Thẩm quyền giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản

Một phần của tài liệu Thực hiện việc ra quyết định mở thủ tục phá sản trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 34)

1.3. Nội dung pháp luật về việc ra quyết định mở thủ tục phá sản

1.3.2. Thẩm quyền giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản

Thẩm quyền là quyền chính thức đƣợc xem xét để kết luận và định đoạt, quyết định một vấn đề. Trong khoa học pháp lý: Thẩm quyền là một khái niệm quan trọng, trung tâm. Thẩm quyền đƣợc hiểu là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống bộ máy Nhà nƣớc do pháp luật quy định.

Nhƣ vậy, có thể hiểu, thẩm quyền giải quyết yêu cầu mở TTPS là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống bộ máy Nhà nƣớc do pháp luật quy định để tiến hành một chuỗi các bƣớc tiếp theo để giải quyết việc DN mất khả năng thanh tốn.

Trên thế giới vẫn cịn hai luồng quan điểm khác nhau về TTPS, một luồng cho rằng TTPS là thủ tục tƣ pháp thì thẩm quyền giải quyết phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án, một luồng quan điểm khác cho rằng đó là thủ tục hành chính nhƣ vậy thì thẩm quyền giải quyết phá sản thuộc về các cơ quan hành chính nhà nƣớc. Có một số quốc gia áp dụng cả thủ tục tƣ pháp và thủ tục hành chính để giải quyết phá sản [38].

Nhƣ vậy, thẩm quyền giải quyết yêu cầu mở TTPS cho đến nay vẫn chƣa đồng nhất, mà có nơi thì cho rằng là của cơ quan tƣ pháp (Tịa án), có nơi thì là của cơ quan hành pháp.

Riêng ở Việt Nam, LPS năm 2014 có thêm một bƣớc trong quy định thẩm quyền của tòa án trong giải quyết vụ việc phá sản của DN, HTX khi phân định rõ TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết vụ việc phá sản đối với các DN, HTX có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [10].

Một phần của tài liệu Thực hiện việc ra quyết định mở thủ tục phá sản trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)