Văn học là loại hình nghệ thuật lấy ngôn ngữ làm chất liệu sáng tạo hình tƣợng. Việc sáng tạo ngôn ngữ văn học không bao giờ bắt đầu từ bản thân ngôn từ mà bắt đầu từ ý đồ nghệ thuật của nhà văn khi phản ánh đời sống. Văn bản nghệ thuật phải truyền đạt một ý nghĩa mà “không một phát ngôn đồng nghĩa nào có thể thay thế được” (G.V. Xtêpanôp) và truyền đạt qua thế giới nghệ thuật. Thế giới nghệ thuật là sự thể hiện cái nhìn, sự cảm nhận và thái độ của nhà văn với hiện thực. Do đó ngôn ngữ nghệ thuật ở đây là ngôn ngữ của thế giới nghệ thuật và của cá tính sáng tạo ngƣời nghệ sĩ. Nói cách khác, ngôn ngữ nghệ thuật trở thành phƣơng thức tồn tại, phƣơng tiện biểu hiện của nội dung. Những đặc trƣng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật là tính hình tƣợng, tính cấu trúc và tính cá thể hóa.
Là một ngƣời con của đất Cao Bằng, Cao Duy Sơn đã mang đến cho ngƣời đọc những trang viết thấm đẫm bản sắc dân tộc. Đó là kết quả của “sự sắc sảo trong quan sát cuộc sống và gọi nó ra bằng chính ngôn ngữ của người vùng mình.” [7]. Về phƣơng diện ngôn ngữ, ba tập truyện ngắn của Cao Duy Sơn có hai đặc điểm nổi bật: ngôn ngữ giàu hình ảnh với thủ pháp so sánh và đậm sắc thái dân tộc. Những đặc điểm này thể hiện ở cả hai phƣơng diện: ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ nhân vật.
1. Ngôn ngữ giàu hình ảnh với thủ pháp so sánh - nét đặc trƣng của truyện ngắn Cao Duy Sơn truyện ngắn Cao Duy Sơn
Ngôn ngữ truyện ngắn Cao Duy Sơn có tính hình tƣợng rất cao. Đặc điểm này có cơ sở từ thói quen tƣ duy hình tƣợng của đồng bào dân tộc ở miền núi, nghĩa là tƣ duy theo cách hình dung, cắt nghĩa đời sống bằng hình ảnh cụ thể.
viết mà ngôn ngữ truyện ngắn của Cao Duy Sơn rất giàu hình ảnh so sánh. Trong ba tập truyện ngắn: Những chuyện ở lũng Cô Sầu, Những đám mây hình người, Ngôi nhà xưa bên suối, nhà văn Cao Duy Sơn đã sử dụng thủ pháp so sánh ở tất cả 22 tác phẩm. Số lần sử dụng trong từng tác phẩm cụ thể nhƣ sau: Số TT Tên tác phẩm Số lần sử dụng/ số trang Số TT Tên tác phẩm Số lần sử dụng/ số trang
1 Người săn gấu 23 / 22 12 Nơi đây không một
bóng người 24 / 32
2 Hấp hối 21 / 26 13 Bong bóng ngoài
mưa
4 / 5
3 Thằng Hoán 21 / 21 14 Mưa phố 20 / 22
4 Cuộc báo thù cuối
cùng 28 / 21 15
Dưới chân núi Nục
Vèn 85 / 22
5 Người ở muôn nơi 13 / 13 16 Cố nhân 1 / 9
6 Tượng trắng 18 / 17 17 Chích bông ơi 8 / 4
7 Âm vang vong hồn 23 /32 18 Ngôi nhà xưa
bên suối 33 / 45
8 Chợ tình 13 / 9 19 Hoa bay cuối trời 35 / 38
9 Song sinh 39 / 33 20 Hòn bi đá màu
trắng 31 / 22
10 Những đám mây hình
người 40 / 26 21 Hoa Mộc Vương 16 / 17
Là phƣơng thức tu từ có tính truyền thống, so sánh là sự đối chiếu giữa hai sự vật khác nhau trên cơ sở có những nét tƣơng đồng nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tƣợng, nghĩa là làm nổi bật, gây ấn tƣợng về sự vật đƣợc nói đến. Trong các tác phẩm của mình, Cao Duy Sơn thƣờng sử dụng thủ pháp so sánh khi miêu tả cảnh vật và miêu tả con ngƣời.
Trong sáng tác văn học, cảnh vật thiên nhiên là nội dung, đồng thời là phƣơng tiện biểu đạt thế giới nghệ thuật của nhà văn. Đó là phông nền để nhân vật xuất hiện, để bộc lộ tâm tình, là bức tranh thiên nhiên “vừa cho ta nhìn, vừa cho ta cảm” mà quan trọng là cái “cho ta cảm”. Cùng miêu tả hình ảnh mặt trời lúc chiều buông, có khi nhằm tạo khung cảnh, môi trƣờng hoạt động của nhân vật: “Mặt trời nhƣ bị những chàng núi khổng lồ vít xuống sau lƣng, nhƣng vẫn cố nhô lên rọi xuống mặt sông và con đƣờng những luồng sáng vàng nhạt, thẳng tắp hình rẻ quạt.” (Người săn gấu); có khi so sánh để diễn tả những rung động của tâm hồn nhân vật trƣớc cảnh vật: “Hai đứa ngồi trên ngọn đồi, nhìn về phía tây, nơi ấy mặt trời đỏ nhƣ lòng trứng gà, đang rớt xuống sau núi. Mặt trời gợi cho tôi chuyện Hậu Nghệ…” (Người ở muôn nơi).
Mƣa xuân trong những trang viết của Cao Duy Sơn vừa quen vừa lạ bởi nhà văn tìm đƣợc nét tƣơng đồng tinh tế giàu sức gợi giữa những sự vật rất đỗi bình thƣờng và quen thuộc. Cách so sánh trong trạng thái động của sự vật làm khung cảnh trở nên sáng ấm, mơ màng: “Mƣa nhƣ bụi rắc xuống từ đỉnh núi len khắp khe ngách, lối mòn, ken sƣơn sƣớt quanh những gốc lê già trổ bông nhƣ tuyết” (Chợ tình); “Mƣa phùn nhƣ hoa bay trong gió, khẽ đậu xuống lá mận non tơ.” (Súc Hỷ)
Còn nắng ở miền sơn cƣớc thật sáng trong, rực rỡ, đƣợc ƣớp hƣơng hoa và tràn ngập góc thềm. Cách so sánh của nhà văn tạo ấn tƣợng về sự tinh khiết và màu sắc khiến ngƣời đọc ngỡ ngàng: “Hƣơng hoa Mộc Vƣơng thoảng một góc thềm đầy nắng, thứ ánh sáng trong vắt nhƣ đƣợc lọc qua lớp thủy tinh màu
vàng” (Hoa Mộc Vương). Thủ pháp so sánh làm ngọn đèn trong đêm Hoán và Làn Dì (Thằng Hoán) nên vợ chồng nhƣ cũng xao xuyến mừng vui: “Ngọn đèn trên nóc chiếc hòm gỗ khẽ đung đƣa nhƣ con ong vàng đang vỗ cánh.”
Khi sử dụng thủ pháp so sánh, điều quan trọng nhất là chuẩn so sánh và tƣơng quan so sánh. Nếu cái đƣợc so sánh và cái đƣa ra để so sánh khác loại thì phép so sánh càng bất ngờ và có hiệu quả cao. Cao Duy Sơn thƣờng sử dụng những hình ảnh so sánh rất quen thuộc, phổ biến trong đời sống của ngƣời dân miền núi. Cách thức so sánh là lấy cái cụ thể để làm rõ cái chƣa cụ thể, cái trừu tƣợng. Đặc biệt, những trƣờng hợp so sánh khác loại đã gợi những liên tƣởng bất ngờ, thú vị cho ngƣời đọc. Đó là khi nhà văn miêu tả âm thanh: “…bầu trời cao rộng ngăn ngắt khe khẽ nghiêng tai lắng nghe cái điệu khèn buồn nhƣ làn khói trấu gieo chậm trong nắng vàng vắng lặng.” (Người săn gấu). Cao Duy Sơn đã tạo liên tƣởng so sánh khá bất ngờ khi dùng hình ảnh “làn khói trấu gieo chậm trong nắng vàng vắng lặng” để diễn tả giai điệu nhẹ nhàng, chậm, buồn của tiếng kèn nhân vật Thim đang thổi. Cảm giác của thính giác đƣợc so sánh, đƣợc gợi từ cảm giác của thị giác và tâm hồn con ngƣời khi thấy làn khói mỏng manh, nhạt nhòa từ từ gieo trong nắng vàng, vƣơng trên cái tĩnh lặng của không gian.
Trong tác phẩm Dưới chân núi Nục Vèn, nhà văn miêu tả tiếng kêu của hổ con mất mẹ: “Tiếng kêu của nó nhƣ mũi dao chọc vào màn đêm, rồi mất dần trong tiếng âm ƣ…ầm ừ từ hang núi Kiếm vọng về”. Hình ảnh so sánh “mũi dao chọc vào màn đêm” đã làm nỗi đau, nỗi bơ vơ trong tiếng kêu của hổ con đang còn bú mẹ hiện lên thành hình, thành khối. Dùng hình ảnh “mũi dao chọc vào màn đêm” để mô tả âm thanh, nhà văn buộc ngƣời đọc phải huy động trƣờng liên tƣởng và cảm giác của thị giác, xúc giác mới thấm thía sự bơ vơ lạc lõng của kiếp mồ côi.
Con ngƣời là đối tƣợng chính của nghệ thuật nói chung và của văn học nói riêng. Trong văn xuôi, một trong những cách thức khắc họa nhân vật là miêu tả ngoại hình và nội tâm nhân vật. Nhà văn Cao Duy Sơn rất chú trọng lựa chọn hình ảnh so sánh khi phác họa chân dung con ngƣời miền núi phía Bắc với những nét riêng không thể lẫn với ngƣời vùng miền khác. Những hình ảnh so sánh mà nhà văn sử dụng rất quen thuộc trong đời sống và phù hợp với nếp nghĩ, nếp cảm của ngƣời dân miền núi phía Bắc. Đây là vẻ đẹp rắn rỏi, khỏe mạnh của chàng trai săn gấu: “Thim đi vào rừng lúc trời vừa sáng rõ. (…) Hai bắp chân đỏ nhƣ lõi cây nghiến nhằm hƣớng rừng trƣớc mặt rảo bƣớc tự tin” (Người săn gấu). Vóc dáng hao gầy của thầy giáo Hạc (Ngôi nhà xưa bên suối) đƣợc so sánh với cái màng tre mềm mại, mỏng manh: “Ngƣời mỏng nhƣ màng tre!”. Nhấn mạnh sự giống nhau của hai anh em sinh đôi, Cao Duy Sơn sử dụng hình ảnh quen thuộc với ngƣời nông dân và miêu tả tỉ mỉ: “Du và Sìu có bề ngoài giống nhau nhƣ hai cái cày mới, cùng loại gỗ, kích cỡ kiểu dáng đều do một ngƣời khéo tay tạo nên.”(Song sinh). Ngƣời miền xuôi thƣờng so sánh anh em song sinh “giống nhau nhƣ hai giọt nƣớc”, ở đây hình ảnh so sánh và cách mô tả bằng lối diễn đạt của ngƣời miền núi đã giúp cho nội dung biểu đạt trở nên sáng rõ và đậm bản sắc vùng miền.
Miêu tả hình thức của những ngƣời thiếu nữ miền sơn cƣớc, Cao Duy Sơn thƣờng sử dụng những so sánh quen thuộc mang phong vị ca dao hoặc có tính ƣớc lệ. Nhà văn chú trọng những nét, những chi tiết cụ thể nhƣ đôi mắt, khuôn mặt, làn da, mái tóc:
- “Càng lớn cô càng xinh đẹp. Tóc cô mỗi ngày một dài và đầy lên trong vành khăn quấn đầu. Môi đỏ nhƣ bi chuối rừng, mắt đẹp nhƣ mắt con chim hục phầy. Da trắng mịn nhƣ nõn chuối.” (Tượng trắng)
- “…cô gái có đôi mắt đẹp nhƣ con chim lửa, cổ trắng nhƣ ruột cây chuối rừng, môi đỏ nhƣ cánh hoa gạo.” (Dưới chân núi NụcVèn)
- “Nàng xinh xắn, uyển chuyển nhƣ con suối thu chân núi.” (Hòn bi đá màu trắng)
- “Mặt nàng đẹp nhƣ bông đào trong nắng. Nụ cƣời bẽn lẽn, mắt chớp nhƣ cánh vẫy của loài bƣớm hoa. (…). Mà sao có ngƣời trời cho làn da trắng quá
thế! Mịn nhƣ mỡ đông, tƣơi mát nhƣ sƣơng loang mặt hồ.” (Hoa bay cuối trời)
- “Với Hoán, Làn Dì giống nhƣ bông hoa kim anh rực rỡ những thân cành tua tủa gai góc…” (Thằng Hoán)
Cuộc sống của đồng bào các dân tộc vùng cao gắn bó với thiên nhiên. Thiên nhiên chi phối, ảnh hƣởng và hiện diện trong nếp sống, nếp nghĩ của họ. Trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn, thiên nhiên là chuẩn mực, là cơ sở tạo hình để ngợi ca vẻ đẹp của con ngƣời. Nhà văn thƣờng so sánh vẻ đẹp của thiếu nữ với vẻ đẹp của các loài hoa. Lối so sánh của Cao Duy Sơn rất hồn nhiên, mộc mạc và có tính trực giác cao. Hình ảnh so sánh thƣờng gợi trong ngƣời đọc cảm giác, ấn tƣợng về màu sắc, sự non tơ, mịn màng tƣơi mát: “Cổ trắng nhƣ ruột cây chuối rừng, môi đỏ nhƣ cánh hoa gạo” hay “Da trắng mịn nhƣ nõn chuối”, “mịn nhƣ mỡ đông”… Tính trực giác cao không làm cái đẹp trở nên dung tục mà để dễ chạm vào cảm giác và khơi đam mê, ngƣỡng mộ, ngỡ ngàng trƣớc những bông hoa đậm đà sắc hƣơng nơi rừng xa núi thẳm. Sử dụng hình ảnh so sánh, nhà văn không chỉ khắc họa ngoại hình nhân vật mà còn khơi gợi, định hƣớng thái độ, tình cảm của độc giả đối với nhân vật.
Thủ pháp so sánh đƣợc Cao Duy Sơn sử dụng linh hoạt và rất thành công trong việc miêu tả nội tâm nhân vật. Nội tâm con ngƣời là những gì thuộc về bên trong, diễn ra trong nhận thức, đời sống tình cảm của con ngƣời. Để miêu tả nó, các nhà văn đã thể hiện bằng nhiều phƣơng diện: nhận thức, nghĩ suy, cảm xúc; có lúc là những trạng thái bản năng, có khi thuộc về nhân tính… Thế giới nội tâm đƣợc phơi bày tƣờng tận ở cả phần tốt đẹp và cả những miền u ám,
ở cả quá khứ, hiện tại và tƣơng lai. Trong ba tập truyện: Những chuyện ở lũng Cô Sầu, Những đám mây hình người, Ngôi nhà xưa bên suối, Cao Duy Sơn đã sử dụng linh hoạt những hình thức so sánh, mang lại cho ngôn ngữ nghệ thuật vẻ đẹp tinh tế, uyển chuyển và khả năng cụ thể hóa, hữu hình hóa những cái khó nắm bắt trong lòng ngƣời. Để miêu tả nội tâm nhân vật, nhà văn thƣờng sử dụng hai hình thức: so sánh tâm trạng với sự vật, sự việc, hiện tƣợng trong đời sống và so sánh cảm nhận tâm lí với cảm giác vật lí.
Phổ biến hơn trong truyện của Cao Duy Sơn là cách thức so sánh tâm trạng với sự vật, sự việc, hiện tƣợng. Đây là trƣờng hợp so sánh khác loại. Những xúc cảm, trạng thái tâm lí của con ngƣời là vô hình còn các sự vật, sự việc, hiện tƣợng trong đời sống là hữu hình. Cách so sánh này tạo những liên tƣởng bất ngờ thú vị do “lạ hóa” và sự chính xác đến tinh tế, đặc biệt khi diễn tả cảm xúc của ngƣời đang yêu. Miêu tả tâm trạng của Thim - chàng trai mồ côi nghèo khó - khi đƣợc con gái của “Coằng” trao lời thƣơng nhớ, nhà văn viết: “Có một điều gì đó nhƣ ngọn lửa đang bùng lên trong thâm tâm ngƣời con trai mới lớn…” (Người săn gấu). Mơ hồ, mới mẻ chƣa thể gọi tên nhƣng hình ảnh so sánh đã truyền cho ngƣời đọc sự ấm áp, nồng nàn trong trái tim nhân vật.
Ở tác phẩm Hoa bay cuối trời, trái tim rạo rực tình yêu đƣợc nhà văn so sánh với một sự việc rất quen thuộc trong đời sống của ngƣời miền núi: “Cảm giác bâng khuâng khiến trái tim Khơ bỗng nhƣ ngựa non cuồng vó muốn lồng khỏi ngực”. Và nỗi nhớ ngƣời yêu, khát khao gặp gỡ của chàng trai vùng núi cháy bỏng vô cùng: “Không thể chờ đến tết Đoan ngọ nhƣ đã hẹn, bây giờ mới sau lễ Thanh minh mùng ba tháng ba đƣợc hai ngày, lòng Khơ đã bồn chồn nhƣ có ai thả vào cả đàn kiến lửa”. Nỗi nhớ thƣơng không thể ví với cảm giác vật lí (Nhớ ai bổi hổi bồi hồi. Như đứng đống lửa, như ngồi đống than), cũng không so sánh với vầng trăng đang hao gầy theo thời gian (Nhớ chàng như mảnh trăng đầy. Đêm đêm vầng sáng hao gầy đêm đêm). Nó là cảm giác không yên
hòa vào mong nhớ, kết tụ trong lòng nhân vật đến mức đớn đau. Những chàng trai, cô gái chốn sơn lâm yêu thƣơng nồng nàn đến thế, khi mối tình không thể nở hoa kết trái, nỗi buồn đau của họ thấm vào lời ngƣời kể chuyện: “Sinh buồn nhƣ con suối thu cạn nƣớc.” (Chợ tình). Dòng nƣớc dù vơi đầy vẫn là sự sống, là linh hồn của con sông, con suối. Thu sang, suối cạn nƣớc rồi, suối có còn là sinh thể trong sự sống bất tận của đại ngàn hay chỉ là một lạch đất trơ trọi, vô tri ?
Những hình ảnh so sánh giàu sức gợi đã diễn tả thấm thía nỗi đau của nhân vật khi tình yêu lỡ dở. Ngƣời miền núi chân chất, hồn nhiên, không nhiều lời, không hay bộc lộ bằng lời nói. Hiểu sâu sắc tâm lí đó của “người đồng mình” (Y Phƣơng), Cao Duy Sơn đã sử dụng chính ngôn ngữ và hình ảnh quen thuộc trong đời sống của đồng bào miền núi để gọi tên, so sánh. Làn Dì (Thằng Hoán) phản bội chồng, bỏ đi ba năm rồi quay về đòi đƣa con trai đi cùng, Hoán không đồng ý. Tâm trạng, thái độ của nhân vật Hoán đƣợc nhà văn miêu tả bằng một câu ngắn gọn: “Hoán vẫn đứng lạnh lùng nhƣ một tảng đá mồ côi”. Nếu nhà văn chỉ so sánh với hình ảnh “tảng đá”, có lẽ ngƣời đọc chỉ cảm nhận ở nhân vật sự vô cảm, vô tri. Thêm một từ “mồ côi” mà khơi mở bao liên tƣởng: thái độ dứt khoát, những lo âu và cảm giác cô đơn của một ngƣời cha trƣớc nguy cơ mất mát, xót xa.
Trong tác phẩm Cuộc báo thù cuối cùng, Cao Duy Sơn cũng sử dụng hình thức so sánh tâm trạng với sự vật, hiện tƣợng để thể hiện nội tâm của lão Vƣợc. Sự căng thẳng của nhân vật khi rình bắn con hổ đã hại chết vợ mình đƣợc nhà