất giấu, tẩu tán tài sản, làm thay đổi tính chất của các khoản nợ hoặc tạo ra sự bất bình đẳng giữa các chủ nợ.

- Buộc con nợ khi thực hiện một số hành vi nhất định phải đặt dƣới sự giám sát của thẩm phán, quản tài viên: ví dụ khi giao kết hợp đồng mới, thanh toán nợ mới, bán tài sản, cho thuê tài sản …

- Thực hiện áp dụng một hoặc một số các biện pháp khẩn cấp tạm thời nhƣ: kê biên, niêm phong tài sản; phong tỏa tài khoản; thu giữ sổ sách chứng từ; bán các tài sản có nguy cơ mất giá trị…

- Đình chỉ việc thực hiện các hợp đồng đã đƣợc xác lập song khơng có lợi cho việc bảo toàn và phát triển sản nghiệp của con nợ (trong khi vẫn khuyến khích việc tiếp tục xác lập và thực hiện các giao dịch có khả năng làm tăng giá trị của sản nghiệp phá sản)…

Một phần của tài liệu Thực hiện việc ra quyết định mở thủ tục phá sản trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 40 - 41)