Ngôn ngữ và giọng điệu 1 Ngôn ngữ 1.1 Ngôn ngữ trữ tình, giàu chất thơ

Một phần của tài liệu Ngữ văn 12 AI đã đặt tên CHO DÒNG SÔNG (hoàng phủ ngọc tường) tư LIỆU và lời BÌNH (Trang 72 - 75)

5. Cấu trúc luận văn

3.3.Ngôn ngữ và giọng điệu 1 Ngôn ngữ 1.1 Ngôn ngữ trữ tình, giàu chất thơ

3.3.1.1. Ngơn ngữ trữ tình, giàu chất thơ

Nhắc đến ký Hoàng Phủ Ngọc Tường, người đọc đặc biệt bị lơi cuốn, hấp dẫn bởi ngơn ngữ trữ tình, giàu chất thơ của ơng. Có thể nói ngơn ngữ của ông rất đẹp, mãnh liệt, có khả năng mê hoặc. Ngôn ngữ tài hoa của ông thể hiện trong cách dùng từ, viết câu và sử dụng các biện pháp tu từ đặc sắc. Chất thơ ở đây là sự kết hợp của cả chất trữ tình và sự biến ảo của ngôn ngữ. Chỉ qua một vài tác

phẩm như “Hoa trái quanh tôi”, “Ai đã đặt tên cho dịng sơng”, “Sử thi buồn”, “Mùa xuân thay áo trên cây”… chúng ta đã thấy được ngòi bút tài hoa của ông.

Khai mở tác phẩm, ta bắt gặp tầng ngôn từ - tầng đầu tiên để đi vào khám phá cấu trúc, ý nghĩa

của văn bản. Và ở đây, chúng ta đã bất ngờ, ngạc nhiên quá đỗi trước hệ thống từ ngữ đầy chất

thơ, chất họa trong từng trang viết của ông. Phải chăng tất cả đều là do khả năng bẩm sinh của một con người có tâm hồn nhạy cảm, yêu người và yêu đời thiết tha? Hay đó là q trình rèn giũa, tơi luyện, sự trưởng thành của một ngịi bút và trái tim tinh tế, sâu sắc?

Những trang viết về Huế của ơng ln thấm đượm tình cảm nồng ấm và miên man những dịng

suy tư, triết lí về cuộc đời. Đến với thế giới cỏ cây, thiên nhiên bao la, vang vọng bên ngoài kia, tác

giả đều cảm hoài một nỗi niềm yêu thương, trân trọng, ngợi ca… Từ nhà vườn xứ Huế: “Hoa hải đường rạng rỡ nồng nàn, nhưng khơng có vẻ gì là yểu điệu thục nữ, cánh hoa khum khum như muốn phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền”, hay “vườn măng cụt đang nẩy lộc chi chít, trên ngọn mỗi chùm lá đều chĩa ra một cặp lá non thật nhọn hình cánh chim, tưởng chừng có ngàn vạn con chim anh vũ đang giấu mình dưới lá, đơi cánh biếc của chúng xòe ra ở đầu cành” (Hoa trái quanh tôi)… đến thành phố vườn “trong lịng mỗi bơng sầu đơng trắng nhỏ xíu có mang một vết tím huyền, khiến nhìn gần những chùm hoa trở thành màu xám, vết tím ấy giống như chút kỉ niệm ẩn giấu trong một ký ức đã mơ hồ” và “hoa vơng nở dầy đặc kín cả cành; những lớp cánh hình sao đỏ rực tung tóe giống hình ngọn lửa, đúng là loài cây nở ra lửa, rất trùng khít với ý niệm “mộc sinh hỏa” nhìn thấy bằng mắt” (Mùa xn thay áo trên cây)… Ơng có cái tài miêu tả vạn vật xung quanh, đặc biệt là khả năng nắm bắt được thần thái của cảnh vật. Không chỉ đơn thuần là đem đến cho độc

giả những thông tin quý giá về không gian nhà vườn và thành phố vườn xứ Huế đa dạng, nhiều sắc

màu mà cịn dụng cơng lọc chúng qua một lăng kính khác khiến thiên nhiên sinh động, hấp dẫn và bí ẩn hơn rất nhiều. Đó là tâm hồn mẫn cảm, nhiều suy tư, triết lí của tác giả. Từ không gian rộng lớn của thành phố đến một góc vườn nho nhỏ đều khiến ơng chìm đắm trong một thế giới với vẻ đẹp rất riêng mà có lẽ chỉ ông mới cảm thức được. Và thế là cảnh vật như bừng sáng, rực rỡ hơn, nó như nói hết được những điều thầm kín với mọi người dưới con mắt, ngòi bút tài hoa của tác giả.

Trưng THPT chuyên Trn Đi Nghĩa Năm hc: 2018-2019 Sông Hương – vẻ đẹp mặn mà, duyên dáng của xứ Huế càng khơi nguồn thi hứng của tác giả.

Ngắm sông Hương, ông “cảm nhận ra cái âm hưởng sâu thẳm của Huế trên mỗi trang truyện Kiều:

dịng sơng đáy nước in trời và những nội cỏ thơm, nắng vàng khói biếc, nỗi u hồi của dương liễu và sắc đẹp nồng nàn của hoa trà mi, những mùa thu quan san, những vầng trăng thắm thiết” (Ai đã đặt tên cho dịng sơng?). Sơng Hương là hình tượng đa dạng, muôn sắc màu “là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn

(…) có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ qun

rừng”, “như một cơ gái di-gan phóng khống và man dại”, “sơng Hương nhanh chóng

mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”, “uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức”, “là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sơng Hương, như triết lí, như cổ thi”, “như đã tìm đúng đường về, sơng Hương vui tươi

hẳn lên (…) kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng Tây Nam – Đông Bắc”, “sông Hương uốn

một cánh cung rất nhẹ (…) làm cho dịng sơng mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” khơng nói ra của tình yêu”, “bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương

của một nỗi lòng” (Ai đã đặt tên cho dịng sơng?)… Cảm nhận như kho từ vựng của ông là phong

phú, vơ tận và trữ tình, biểu cảm biết bao… Ông sử dụng một hệ thống từ ngữ Hán Việt trang trọng để biểu hiện được hết những suy nghĩ, tình cảm của mình với dịng sơng u thương và cũng nhờ

vậy mà nó mới có thể khoe hết vẻ đẹp rực rỡ, bí ẩn của mình. Bên cạnh đó, là những từ thuần Việt

mộc mạc, giản dị song như nói đúng nỗi lịng của ơng nên những câu văn cảm hồi đó dễ đem đến trong lịng người đọc sự thăng hoa cảm xúc. Ngồi ra, phải nhắc đến thế mạnh của ông trong việc sử dụng hệ thống tính từ, từ láy phong phú, giàu giá trị tượng hình, biểu cảm: “cánh trắng với những tua nhị tỏa thành chùm bềnh bồng, phảng phất một mùi hương hoang đường”, “sông vẫn thường xanh (…), nắng vàng lạnh (…), màu lục non trẻ trung đến chạnh lòng”

(Sử thi buồn); “những nội cỏ thơm, nắng vàng khói biếc, nỗi u hồi của dương liễu và sắc đẹp nồng nàn của hoa trà mi, những mùa thu quan san, những vầng trăng thắm thiết” (Ai đã đặt tên cho

dịng sơng?) hay “mảng trời màu trắng ngọc biến thành những vệt sáng rộng lớn hình rẽ quạt màu

hồng, sẫm dần thành màu đỏ thắm trên một nền da trời xanh lơ (…), nền trời hửng lên một màu

trắng rộng thênh thang, trắng hẳn như là sữa pha, để dịu dần xuống trong màu xanh dịu dàng của

nền trời phía sau” (Mùa xuân thay áo trên cây). Ngơn ngữ giàu chất trữ tình, chất thơ, rất hoa mĩ,

trau chuốt, tinh luyện nhưng cảm giác như đó là sự gửi gắm của cả tấm lòng chân thành, gần gũi

và nồng thắm biết bao. Thật vậy, “ngôn ngữ trong “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?” là ngôn ngữ cảm

xúc, tuân theo quy luật cảm xúc (…). Vì tuân theo quy luật cảm xúc mà câu văn thường dài, nhiều mệnh đề, nhiều bổ ngữ, như những lớp sóng ngơn từ xao động để diễn đạt những lớp sóng hưng phấn cảm xúc…” [58].

Qua lớp ngơn từ trữ tình, tác giả xây dựng một thế giới hình tượng đa dạng, sinh động, lung linh sắc màu, dáng hình với khả năng tạo hình cao: trong rừng già, sơng Hương sống động “như một cơ gái di-gan phóng khống và man dại”, nhưng khi về thành phố nó nhanh chóng “trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” (Ai đã đặt tên cho dịng sơng)… Biện pháp ẩn dụ, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng được vận dụng tối đa và hết sức khéo léo “sông Hương rất nhạy cảm với ánh sáng, nó thay màu nhiều lần trong một ngày như hoa phù dung”, “sông Hương trở thành dịng sơng

Trưng THPT chun Trn Đi Nghĩa Năm hc: 2018-2019 tím sẫm hoang đường như trong tranh siêu thực”, “dịng sơng mịt mùng trơi trong cơn mê dài, chỉ còn những ánh lửa thuyền chài lay động ý thức giữa cõi thực và cõi mộng”, “sông Hương mịt mùng như cả con sông Ngân Hà đang xuống trần và trôi qua trước mắt” (Sử thi buồn) hay “vườn có một

cây ngọc lan già (…) đồ sộ như một áng thơ dân gian”, “hoa trắng thật trong và tinh khơi, tồn đóa

hoa như một phiến ngọc bạch”, “hàng mai trắng đã trút sạch lá, cành khô vẽ lên nền trời cảnh trầm mặc kỳ lạ của tranh lụa cổ” (Hoa trái quanh tơi)…

Đa số các câu văn trong ký Hồng Phủ Ngọc Tường đều là những câu văn dài, mở rộng nhiều thành phần. Do bộc lộ tâm tư, tình cảm của tác giả nên bên cạnh số lượng lớn các câu trần thuật là các câu cảm thán. Từ ngữ và câu cảm thán bộc lộ trực tiếp tình yêu thiên nhiên và con người của tác giả. Ngơn ngữ trữ tình cịn thể hiện ở những vần thơ giàu cảm xúc, tư duy của chính tác giả hoặc của các nhà thơ, nhà văn nổi tiếng từ cổ chí kim. Những câu thơ này được Hồng Phủ đưa vào các tác phẩm ký của mình với sự đan xen thích hợp, tạo hiệu quả thẩm mĩ. Trong “Sử thi buồn” đấy là nỗi lòng của tác giả đồng điệu với những nốt nhạc thăng trầm trong tâm hồn của các nghệ sĩ khác về sông Hương: “Con sông dùng dằng – con sông không chảy – Sơng chảy vào lịng nên

Huế rất sâu” (Thu Bồn), “Hương giang nhất phiến nguyệt – Kim cổ hứa đa sầu” (Nguyễn Du), “Thiên

thai, chốn đây hoa xuân chưa gặp bướm trần gian. Có một mùa đào dịng ngày tháng chưa tàn qua một lần…” (Văn Cao), “Màu thời gian khơng xanh – màu thời gian tím ngát” (Đồn Phú Tứ), “Hương ơi, e phải mày không – Sông nọ hóa ra mình có” (Phan Bội Châu), “Dạ thưa xứ Huế bây giờ

- Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương” (Bùi Giáng)… Những vần thơ rất sâu chảy vào tâm hồn của

khách đa tình như men say của chén rượu đầu đông lưu luyến, ấm áp mãi không nguôi. Sự kết hợp

giữa chất tự sự của ký và bút pháp trữ tình của thơ ca khiến cho các tác phẩm ký về Huế của Hoàng Phủ Ngọc Tường tăng thêm chất thơ, chất họa, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc bao thế hệ.

Chất thơ trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường bộc lộ sự tinh tế ở việc kết hợp chất trữ tình và sự biến

ảo của ngơn ngữ. Tác giả có một hệ thống ngôn từ rất phong phú, đa dạng, đồng thời lại rất có tài trong việc sử dụng từ ngữ, vận dụng linh hoạt, tạo sự liên tưởng, bất ngờ… Nhìn hoa ngũ sắc “sặc sỡ bên đường”, ơng tưởng như “một bầy trẻ con đang ríu rít”

(Hoa ngũ sắc) chào ông; đến thăm vườn An Hiên, ông ngạc nhiên vì đó “khơng chỉ là nơi ở, mà cịn là một cuốn tự truyện viết bằng nét chữ của cây cỏ” (Hoa trái quanh tơi) và lạ kì thay “mái nhà hơi

uốn cong ở các góc mái ln làm tơi nghĩ đến nụ cười nhếch miệng của vị chủ nhân vắng mặt, nụ

cười bình an ném vào khơng gian mênh mơng, quang đãng” (Mái nhà dưới bóng cây xanh); đặc biệt, khi lắng lòng lặng yên ngắm dịng sơng Hương xinh đẹp, ơng tha thiết, đắm say “sông Hương (…) ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi (…) như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dịng, rẽ ngoặt sang hướng Đông Tây để gặp lại thành phố lần cuối” (Ai đã đặt tên cho dịng sơng?). Đó chính là sự sáng tạo khơng ngừng của một nhà văn đầy trách nhiệm với cuộc đời và với bản thân mình.

Chất thơ, chất trữ tình, sự biến ảo mặt khác thể hiện ở việc tác giả khéo léo đan cài, lồng ghép

những truyền thuyết huyền bí, những ước mộng tuổi thơ của mình để trả lại cho những câu chuyện hiện thực vẻ hồn nhiên, sáng trong và lung linh sắc màu thần thoại của ngày xưa. Đó là câu chuyện cầu cơ Tiên vào đêm rằm tháng Giêng trong không gian “ánh trăng sáng ngời tiết Nguyên tiêu,

Trưng THPT chuyên Trn Đi Nghĩa Năm hc: 2018-2019 trong mùi trầm hương u mặc tỏa khắp khu vườn” (Ngọn núi ảo ảnh), là chuyện tiên thường ngồi đánh cờ để ngựa lang thang đi mất, hóa thành mây trắng để giải thích cho tên gọi Bạch Mã của

ngọn núi này hay cái thuyết “ba mươi năm một lần, biển xanh hóa thành ruộng dâu” rồi tất cả “tan

biến, chỉ cịn lại một bóng núi lau mờ”

(Ngọn núi ảo ảnh). Ảo ảnh là do sương khói, mây trời dày đặc hay là những huyền thoại lung linh,

bí ẩn của thần tiên, để làm cho lòng người bâng khuâng quá đỗi, chợt thấy nhẹ tênh trong cảm giác bồng bềnh, vơ thường. Hay đó cịn là câu chuyện về người cõi âm trong “Sử thi buồn”. Cảm hồi về sơng Hương với cội nguồn mang tên A Pàng, tác giả cho biết “trong tư duy huyền thoại của dân tộc Cà Tu, cõi âm (…) là một thế giới giống như cõi người tồn tại trong lịng đất” và hình ảnh người cõi âm “thấp nhỏ”, “trắng trẻo xinh đẹp” biến hóa khơn lường trong cuộc rượt đuổi bất tận

với con người cõi dương; là sự lí giải thú vị cho tên gọi của điện Hịn Chén, nó mang màu sắc kì ảo của cuộc gặp gỡ giữa người tiên và khách trần “chia tay nhau, chén rượu tiễn đưa chìm xuống đáy

sơng hóa thành một quả núi đẹp mn đời gọi là Hịn Chén” với những câu thơ hồi niệm, ảo mộng “Thiên thai, chốn đây hoa xuân chưa gặp bướm trần gian. Có một mùa đào dịng ngày tháng chưa tàn qua một lần…”

Ngơn ngữ trữ tình, giàu chất thơ là thế mạnh của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Ở bất cứ tác phẩm nào, chúng ta cũng bắt gặp ngòi bút miên man của ơng trong dịng chảy của ngôn từ mĩ lệ, tài hoa, nâng đỡ tâm hồn con người và khiến họ hóa thân, bay bổng, thăng hoa trong thế giới đầy màu sắc nhưng cũng trăn trở, bản lĩnh và trách nhiệm hơn trên chặng đường kiếm tìm và khát khao đạt đến tận cùng của cái Đẹp. “Bằng những con chữ có hồn, anh đã góp phần làm nổi rõ bản sắc của thiên

nhiên Huế và con người Huế. Hồng Phủ Ngọc Tường đã góp cho ký Việt một tiếng nói riêng của

một nhà văn rất Huế” [24].

Một phần của tài liệu Ngữ văn 12 AI đã đặt tên CHO DÒNG SÔNG (hoàng phủ ngọc tường) tư LIỆU và lời BÌNH (Trang 72 - 75)