Giọng yêu thương, trìu mến

Một phần của tài liệu Ngữ văn 12 AI đã đặt tên CHO DÒNG SÔNG (hoàng phủ ngọc tường) tư LIỆU và lời BÌNH (Trang 79 - 81)

5. Cấu trúc luận văn

3.3.2.2 Giọng yêu thương, trìu mến

Trước tiên, với lồi cỏ cây vơ tri vơ giác, ông đã dành tình cảm yêu thương, ngưỡng mộ, trân trọng cho chúng như với người thân, người tri kỷ. Thật vậy, với ông, mối quan hệ giữa người Huế với thiên nhiên là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ. Bên cạnh đó, tấm lịng nặng ân tình đấy vẫn ln lấp lánh trong những trang ký viết về người Huế.

Mỗi lần đến với rừng, trong ông luôn vẹn nguyên cảm giác được trở về với ngơi nhà quen thuộc,

ấm áp của mình. Vượt qua một chặng đường dài, ông bất ngờ gặp lại cây tùng ngự trị ở nơi cao

nhất của núi rừng. Tồn tại một mình. Vĩnh cửu. Dáng ngay thẳng của tùng từ trong bài thơ “Tùng”

và lí tưởng sống của Nguyễn Trãi từ lâu đã đưa đến cho mọi người cảm giác kính trọng. Vì lẽ đó, tận mắt chứng kiến thân cây cao vút, bất khuất trong mọi thời tiết khắc nghiệt, trường tồn qua bao biến động, tác giả “vẫn giữ một tình cảm kính trọng riêng về cái dáng đứng trên đầu núi (…) thân

rễ cổ xưa như nguồn cội (…) bao giờ cũng mơ hồ sương khói” (Đời rừng). Ơng khơng tiếc lời ngợi khen, tuyệt đối hóa những giá trị tinh thần cao đẹp và cũng đầy bí ẩn của nó: “cây tùng luôn luôn thuộc về thế giới nhân văn đẹp đẽ. Cây tùng biểu hiện trí tuệ và bản lĩnh, và là ước mơ giải phóng” (Đời rừng). Và cũng luôn say mê trước vẻ đẹp của rừng: “rừng già luôn luôn xuất hiện trong tôi như một thế giới đầy cảm hứng, lộng lẫy trong vẻ đẹp tổng hợp của tri thức và huyền thoại” (Đời rừng). Vì vậy mà giọng điệu ln chứa đựng niềm thành kính, trân trọng thiết tha “tôi thường chăm chú lắng nghe...” và cũng khơng kém phần u thương, trìu mến, gắn bó sâu nặng “sau này, tơi ra khỏi

rừng, nhưng rừng vẫn ở lại trong tôi và in cái dấu ấn sâu đậm của nó xuống mọi suy nghĩ, buồn vui của tôi đến suốt đời người” (Đời rừng).

Không chỉ yêu thương, kính trọng với những “bậc tiền bối lão làng” nơi rừng già mà ngay cả những loài hoa dại ven đường cũng được tác giả hết sức nâng niu, ngưỡng vọng. Hoa ngũ sắc với ơng có

những kỉ niệm rất đẹp “bông của chúng nở đầy ký ức, giống như nụ mơi chúm chím của những bầy

trẻ con đứng chào tôi bên đường” (Bông hoa ngũ sắc), vì vậy mà ơng khơng chấp nhận cái tên gọi mà mọi người vẫn gán cho nó một cách vô tâm – hoa cứt lợn, ông phản ứng mạnh mẽ “nó chẳng có gì là “cứt lợn” cả, rằng tơi đã hút mật ngọt của nó suốt thời thơ ấu; và gọi thế là “xúc phạm thiên nhiên” (Bơng hoa ngũ sắc)… Tình u của ơng rộng lớn đến nỗi trong trái tim u thương của mình ln đủ chỗ dành cho những loài hoa dại bé nhỏ. Với ông, tuổi thơ của mỗi con người luôn để lại dấu ấn sâu đậm, khó phai trong quãng đời về sau. Và thời thơ ấu của ơng cũng vậy. Nó được tô màu sặc sỡ, sinh động của hoa ngũ sắc và đem đến cho ơng tình cảm u mến lạ thường. Để sau này, nhớ về hoa, đi đâu ơng cũng dõi mắt tìm nó và khi chợt bắt gặp lồi hoa này ở nơi xứ lạ, ơng

Trưng THPT chuyên Trn Đi Nghĩa Năm hc: 2018-2019 vui mừng, ngạc nhiên, bồi hồi như gặp lại một cố nhân xưa cũ. Yêu thương đi liền với thái độ, tình

cảm ở cung bậc cao hơn là trân trọng, giữ gìn mãi mãi những nét đẹp đó.

Đặc biệt, giữa mn vàn danh lam thắng cảnh đẹp của Huế thì riêng dịng sơng Hương thơ mộng luôn đem đến cho tác giả những cung bậc cảm xúc yêu thương, tự hào. Và cũng không quá đáng khi nói rằng qua ký của ơng, ta như thấy được cội nguồn, truyền thống, giá trị văn hóa, nét đẹp ngàn đời của Huế được bồi đắp ở đây. Đó là cảm giác tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên, thú an

nhàn của cuộc đời khi gạt bỏ những vang động tất cả ngoài kia để lắng lịng lại giữa chiếc nơi xanh của dịng sơng “tơi đọc sách trong trạng thái vừa thích thú, vừa lơ đãng, miên man trong vẻ đẹp của dịng sơng đang đổi sắc khơng ngừng (…) Chính trong những giờ phút bồng bềnh giữa cõi thực

và cõi thơ ấy, tôi đã cảm nhận ra cái âm hưởng sâu thẳm của Huế trên mỗi trang truyện Kiều” (Ai đã đặt tên cho dịng sơng?). Đấy là niềm tự hào, xúc động khơn ngi “trong những dịng sơng đẹp ở các nước mà tơi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy

nhất” (Ai đã đặt tên cho dịng sơng?). Nhận định này là sự khám phá của cảm xúc, thoạt nghe tưởng như giọng điệu mang tính chất trung tính nhưng ngờ đâu nó ẩn chứa và hé mở bao tình u thương. Từ ngữ tương đối “hình như” dẫn ngay đến một từ tuyệt đối “chỉ” và kết thúc là cao trào “thuộc về một thành phố duy nhất”. Chẳng ai bắt bẻ và trách móc được ơng khi nó tuyệt vời thay là nỗi niềm đáng yêu của một người con nặng lòng với Huế. “Thuộc về một thành phố duy nhất” là điểm đặc biệt, ấn tượng của dịng sơng để ông mở ra bao điều diệu kỳ về nó “rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng (…) sơng Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa”, “nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố. Đấy là điệu Slow tình cảm dành riêng cho Huế”. Và đúc kết lại trong sự ngân vang bất tận của lời ca “sông Hương đã sống những thế kỷ quang vinh với nhiệm vụ lịch sử của nó”, “là dịng sơng của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc”, “nó tự cách biết hiến đời mình làm một chiến cơng, để rồi nó trở về với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước” (Ai đã đặt tên cho dịng sơng?). Đó cịn là tình yêu thương dành cho con người xứ Huế. Với bạn bè trong chiến tranh khi họ vượt qua được những thử thách của cuộc đời, ông xúc động chia sẻ “tơi sung sướng thấy Giao đã tìm thấy lại niềm tin giữa nhân dân, và chính tơi cũng tìm thấy niềm tin ở bạn bè” (Như con sông từ

nguồn ra biển); nghe kể về anh Hoàng – người anh hùng của đất Huế trong cuộc chiến tranh chống

Mĩ và tận mắt chứng kiến cuộc tìm kiếm ngơi mộ của anh, tác giả cảm hoài “cái chết đầy bi tráng

của anh Hoàng (…) vẫn mãi mãi chấn động tâm hồn tôi bằng sức mạnh quyết liệt của nó (…) con

người phải chiến đấu một mình, sống một mình và chết một mình, bằng tất cả nhân phẩm trước tổ

quốc” (Bản di chúc của cỏ lau)… Trở về với thời bình, ơng vẫn giữ mãi trong mình những tình cảm

đặc biệt với người Huế. Ơng u thích khu vườn An Hiên và ln tìm thấy ở đó sự thanh thản, bình n trong tâm hồn. Đặc biệt, với bà Lan Hữu – chủ vườn An Hiên, ơng lại càng kính mến, khâm phục

nhiều hơn “với bà Lan Hữu, vườn An Hiên không chỉ là nơi ở, mà còn là một cuốn tự truyện viết bằng

nét chữ của cây cỏ (…) bà chăm chút khu vườn với tất cả ý thức văn hóa (…) và đã nhận lại từ cây

cối những lời ngụ ngơn thầm lặng (…) lịng biết ơn đối với cây trái ở nơi bà mang một nét đôn hậu

thật là dân gian (…) Con người lịch sử và văn hóa tồn tại ở nơi bà hình như ln ln địi truyền hơi thở của mình qua các mạch gỗ của cây cối đến tận gốc rễ, để được cắm đời mình sâu bền trong đất” (Hoa trái quanh tơi); với người dân Huế trong quá trình đi gìn giữ nét đẹp của quê hương, ông hãnh diện và vui thích trước huyền thoại “vì u q con sơng xinh đẹp của quê hương, con người

Trưng THPT chuyên Trn Đi Nghĩa Năm hc: 2018-2019 ở hai bờ đã nấu nước trăm loài hoa đổ xuống lịng sơng, để làn nước thơm tho mãi mãi (…) gửi gắm vào đấy tất cả những ước vọng muốn đem cái Đẹp và tiếng Thơm để xây đắp văn hóa và lịch sử” (Ai đã đặt tên cho dịng sơng?).

Quá yêu thương, tự hào về thiên nhiên và con người Huế nên giọng điệu chủ đạo của ơng là tuyệt đối hóa vẻ đẹp của nó. Dấu chân ơng in đậm qua nhiều vùng đất nhưng có lẽ chẳng nơi nào đẹp và khơi gợi nhiều xúc cảm ở ơng như xứ Huế thân u. Ơng nhận xét về con người xứ Huế vừa khách quan lại vừa thấm đẫm giọng điệu chủ quan không che giấu: “người Huế lấy “cái tâm” làm gốc (…) cái tâm có sức chứa đựng tất cả (…) là tấm lịng tốt muốn đem tâm hồn mình làm q tặng” (Tính cách Huế); người Huế “cố gắng nâng cao vốn liếng dân tộc của mình lên chuẩn mực của cái Đẹp (…) rất sành ăn và kiên định trên lập trường ăn uống của mình” (Tính cách Huế). Và ơng đã thú

nhận trong niềm say mê của mình “xin lỗi, hình như tơi đã nói hơi nhiều về những gì tốt đẹp trong

tính cách Huế. Có lẽ vì tơi là người Huế (…) thích nói những điều tốt đẹp về xứ sở của mình” (Tính cách Huế).

Với Huế, ông luôn dâng trào những cảm xúc yêu thương: “qua những dâu bể cuộc đời tưởng là đủ

để quên đi tất cả, hóa ra tơi khơng qn nổi điều gì về trời đất ở Huế” (Khói và mây), “tơi nhận ra ở mỗi con người quanh tơi, trĩu nặng một nỗi lịng thương cây nhớ cội, và nét điềm tĩnh của mảnh đất mà họ đã cày cuốc và gieo hạt” (Hoa trái quanh tôi). Sâu thẳm và da diết trong cảm giác nhớ thương vì “Huế là nơi tôi sinh ra, lớn lên, đã tranh đấu và chiến đấu, đã yêu thương, đã sống một đời công dân và một cuộc đời riêng tư” (Đôi điều về văn hóa Huế). Hồng Phủ Ngọc Tường đã bộc bạch những nỗi niềm yêu thương, trìu mến

– một tình cảm sâu nặng của mình với mảnh đất đã chắt chiu những hoa thơm trái ngọt để nuôi

dưỡng cả thể xác và tâm hồn của ông. Tất cả những cảm xúc đó lúc sâu lắng, lúc trào dâng dữ dội nhưng tựu trung lại nó xuất phát từ trái tim gắn bó nặng ân tình của tác giả.

Một phần của tài liệu Ngữ văn 12 AI đã đặt tên CHO DÒNG SÔNG (hoàng phủ ngọc tường) tư LIỆU và lời BÌNH (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)