Quyền yêu cầu ra quyết định mở thủ tục phá sản

Một phần của tài liệu Thực hiện việc ra quyết định mở thủ tục phá sản trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 31 - 34)

1.3. Nội dung pháp luật về việc ra quyết định mở thủ tục phá sản

1.3.1. Quyền yêu cầu ra quyết định mở thủ tục phá sản

Pháp luật về phá sản đã ra đời, quy định rõ về điều kiện và TTPS. Trong đó, vấn đề chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở TTPS đƣợc pháp luật quan tâm, chú trọng và đƣợc quy định đầy đủ, tƣơng đối chặt chẽ.

Quyền nộp đơn yêu cầu mở TTPS là quyền của các chủ thể đƣợc pháp luật quy định, để chủ thể có quyền đƣợc nộp đơn cho cơ quan có thẩm quyền (thơng thƣờng là Tịa án) u cầu cơ quan này tiến hành một chuỗi các bƣớc tiếp theo đƣợc pháp luật quy định để giải quyết việc DN mất khả năng thanh toán.

PLPS thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, về cơ bản đều quy định những đối tƣợng có quyền yêu cầu mở TTPS bao gồm:

1.3.1.1. Các chủ nợ

Xét về bản chất, cơ chế phá sản trƣớc tiên là nhằm bảo vệ lợi ích của các chủ nợ. Vì vậy, LPS của tất cả các nƣớc đều coi chủ nợ là chủ thể số một có quyền nộp đơn yêu cầu mở TTPS đối với con nợ.

Tuy nhiên có sự khác nhau trong việc quy định phạm vi các chủ nợ có quyền nộp đơn. Có nƣớc cho phép cả chủ nợ có bảo đảm cũng có quyền đệ đơn, một số nƣớc khác lại quy định chỉ có chủ nợ khơng có bảo đảm mới có quyền này hoặc cả chủ nợ có bảo đảm nhƣng phải kèm theo điều kiện nhất định nhƣ phải từ bỏ quyền đƣợc bảo đảm hoặc là chủ nợ có phần giá trị nợ lớn hơn phần giá trị tài sản bảo đảm.

1.3.1.2. Người lao động

Phá sản không chỉ gây ra hậu quả xấu cho con nợ và các chủ nợ mà còn cho cả ngƣời lao động. Khi DN lâm vào tình trạng phá sản đồng nghĩa với việc ngƣời lao động mất việc làm, lâm vào tình trạng thất nghiệp. Do đó, pháp luật quy định ngƣời lao động có quyền nộp đơn yêu cầu mở TTPS. Về thực chất đối với DN mất khả năng thanh tốn thì ngƣời lao động là một chủ nợ đặc biệt khơng có bảo đảm, hàng hoá duy nhất đem ra trao đổi là sức lao động và tiền lƣơng nguồn sống chính của bản thân và gia đình họ. Do đó khi DN lâm vào tình trạng phá sản thì họ là một trong những ngƣời bị thiệt hại nhiều nhất, khơng có lƣơng, nguy cơ thất nghiệp đe doạ. Chính vì thế, PLPS của đa số các nƣớc đều cho phép ngƣời lao động có quyền tự bảo vệ mình khi lợi ích của họ bị xâm phạm.

1.3.1.3. DN, HTX mất khả năng thanh toán

Với những ngƣời điều hành DN, việc mở TTPS có vai trị nhất định nhƣ để DN có thể rút khỏi thị trƣờng đồng thời giảm áp lực thanh toán nghĩa vụ tài sản hoặc DN có cơ hội đƣợc phục hồi.

Ở nhiều nƣớc, điển hình là Nhật Bản, chủ yếu là ngƣời mắc nợ nộp đơn xin phá sản. Khi ngƣời mắc nợ nộp đơn yêu cầu phá sản thì kèm theo đơn là: bản cân đối tài chính, bản kiểm kê tài sản, danh sách chủ nợ và phải nộp một khoản lệ phí. Tình trạng phá sản là khơng có khả năng trả các khoản nợ đến hạn và đối với pháp nhân là khơng có khả năng trả nợ. Pháp nhân đƣợc coi là

khơng có khả năng trả nợ khi khoản tiền nợ lớn hơn tài sản có của pháp nhân. Khi DN mất khả năng thanh tốn ngừng trả các khoản nợ, thì ngƣời mắc nợ đƣợc coi là khơng có khả năng tài chính để trả nợ và thƣờng khi khơng trả hai ký phiếu hồi lại thì đƣợc coi là một dấu hiệu ngừng thanh toán [15].

PLPS ở một số nƣớc thƣờng quy định chế tài rất nặng (có thể phạt tù, phạt tiền, bồi thƣờng) đối với ngƣời đại diện cho DN không nộp đơn kịp thời hoặc nộp đơn khơng đúng… Ví dụ nhƣ LPS hiện hành của Cộng hòa liên bang Đức quy định trƣờng hợp một pháp nhân mất khả năng thanh tốn thì đại diện của pháp nhân chậm nhất là trong vịng ba tuần, phải có nghĩa vụ đệ đơn yêu cầu mở TTPS. Ngƣời nào phải thực hiện nghĩa vụ này mà không đệ đơn yêu cầu mở TTPS, đệ đơn không kịp thời hoặc đệ đơn khơng đúng thì có thể bị phạt tù đến ba năm hoặc phạt tiền; trƣờng hợp vơ ý mà vi phạm thì bị phạt tù đến một năm hoặc bị phạt tiền [35].

Ở Việt Nam, thực tế vẫn tồn tại các DN không muốn nộp đơn mở TTPS. Vì nhiều lý do khác nhau nhƣ: nhiều DN khi thành lập đã kê khai vốn điều lệ lớn nhƣng chủ yếu là vốn ảo hoặc q trình hoạt động có nhiều giao dịch chuyển tài sản khơng rõ ràng, số liệu về kế tốn tài chính khơng rõ ràng … Nếu DN nộp đơn yêu cầu mở TTPS, khả năng cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền tiến hành kiểm tra lại quá trình hoạt động và phát hiện ra nhiều sai phạm, thì ngƣời góp vốn hay ngƣời điều hành phải chịu trách nhiệm pháp lý hồn tồn có thể xảy ra. Điều này, gây ra tâm lý sợ sệt cho những ngƣời đứng đầu DN khi thực hiện quyền nộp đơn của mình [40].

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 của LPS năm 2014 thì khi nhận thấy DN mất khả năng thanh tốn thì chủ DN hoặc đại diện hợp pháp của DN phải nộp đơn yêu cầu mở TTPS. Tuy nhiên, LPS năm 2014 đã không quy định chế tài đủ răn đe (chỉ xử lý vi phạm hành chính) đối với việc thực hiện nghĩa vụ này và DN mất khả năng thanh tốn khơng nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ nộp đơn.

Một phần của tài liệu Thực hiện việc ra quyết định mở thủ tục phá sản trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)