Nghệ thuật thuật kể

Một phần của tài liệu Ngữ văn 12 AI đã đặt tên CHO DÒNG SÔNG (hoàng phủ ngọc tường) tư LIỆU và lời BÌNH (Trang 70 - 72)

5. Cấu trúc luận văn

3.2.2.Nghệ thuật thuật kể

Yếu tố góp phần làm nên giá trị của các tác phẩm viết về Huế là nghệ thuật thuật kể của nhà văn. Đó là nhờ sự kết hợp của nhiều yếu tố: cách mở đầu hấp dẫn; cách dẫn chuyện linh hoạt, uyển

Trưng THPT chuyên Trn Đi Nghĩa Năm hc: 2018-2019 Hoàng Phủ Ngọc Tường rất biết cách làm cho các tác phẩm ký của mình trở nên hấp dẫn, sinh động, lôi cuốn người đọc, người nghe. Cánh cửa mở ra những câu chuyện ấy thu hút, dẫn dắt bước

chân của độc giả đến với một thế giới quen mà lạ, gần gũi, tự nhiên vơ cùng. Ơng trải lịng mình với

mọi người qua những cách mở đầu thú vị: có lúc như một câu chuyện tự thuật về đời mình, có lúc đặt ra những giả thiết kì lạ, lúc lại đưa ra những nhận định mang tính chất chiêm nghiệm, nghĩ suy

của cả một đời người… Nhưng dù đó là lựa chọn nào đi chăng nữa thì cái đích cuối cùng của ơng

cũng mộc mạc, giản dị, chân thành biết bao. Đó chính là mong muốn kết nối tất cả vạn vật với nhau: giữa thiên nhiên và con người, giữa con người với nhau và với chính mình…

Đó là lời tự sự thật chân tình, gần gũi bộc lộ những suy nghĩ riêng tư, những sẻ chia về đất và người

Huế trong cõi lịng sâu kín của ơng: “cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một nỗi yên tĩnh lạ

lùng, đến nỗi tơi cảm thấy hình như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn hàng ngày đã rất yên tĩnh này” (Rất nhiều ánh lửa), hoặc “có những ngày hình như thật là bình n trong chiến tranh, tơi theo người Cà-Tu tìm mật ong trong rừng sâu” (Đời rừng), cho đến “một ngày bình yên là một ngày mà người ta có thể sống theo dự định của tờ lịch hàng ngày, với buổi sáng thức dậy nghe chim kêu, lòng như bầu trời nhẹ thênh khơng một thống ám ảnh của bóng mây chiến tranh” (Bản di chúc của cỏ lau)…

Hay đấy là những lời triết lí cơ đọng, hàm súc mở ra nhiều nghĩ suy “có lẽ thiên nhiên đã giữ một vai trị nào đó, thực quan trọng trong sự tổng hợp nên cái mà người ta có thể gọi là “bản sắc Huế” (Hoa trái quanh tôi), hay “nhiều lần thức giấc trong mùi hương rạo rực của ban đêm, tôi lại phát

hiện ra rằng Huế là một thành phố được dành cho cỏ” (Miền cỏ thơm), và “người Huế ăn giống như học bài học cuộc đời, phải nếm đủ vị mặn, lạt, chua, cay, ngọt, bùi, không chê vị nào” (Chuyện cơm hến)…

Đơi khi, đó là cách mở đầu cũng mang tính chất chiêm nghiệm, triết lí nhưng dưới hình thức của

những giả thiết lạ lùng “nếu có một biến động địa chất nào đó xảy ra thật nhẹ nhàng, khiến cho chỉ

sau một đêm thức dậy, người ta đã thấy hai bờ sơng Hương đã líp lại với nhau” (Sử thi buồn) để đi đến một kết luận vỡ òa những bất ngờ “thì liệu người trong nước, ngồi nước cịn ai buồn nhắc tới

Huế nữa không? (…) nhận ra cái tâm Huế trong mình đã khác” (Sử thi buồn). Cách mở đầu này gây

bất ngờ bởi tác giả đã xóa đi lối mịn quen thuộc trong cách diễn đạt để chọn một con đường khác

hấp dẫn hơn, sâu sắc và ấn tượng hơn để khẳng định được vai trị quan trọng của sơng Hương trong trái tim của Huế cũng như diễn tả được hết nỗi niềm u q sơng Hương nói riêng và Huế nói chung ở trong lịng ơng.

Hồng Phủ Ngọc Tường viết rất nhiều tác phẩm ký về Huế nhưng các tác phẩm chung một đề tài

của ông không gây nhàm chán mà trái lại còn chứa đựng rất nhiều điều thú vị, hấp dẫn. Và một

trong những chiếc chìa khóa tạo nên thành cơng đó là cách mở đầu, dẫn dắt truyện của ông. Cách mở đầu hấp dẫn với giọng điệu chủ đạo là thâm trầm, suy tư bộc lộ những chiêm nghiệm, tâm sự để dọn đường cho những điều ông muốn sẻ chia trong suốt cuộc hành trình dài về đất và người

Huế. Khi đã vào đến cánh cửa của tâm hồn ông, ta lại được ông dẫn dắt thâm nhập qua bao vùng

đất mới. Ở đó, chứa đựng những nỗi niềm mà ông dành cho Huế. Và cứ thế, người đọc chúng ta bị lôi cuốn, miên man, mê mải trong những câu chuyện mộc mạc, giản dị nhưng cũng rất đỗi sâu sắc

Trưng THPT chuyên Trn Đi Nghĩa Năm hc: 2018-2019 Cách kể chuyện của ơng rất đa dạng, linh hoạt, dường như ít có sự trùng lắp: có khi là một câu

chuyện hồn chỉnh, có khi chỉ là vài dịng tâm sự, sẻ chia của cái tơi trữ tình. Cách liên hệ, tạt ngang,

dẫn dắt… bất ngờ nhưng cũng rất logic của ông luôn lôi cuốn, thu hút độc giả. Và điều mà chúng ta thích nhất khi đọc các tác phẩm ký của ơng có lẽ là sự nhẹ nhàng, thẩm thấu dần dần của các câu

chuyện. Khi khai mở tầng tầng lớp lớp câu chuyện đó, ta sẽ nhận thấy ý vị cuộc đời này sâu sắc

hơn rất nhiều. Và điều này thú vị hơn cả không phải do tác giả cầm tay chỉ mặt đặt tên một cách áp đặt mà ơng chỉ giữ vai trị khơi gợi, hé mở để chúng ta tự đi nốt con đường cịn lại của mình.

Một phần của tài liệu Ngữ văn 12 AI đã đặt tên CHO DÒNG SÔNG (hoàng phủ ngọc tường) tư LIỆU và lời BÌNH (Trang 70 - 72)