9. Cấu trúc của luận văn
1.4. Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non
1.4.1. Xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên mầm non
Nội dung của quy hoạch đội ngũ giáo viên mầm non bao gồm:
Đánh giá thực trạng ĐNGV trường mầm non về ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, năng lực, tinh thần trách nhiệm, sáng tạo và quyết tâm tự bồi dưỡng nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Dự báo quy mô phát triển của nhà trường theo từng cơ cấu, loại hình đào tạo. Các điều kiện đảm bảo thực hiện đáp ứng yêu cầu về qui hoạch đội ngũ giáo viên các trường mầm non.
Về số lượng đội ngũ giáo viên trường mầm non đối với những nơi bố trí đủ số trẻ tối đa theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo theo quy định tại điều Điều 3 Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/03/2015 thì định mức GVMN được xác định như sau: Theo đó định mức biên chế.
Đối với nhóm trẻ bố trí tối đa 2,5 giáo viên/nhóm trẻ;
Đối với lớp mẫu giáo học 02 buổi/ ngày: Bố trí tối đa 2,2 giáo viên/ lớp; Đối với lớp mẫu giáo học 01 buổi/ ngày: Bố trí tối đa 1,2 giáo viên/ lớp; Căn cứ vào kế hoạch phát triển số lớp học, xác định được số GV cần có cho một trường theo định mức quy định. Từ việc xác định số lượng GV hiện có và số GV sẽ thôi hợp đồng, nghỉ ốm, thai sản, bỏ việc, chuyển đi hoặc chuyển đến để lập kế hoạch bổ sung GV.
1.4.2. Tuyển dụng đội ngũ giáo viên mầm non
Tuyển dụng ĐNGV là quá trình sử dụng các phương pháp nhằm lựa chọn người có phẩm chất, trình độ và năng lực vào làm viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
1.4.3. Sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non
Đề ra quy chế làm việc cụ thể, khoa học, phân công rõ ràng, công khai, công bằng, dân chủ.
Gắn chặt nghĩa vụ với quyền lợi của người lao động, đảm bảo sự công bằng, công khai trong đãi ngộ.
Khi sử dụng ĐNGV phải sử dụng đúng ngành nghề đào tạo, bố trí sắp xếp sử dụng sao cho khoa học, tránh chồng chéo, ôm đồm.
Công tác luân chuyển, sàng lọc, nâng cao chất lượng ĐNGV; Cơng tác trọng dụng giáo viên giỏi, bố trí giáo viên khơng đủ năng lực.
1.4.4. Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non
Tại mục 3 khoản a Điều 72 Luật giáo dục 2019 quy định: “Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non”. Như vậy giáo viên mầm non đã được nâng lên về trình độ đào tạo (Theo quy định của giáo viên mầm non yêu cầu tốt nghiệp trung cấp sư phạm trở lên)
Chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân văn và giá trị sức lao động hay năng lực nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo ngành nghề cụ thể
1.4.4.2. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non
Theo Điều 15 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định các hình thức bồi dưỡng gồm: Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức. Bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý. Bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm (thời gian thực hiện tối thiểu là 1tuần/năm; một tuần được tính bằng 5 ngày học, một ngày học 08 tiết). Như vậy, đối với giáo viên là viên chức, hình thức bồi dưỡng gồm: Tập sự, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bồi dưỡng theo vị trí việc làm, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành bắt buộc (bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng nâng cao…). Bên cạnh đó, giáo viên tự tham gia bồi dưỡng theo nhu cầu cá nhân.
1.4.5. Đánh giá giáo viên M.N
Việc đánh giá ĐNGVMN là một nhiệm vụ quan trọng, là thước đo chất lượng GVMN, làm cơ sở để thực hiện tốt hơn các nội dung khác của phát triển ĐNGVMN
Các phương pháp đánh giá:
Phương pháp thang đo đánh giá đồ hoạ. Phương pháp danh mục kiểm tra. Phương pháp so sánh.
Các hình thức đánh giá:
Ban giám hiệu đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ được giao của các tổ chức và cá nhân trong nhà trường.
Các tổ chuyên mơn, giáo viên đánh giá việc hồn thành nhiệm vụ của CBQL và giáo viên đánh giá tổ trưởng chuyên môn.
Đánh giá của giáo viên với giáo viên. Cá nhân mỗi cán bộ, giáo viên tự đánh giá.
Nội dung đánh giá bao gồm:
Phẩm chất đạo đức, lối sống.
Hoạt động giảng dạy, thực hiện quy chế chuyên môn. Hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng.
Các công tác khác: Công tác chủ nhiệm, công tác xã hội, đồn thể…
Cơng tác kiểm tra, đánh giá có tác dụng tạo động lực, thúc đẩy sự phát triển của ĐNGV.
Sử dụng kết quả đánh giá để làm căn cứ: Bồi dưỡng, khen thưởng, đề đạt, thuyên chuyển, cải tiến cơ cấu tổ chức…
Như vậy việc đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên là rất quan trọng và cần thiết. Nếu việc đánh giá được tiến hành nghiêm túc, đúng đắn sẽ có tác động tích cực mạnh mẽ tới tinh thần, thái độ và trách nhiệm của giáo viên giúp họ làm việc hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
1.4.6. Tạo động lực cho đội ngũ giáo viên mầm non
Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với ĐNGV là điều kiện cần để động viên, khuyến khích giáo viên gắn bó với nhà trường, cống hiến hết mình trong cơng tác góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Việc thực hiện chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên mầm non phải được thực hiện công bằng, công khai, dân chủ và là việc làm thường xuyên được sự đồng tình và ủng hộ của các cấp, các ngành, sự giám sát của mọi thành viên trong tổ chức thì mới phát huy được năng lực thực sự.