5. Cấu trúc luận văn
3.3.1.2. Sự kết hợp hài hịa giữa ngơn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân
Viết về Huế, trước hết, ông muốn đem đến cho độc giả những thơng tin chính xác, cụ thể nhất.
Những sự kiện, câu chuyện của Huế trong chiến tranh cũng như trong thời bình qua ngịi bút ơng
ln có độ trung thực cao, đáng tin cậy. Lẽ dĩ nhiên ông sẽ sử dụng ngôn ngữ khoa học khi viết về lịch sử Huế, sông nước, rừng núi, cuộc chiến chống Mĩ của thanh niên Huế… Trong tác phẩm “Trung tâm thành Châu Hóa”, ơng đã sử dụng những từ ngữ khoa học, chuẩn xác để làm rõ lịch sử của Huế như thuật ngữ, truyền thống văn hóa nghệ thuật, hệ thống ngữ âm, ngữ sắc, khảo cổ học, lực lượng phòng vệ nội địa, thủ phủ, phản ứng giao thoa văn hóa, di căn ngoại lai… Hay trong bút ký “Ngọn núi ảo ảnh”, ông cũng cung cấp cho người đọc những kiến thức phong phú, có ích qua hệ thống ngơn ngữ khoa học: ý niệm, quy hoạch, quần sơn, khu lâm viên quốc gia, tâm linh, phế tích, trùng tu, hướng đạo sinh, hoa viên, siêu hình học…; những chú thích, tên gọi khoa học: công viên Đá Reo (Parc de la Pierre – qui Chante), Liên hội hướng đạo Đơng Dương, Bằng Rừng Gilwell, Bảo Bình (Verseau), Dã Mã (tên rừng của Võ Thành Minh), Hổ Sứt (Hoàng Đạo Thúy), Chồn Fennec (Tạ Quang Bửu)… Viết về những đề tài này đòi hỏi phải sử dụng ngơn ngữ khoa học nhưng bên cạnh đó, tác giả cũng khéo léo đan xen rất thích hợp với ngơn ngữ bình dân. Cái đúng lúc, đúng chỗ, hợp tình, hợp lí đó làm tăng giá trị cho các bài ký của ơng. Nó có cả sự khách quan lẫn chủ quan, cả lí trí lẫn tình cảm, tất cả vừa khéo, tròn trịa trong cảm quan nghệ thuật của ơng. Tìm hiểu về lịch sử
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019 đất Huế ở thời kì đầu tiên của văn hóa Phú Xn – thời kì thành Châu Hóa, tác giả gọi Huế bằng
những từ ngữ giản dị, mộc mạc, thân thuộc: bài thơ cuộc sống, nếp sinh hoạt, mô tê răng rứa, cái
trốc, cái bông, canh lõm, rau trai rau éo, cách ăn, cách mặc, mộc mạc dân dã… Trong “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?”, bên cạnh hệ thống ngôn ngữ khoa học, những từ ngữ Hán Việt trang trọng, xuất hiện không hiếm các từ ngữ bình dân, chất phác như tiếng gọi sâu thẳm trong tâm hồn Huế: phóng khống, man dại, bát ngát tiếng gà, linh hồn mô tê xưa cũ, tuổi dại, giọng hị dân gian, chung tình, cỏ lá xanh biếc, đục ngầu, đen cháy, đáy bùn…
Bên cạnh đó, ơng cịn sử dụng ngơn ngữ bình dân, ngơn ngữ địa phương của Huế. Dùng chính ngơn
ngữ mộc mạc, giản dị nơi mình sinh ra và lớn lên khiến Hoàng Phủ Ngọc Tường như thăng hoa hơn
đồng thời cũng đằm thắm hơn trong những trang ký về mảnh đất ruột thịt của mình. Đặc biệt, điều này được ông thể hiện rõ ràng trong mảng đề tài về văn hóa ẩm thực Huế. Ơng dày cơng sử dụng
nhiều thành ngữ chém to kho mặn; của ngon đem đãi người phàm; hết nước mắm ngon – hết con
mụ khéo; của một đồng, công một nén… và cả sự so sánh, ví von: cách ăn “đạt đạo”, ăn bằng mắt, món ăn của người nghèo, tâm hồn ăn uống, mùi hạp nhau, dân ăn mắm ruốc, cay toát mồ hơi, cay điếc tai, cay điếc óc…; từ ngữ dân dã, địa phương: mệ, nồi bung, nhiêu khê, cái trẹc, o bán cơm, gáo mù u, hon xào, cá thệ kho tiêu, cháo gạo hẻo rằn, dưa mắm nhà nghèo, cá lẹp – rau mưng (Mấy đặc trưng của “văn hóa ăn” vùng Huế)…
Sự kết hợp tài tình, nhuần nhuyễn của cả ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân đem đến những
giá trị riêng cho các tác phẩm ký của ông. Nét tài hoa của ông thể hiện khi sử dụng ngôn ngữ bác
học mà không khô khan, cứng nhắc cũng như khi kết hợp, đan xen với ngơn ngữ bình dân cũng
khơng cảm thấy sự q mùa, bình thường trong đó. Tất cả hài hòa, phù hợp tạo thành một giá trị thẩm mĩ đặc sắc.