Đôi nét về Hoàng Phủ Ngọc Tường

Một phần của tài liệu Ngữ văn 12 AI đã đặt tên CHO DÒNG SÔNG (hoàng phủ ngọc tường) tư LIỆU và lời BÌNH (Trang 25 - 26)

5. Cấu trúc luận văn

1.2.1. Đôi nét về Hoàng Phủ Ngọc Tường

Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh tại thành phố Huế, nhưng quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Ở Huế, ông học hết bậc trung học. Những năm cấp II, cấp III, ông học ở trường Quốc học. Khi lên đại học, ơng chuyển vào Sài Gịn. Từ năm 1957 đến năm 1960, ông là một trong những sinh viên đầu tiên của ban Việt Hán, Trường Đại học Sư Phạm Sài Gòn khóa I.

Năm 1960, tốt nghiệp khóa I, ban Việt Hán, Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn. Từ năm 1960 đến năm 1966, ông về dạy các môn Văn và Triết tại trường Quốc học Huế. Năm 1964, nhận bằng

cử nhân triết Đại học Văn khoa Huế. Trong những năm sống dưới chế độ Mỹ Diệm, ông đã hăng hái tham gia phong trào đấu tranh đòi hòa bình và thống nhất Tổ quốc của học sinh sinh viên và trí thức Huế. Thời gian này, ơng từng là Tổng thư ký Hội Sinh viên Huế, từng bị Diệm bắt giam rồi được thả tự do nhân vụ đảo chánh tháng 11/1963 của quân đội Sài Gòn. Từ năm 1964 đến năm 1966, ông tham gia phong trào chống Mỹ Ngụy của Phật tử Huế, từng làm Chủ tịch lực lượng giáo chức tranh đấu Huế. Lúc này, ông được bầu làm Tổng thư ký tòa soạn báo “Sinh viên Huế”, báo “Dân” và tạp chí “Việt Nam, Việt Nam” của phong trào Huế.

Năm 1966 - 1975, ông thoát li lên chiến khu, tham gia cuộc kháng chiến chống Mĩ bằng hoạt động văn nghệ, tiếp tục làm báo “Cờ giải phóng” của Thành ủy Huế. Đặc biệt, từ năm 1972 – 1976, ơng lao mình vào cơng cuộc xây dựng ngành văn hóa văn nghệ tỉnh Quảng Trị. Khi ba tỉnh Bình Trị

Thiên nhập một, ông vào Huế hoạt động trong Hội Văn học Nghệ thuật. Ông từng là Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Trị Thiên - Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng thư

ký Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình thành phố Huế, Ủy viên ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh Quảng Trị kiêm Trưởng ty văn hóa thơng tin tỉnh Quảng Trị của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam.

Năm 1978, ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Từ năm 1990 – 1992, ơng là Tổng biên tập tạp chí Sơng Hương và sau đó là tạp chí Cửa Việt.

Rất nhiều những cây bút cấp tiến có tên tuổi từ Hà Nội, Sài Gịn, Paris… như Hồng Ngọc Hiến, Phạm Xn Ngun, Hồng Cầm, Vương Trí Nhàn, Nguyễn Thị Hồng, Lữ Phương, Trần Độ, Lê Bá Đảng… đã gửi bài đăng tạp chí.

Trưng THPT chuyên Trn Đi Nghĩa Năm hc: 2018-2019 Năm 1998, trong chuyến cơng tác về văn hóa Huế ở Đại học Duy Tân, Đà Nẵng, ông không may bị tai biến mạch máu não. Nhờ ý chí, nghị lực và sự giúp đỡ của bác sĩ, bạn bè, người thân, ông đã vượt qua bệnh tật và vẫn tiếp tục lao động trí óc khơng ngừng cho đến ngày hơm nay.

* Các giải thưởng được trao tặng:

- Giải văn học Bông sen trắng lần thứ nhất của Hội văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên. - Giải thưởng văn xuôi của Hội nhà văn Việt Nam trao cho tập bút ký “Rất nhiều ánh

lửa” – 1980.

- Giải thưởng văn học của ủy ban liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam trao

cho tập bút ký “Ngọn núi ảo ảnh” – 2000.

- Giải thưởng Văn hóa Huế nhân Festival Huế 2000 trao cho tập tùy bút “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?”.

- Giải thưởng văn xuôi của Hội nhà văn Việt Nam cho tập “Miền gái đẹp” – 2002.

- Năm 2007, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, cùng đợt với vợ là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.

* Tác phẩm:

Bút ký: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn lâu (1972); Rất nhiều ánh lửa (1979, giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1980); Ai đã đặt tên cho dịng sơng (1984); Bản di chúc của cỏ lau (truyện ký, 1984); Hoa trái quanh tơi (1995); Huế, di tích và con người (1996); Ngọn núi ảo ảnh (2000); Trong mắt tôi (2001); Rượu hồng đào (truyện ký, 2001), Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của hoàng tử bé (2004), Miền cỏ thơm (2007).

Nhàn đàm: Nhàn Đàm (1997); Miền gái đẹp (2001)

Thơ: Những dấu chân qua thành phố (1976); Người hái phù dung (1995)

Hoàng Phủ Ngọc Tường ln tự nhận mình là “người ham chơi” vì theo ơng, “ham chơi là văn hóa gốc của người Việt”. Chính quan niệm và lối sống thú vị đó đã đem đến cho đời sự nghiệp viết ký phong phú, tài hoa của ơng.

Hồng Phủ Ngọc Tường bắt đầu sự nghiệp viết ký của mình trước năm 1975 nhưng phải nói tên tuổi của ơng thực sự nổi bật trên văn đàn và chiếm một vị trí quan trọng là từ sau 1975. Các nhà văn khẳng định được mình trong lĩnh vực này ở giai đoạn trước là Nguyễn Tn, Ngun Ngọc, Tơ Hồi… đến giai đoạn này vẫn sáng tác đều đặn. Nhưng thực sự có thể nói rằng, Hồng Phủ Ngọc Tường mới chính là ngịi bút đại diện cho ký Việt Nam hiện đại trong giai đoạn mới. “Hoàng Phủ nổi tiếng trong văn đàn mấy chục năm nay là cây bút ký có hạng” [7]. Nhiều người so sánh ơng với

Nguyễn Tuân và xếp ông thứ hai sau Nguyễn Tuân. Đấy là sự ưu ái và tưởng thưởng cho những gì

mà ơng không ngừng cống hiến cho cuộc đời. Trước sự so sánh ấy, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng từng tâm sự “Khơng có gì làm mình khổ tâm bằng bắt mình tự so sánh với Nguyễn Tuân. Vì từ trước đến nay tôi vẫn coi ông là một bậc tiền bối” [47].

Một phần của tài liệu Ngữ văn 12 AI đã đặt tên CHO DÒNG SÔNG (hoàng phủ ngọc tường) tư LIỆU và lời BÌNH (Trang 25 - 26)